Cơ sở của việc kiến nghị các giải pháp bảo đảm xử lý vật chứng

Một phần của tài liệu Xử lý vật chứng trong luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 83)

3.1. Cơ sở, định hướng của bảo đảm xử lý vật chứng đúng quy

3.1.1. Cơ sở của việc kiến nghị các giải pháp bảo đảm xử lý vật chứng

chứng đúng quy định pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án hình sự

Căn cứ thực tiễn xứ lý vật chứng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự vẫn còn những hạn chế, vướng mắc như một số sai sót, vi phạm của các cơ quan, người có thẩm quyền trong việc xử lý vật chứng, nhàm lần giữa xử lý vật chứng và biện pháp tư pháp đã đặt ra yêu cầu phải có các giải pháp bảo đảm xữ lý vật chứng đúng quy định pháp luật trong quá trình giãi quyết vụ án hình sự.

Định hướng của cải cách tư pháp đã chỉ rõ cần phải nâng cao chất lượng các hoạt động tố tụng hình sự, phải hồn thiện các quy định của pháp luật, do đó quy định của pháp luật liên quan đến xử lý vật chứng cũng cần phải được hoàn thiện để khắc phục được hết những điểm bất cập trong quy định của pháp luật hiện hành. Hạn chế đến mức thấp nhất các sai sót trong việc xử lý vật chứng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.

Quy định của Hiến pháp, hệ thống các quy phạm pháp luật liên quan đến xử lý vật chứng đòi hỏi pháp luật về xử lý vật chứng phải bảo đảm hoạt động xử lý vật chứng tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu của công dân. Quyền sở hữu là một trong những quyền cơ bàn của công dân, được Hiến pháp, pháp luật nước ta ghi nhận và bảo hộ. Quá trình xử lý vật chứng vụ án hình sự liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến những tài sản được xác định là vật chứng và bị thu giữ đề phục vụ việc chứng minh vụ án hình sự. Do đó, pháp luật về xử lý

vật chứng phải có tính bao qt, mọi vật chứng trong thực tiên tô tụng đêu phải được pháp luật quy định chặt chẽ về các quy trình, hình thức xử lý. Đảm bảo quyết định xử lý vật chứng của cơ quan, người có thẩm quyền trong mọi trường hợp đều có đủ căn cứ để viện dẫn và đủ căn cứ đế đánh giá quyết định xử lý đó là đúng đắn hay sai sót. Tránh tình trạng một số trường hợp khơng có đủ cơ sở để đánh giá tính đúng sai của quyết định nên việc xử lý còn khác

nhau giữa các cấp tố tụng.

3.1.2. Định hướng của việc kiến nghị các giải pháp bảo đăm xử lý vật chứng đúng quy đinh pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án hĩnh sự

Các giải pháp kiến nghị bảo đảm xử lý vật chứng đúng quy định pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án hình sự phải đảm bảo đúng các nguyên tắc pháp luật, bảo đảm cho việc giải quyết vụ án khách quan. Xử lý vật chứng là một hoạt động tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong quá trình giãi quyết vụ án. Nâng cao hiệu quả, hiệu lực của hoạt động TTHS là một trong nhũng mục tiêu của chiến lược Cải cách tư pháp được được Đảng chỉ rõ trong Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị. Chất lượng hoạt động TTHS được đánh giá trên nhiều tiêu chí, trong đó có tiêu chí về chất lượng của hoạt động xử lý vật chứng. Hoạt động xử lý vật chứng được tiến hành nhanh chóng, kịp thời, đúng quy định của pháp luật sẽ nâng cao giá trị và hiệu lực thi hành các quyết định tố tụng, đây là một yếu tố nhằm bảo đảm và duy trì cơng lý, cơng bằng xã hội, bảo đảm quyền con người, quyền sở hữu hợp pháp tài sản được Hiến pháp ghi nhận và bào hộ.

Các giải pháp kiến nghị bảo đảm xử lý vật chứng đúng quy định pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án hình sự phải đảm bào tính khoa học, chặt chẽ. Trong hoạt động xử lý vật chứng nói riêng, để thực hiện chức năng của tư pháp hình sự đòi hởi mọi hành vi, quyết định tố tụng của cơ quan, người tiến hành tố tụng phải tuân thủ chặt chẽ quy định của pháp luật. Khi xử lý vật chúng trong vụ

án hình sự, người có thâm quyên phải căn cứ vào những quy định của pháp luật về thấm quyền xử lý, trình tự, thủ tục xử lý vật chứng và phải chịu trách nhiệm về quyết định xử lý vật chứng đó. Mọi quyết định xù lý vật chứng do chủ thể khơng có thẩm quyền thực hiện hoặc xử lý khơng đúng hình thức, trình tự, thủ tục do pháp luật quy định đều vi phạm nguyên tắc pháp chế và có thể bị khiếu nại, bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật.

Các giải pháp kiến nghị bảo đảm xữ lý vật chứng đúng quy định pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án hình sự phải đảm bảo quyền con người, quyền lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, cơ quan, tố chức có liên quan. Trên cơ sở mục tiêu “xây dựng nền tư pháp trong sạch, vừng mạnh, dân chủ, văn minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tố quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử có hiệu quà và hiệu lực cao” [9] đã được nêu ra trong Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp, nội dung của chính sách pháp luật TTHS đã được thể hiện rõ nét. Theo đó, phải xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và hoàn thiện tổ chức

bộ máy của các cơ quan tư pháp. Phải có những quy định mới về tổ chức, hoạt động của các cơ quan TTHS theo hướng họp lý, khoa học và hiện đại về cơ cấu tổ chức và điều kiện, phương tiện làm việc; tổ chức sắp xếp các cơ quan tư pháp cần xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thấm quyền của từng cơ quan

tránh chồng chéo mâu thuẫn, nhiệm vụ không tương thích với chức năng thấm quyền nhưng vẫn đảm bảo việc kiểm tra, giám sát lẫn nhau. Đồng thời phải hoàn thiện các thủ tục tố tụng tư pháp, bảo đảm tính đồng bộ, dân chủ, cơng

khai, minh bạch, tôn trọng và bảo vệ quyền con người.

Các giải pháp kiến nghị bảo đảm xử lý vật chứng đúng quy định pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án hình sự phải đảm bảo thuận tiện, tiết kiệm, hiệu quả. Các quy định của pháp luật về xử lý vật chứng đảm bảo tính

hợp lý, hợp pháp, tính logic, cụ thê các hình thức xử lý rõ ràng, tránh sự lúng túng khi áp dụng, hoặc áp dụng một cách máy móc gây khó khăn cho những chủ thể liên quan hoặc lợi dụng quy định chưa rõ ràng của pháp luật để trục lợi của những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Các giải pháp kiến nghị bảo đảm xử lý vật chứng đúng quy định pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án hình sự phài đảm bảo ổn định xã hội, phát triển kinh tế. Trong hoạt động xử lý vật chứng yêu cầu tôn trọng và bảo vệ quyền sờ hữu của công dân. Quyền sở hữu là một trong những quyền cơ bản của công dân, được Hiến pháp, pháp luật nước ta ghi nhận và bảo hộ. Quá trình xử lý vật chứng vụ án hình sự liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến những tài sản được xác định là vật chứng và bị thu giữ đế phục vụ việc chứng minh vụ án hình sự. Thực tế, có những trường hợp, vật chứng là các tài sản có giá trị lớn, việc tạm giữ vật chứng quá lâu, cũng như việc xử lý vật chứng khơng đúng trình tự, thủ tục, cách thức do pháp luật quy định rất dễ gây ra những thiệt hại cho cá nhân, cơ quan, tổ chức là chù sờ hữu hoặc người quản lý hợp pháp. Hoặc đối với vật chứng là tài sản có thời hạn sử dụng, thời gian lưu hành ngắn, mau hỏng ... mà chủ thề có thẩm quyền xử lý khơng xử lý sớm, dẫn đến tài sản đó hư hại, hỏng hóc, giảm hoặc mất giá trị sử dụng cũng gây ra những thiệt hại cho người tham gia tố tụng. Địi hỏi các cơ quan, người có thẩm quyền phải tiến hành rà sốt chặt chẽ những vật chứng được thu giữ để xử lý kịp thời, nhanh chóng ra quyết định xử lý đế bảo vệ quyền lợi cho người tham gia tố tụng và cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan. Người có thẩm quyền xử lý vật chứng cần tuyệt đối tuân thủ pháp luật trong khi xử lý vật chứng, nêu cao ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, coi tài sản của dân cũng là tài sàn của mình, tránh tình trạng thờ ơ, bị mặc, ảnh hưởng lợi ích của người dân. Những vật chứng có giá trị lớn hoặc liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh nếu khơng thuộc trường họp có thế bị tịch thu sung quỳ, thì

trả lại cho họ sau khi đã lây đủ thông tin của vật chứng đê phục vụ cho việc chứng minh, tránh gây lãng phí, thiệt hại cũng như ảnh hưởng tiêu cực đến

sản xuất, kinh doanh.

3.2. Một số giải pháp bảo đảm xử lý vật chứng đúng quy định pháp luật trong quá trình giẳi quyết vụ án hình sự luật trong quá trình giẳi quyết vụ án hình sự

3.2.1. Hồn thiện các quy định của pháp luật về xử lý vật chứng

Để nâng cao hiệu quả xử lý vật chứng trong TTHS Việt Nam, việc hoàn thiện các quy định của BLTTHS về xử lý vật chứng là giải pháp quan trọng hàng đầu. Những sai sót, khó khăn, vướng mắc trong việc xử lý vật chứng cùa các cơ quan tố tụng hầu hết đều bắt nguồn từ việc quy định của pháp luật còn chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn giải quyết vụ án.

3.2.1.1. Hoàn thiện quy định về vật chứng và xử lý vật chứng theo hướng đồng bộ, tương thích, rõ ràng, chặt chẽ

Vật chứng được quy định tại Điều 89 BLTTHS năm 2015, gồm: công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm hoặc có ý nghĩa

trong việc giải quyết vụ án. Tuy nhiên, tại khoản 2, 3 Điều 106 BLTTHS năm 2015 chỉ quy định trực tiếp việc xử lý vật chứng đối với vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, đối với các loại vật chứng khác là vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án không được Điều 106 BLTTHS năm 2015 quy định trực tiếp. Mặt khác, BLTTHS năm 2015 lại quy định về xử lý vật chứng đối với một số loại vật chứng khác không thống nhất hoặc không biết được sắp xếp vào loại nào theo các loại vật chứng đã được quy định tại Điều 89 BLTTHS năm 2015 như: vật cấm tàng trữ, lưu hành, vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có, vật chứng khơng có giá trị hoặc không sử dụng được, vật chứng mau hỏng hoặc khó bảo quản, vật chúng là động vật hoang dã và thực vật ngoại lai.

Dần đến thực trạng trong một số vụ án các cơ quan tiến hành tố tụng lúng túng vì có những vật chứng khơng biết căn cứ vào điều khoản nào để quyết định xử lý vật chứng, hoặc có những vật chứng có thể được xử lý theo nhiều hình thức khác nhau vì chúng vừa thỏa mãn quy định tại điểm này lại vừa thỏa mãn quy định tại điểm khác.

Đe đảm bảo sự rõ ràng và đầy đủ các loại vật chứng, quy định về vật chứng tại Điều 89 BLTTHS năm 2015 nên được quy định lại như sau: “Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội; vật mang dấu vết của tội phạm; vật là đối tượng của tội phạm và những vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội”. Trên cơ sở đó, khi quy định về xử lý vật chứng, trước tiên, phải quy định các hình thức xử lý có thể được áp dụng đối với đầy đủ các loại vật chứng đã nêu trong quy định về vật chứng. Cụ thế: Vật chứng là vật được dùng làm cơng cụ, phương tiện phạm tội thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước nhà nước; tịch thu tiêu hủy hoặc trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp. Vật chứng là vật mang dấu vết của tội phạm thì bị tịch thu tiêu hủy hoặc trả lại cho cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp. Vật chứng là đối tượng của tội phạm thì trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp; tịch thu tiêu hủy; tịch thu nộp ngân sách nhà nước hoặc giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành có thấm quyền xử lý. Vật chứng là vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội thì tịch thu nộp ngân sách nhà nước; trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc tịch thu tiêu hủy.

Tiếp theo, quy định về xử lý vật chứng phải thởa mãn yêu cầu nếu một loại vật chứng có thể xử lý được theo nhiều hình thức phải quy định rõ các điều kiện kèm theo đế đàm bảo một vật chứng trong một tình huống cụ thể chỉ có thể áp dụng một hình thức xử lý. Như đã phân tích nêu trên, các loại vật chứng đều có thể áp dụng được nhiều hơn 01 cách thức xử lý, do đó đều cần được quy định rõ các điều kiện kèm theo khi áp dụng. Cụ thể:

Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội thuộc sở hữu của người phạm tội thì tịch thu nộp ngân sách nhà nước nếu có giá trị, tịch thu tiêu hủy nếu khơng có giá trị; thuộc sở hữu của người khác nếu người này khơng có lỗi trong việc quản lý thì trả lại, nếu có lồi thì tịch thu nộp ngân sách nhà nước.

Vật chứng là đối tượng của tội phạm nếu là tài sản thông thường bị người phạm tội chiếm đoạt thì trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, nếu là vật cấm lưu hành thì giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền xử lý đối với một số vật chứng đặc biệt, tịch thu nộp ngân sách nhà nước đối với những tài sản có giá trị, tịch thu tiêu húy đối với những vật khơng có giá trị.

Vật chứng là vật mang dấu vết tội phạm nếu khơng có giá trị thì tịch thu tiêu hủy, nếu có giá trị thì trả lại cho chủ sở hữu hoặc tịch thu sung công nếu không xác định được chủ sở hữu.

Vật chứng là vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội nếu do phạm tội mà có thì tịch thu, nộp ngân sách nhà nước, nếu khơng do phạm tội mà có thì trả lại cho chủ sở hữu [20].

3.2.1.2. Hoàn thiện quy định về các hình thức xử lý vật chứng đảm bảo chặt chẽ về mặt cẩu trúc và cụ thê đoi với từng hình thức xử lý

Quy định về các hình thức xử lý vật chứng tại Điều 106 BLTTHS năm 2015 có những hạn chế như sau:

Tên điều luật là xử lý vật chứng nhưng lại quy định cả về việc xử lý tài sản không phải là vật chửng. Tại điểm a, khoản 3 Điều 106 BLTTHS năm 2015 quy định trả lại ngay tài sản đã thu giữ, tạm giữ nhưng không phải là vậy chứng cho chủ sở hữu hoặc người quàn lý hợp pháp tài sản đó. Trong q trình giải quyết vụ án, có những tài sản đã được thu giữ, tạm giữ nhung quá trình điều tra xác định những tài sản này không phải là vật chứng của vụ án sẽ đặt ra yêu cầu phải có căn cứ để xử lý đối với những tài sản này. Do đó, việc

quy định phải trả lại ngay tài sản đã thu giữ, tạm giữ nhưng không phải là vậy chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản đó là họp lý. Tuy nhiên, việc đặt quy định này tại Điều luật quy định về xử lý vật chứng là chưa thực sự phù họp.

Tại khoản 2 quy định về các hình thức xử lý vật chứng nhưng chỉ nêu

Một phần của tài liệu Xử lý vật chứng trong luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 83)