Hoàn thiện các quy định của pháp luật về xử lý vật chứng

Một phần của tài liệu Xử lý vật chứng trong luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 87)

3.2. Một số giải pháp bảo đảm xử lý vật chứng đúng quy định

3.2.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về xử lý vật chứng

Để nâng cao hiệu quả xử lý vật chứng trong TTHS Việt Nam, việc hoàn thiện các quy định của BLTTHS về xử lý vật chứng là giải pháp quan trọng hàng đầu. Những sai sót, khó khăn, vướng mắc trong việc xử lý vật chứng cùa các cơ quan tố tụng hầu hết đều bắt nguồn từ việc quy định của pháp luật còn chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn giải quyết vụ án.

3.2.1.1. Hoàn thiện quy định về vật chứng và xử lý vật chứng theo hướng đồng bộ, tương thích, rõ ràng, chặt chẽ

Vật chứng được quy định tại Điều 89 BLTTHS năm 2015, gồm: công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm hoặc có ý nghĩa

trong việc giải quyết vụ án. Tuy nhiên, tại khoản 2, 3 Điều 106 BLTTHS năm 2015 chỉ quy định trực tiếp việc xử lý vật chứng đối với vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, đối với các loại vật chứng khác là vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án không được Điều 106 BLTTHS năm 2015 quy định trực tiếp. Mặt khác, BLTTHS năm 2015 lại quy định về xử lý vật chứng đối với một số loại vật chứng khác không thống nhất hoặc không biết được sắp xếp vào loại nào theo các loại vật chứng đã được quy định tại Điều 89 BLTTHS năm 2015 như: vật cấm tàng trữ, lưu hành, vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có, vật chứng khơng có giá trị hoặc không sử dụng được, vật chứng mau hỏng hoặc khó bảo quản, vật chúng là động vật hoang dã và thực vật ngoại lai.

Dần đến thực trạng trong một số vụ án các cơ quan tiến hành tố tụng lúng túng vì có những vật chứng khơng biết căn cứ vào điều khoản nào để quyết định xử lý vật chứng, hoặc có những vật chứng có thể được xử lý theo nhiều hình thức khác nhau vì chúng vừa thỏa mãn quy định tại điểm này lại vừa thỏa mãn quy định tại điểm khác.

Đe đảm bảo sự rõ ràng và đầy đủ các loại vật chứng, quy định về vật chứng tại Điều 89 BLTTHS năm 2015 nên được quy định lại như sau: “Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội; vật mang dấu vết của tội phạm; vật là đối tượng của tội phạm và những vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội”. Trên cơ sở đó, khi quy định về xử lý vật chứng, trước tiên, phải quy định các hình thức xử lý có thể được áp dụng đối với đầy đủ các loại vật chứng đã nêu trong quy định về vật chứng. Cụ thế: Vật chứng là vật được dùng làm cơng cụ, phương tiện phạm tội thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước nhà nước; tịch thu tiêu hủy hoặc trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp. Vật chứng là vật mang dấu vết của tội phạm thì bị tịch thu tiêu hủy hoặc trả lại cho cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp. Vật chứng là đối tượng của tội phạm thì trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp; tịch thu tiêu hủy; tịch thu nộp ngân sách nhà nước hoặc giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành có thấm quyền xử lý. Vật chứng là vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội thì tịch thu nộp ngân sách nhà nước; trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc tịch thu tiêu hủy.

Tiếp theo, quy định về xử lý vật chứng phải thởa mãn yêu cầu nếu một loại vật chứng có thể xử lý được theo nhiều hình thức phải quy định rõ các điều kiện kèm theo đế đàm bảo một vật chứng trong một tình huống cụ thể chỉ có thể áp dụng một hình thức xử lý. Như đã phân tích nêu trên, các loại vật chứng đều có thể áp dụng được nhiều hơn 01 cách thức xử lý, do đó đều cần được quy định rõ các điều kiện kèm theo khi áp dụng. Cụ thể:

Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội thuộc sở hữu của người phạm tội thì tịch thu nộp ngân sách nhà nước nếu có giá trị, tịch thu tiêu hủy nếu khơng có giá trị; thuộc sở hữu của người khác nếu người này khơng có lỗi trong việc quản lý thì trả lại, nếu có lồi thì tịch thu nộp ngân sách nhà nước.

Vật chứng là đối tượng của tội phạm nếu là tài sản thông thường bị người phạm tội chiếm đoạt thì trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, nếu là vật cấm lưu hành thì giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền xử lý đối với một số vật chứng đặc biệt, tịch thu nộp ngân sách nhà nước đối với những tài sản có giá trị, tịch thu tiêu húy đối với những vật khơng có giá trị.

Vật chứng là vật mang dấu vết tội phạm nếu khơng có giá trị thì tịch thu tiêu hủy, nếu có giá trị thì trả lại cho chủ sở hữu hoặc tịch thu sung công nếu không xác định được chủ sở hữu.

Vật chứng là vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội nếu do phạm tội mà có thì tịch thu, nộp ngân sách nhà nước, nếu khơng do phạm tội mà có thì trả lại cho chủ sở hữu [20].

3.2.1.2. Hoàn thiện quy định về các hình thức xử lý vật chứng đảm bảo chặt chẽ về mặt cẩu trúc và cụ thê đoi với từng hình thức xử lý

Quy định về các hình thức xử lý vật chứng tại Điều 106 BLTTHS năm 2015 có những hạn chế như sau:

Tên điều luật là xử lý vật chứng nhưng lại quy định cả về việc xử lý tài sản không phải là vật chửng. Tại điểm a, khoản 3 Điều 106 BLTTHS năm 2015 quy định trả lại ngay tài sản đã thu giữ, tạm giữ nhưng không phải là vậy chứng cho chủ sở hữu hoặc người quàn lý hợp pháp tài sản đó. Trong q trình giải quyết vụ án, có những tài sản đã được thu giữ, tạm giữ nhung quá trình điều tra xác định những tài sản này không phải là vật chứng của vụ án sẽ đặt ra yêu cầu phải có căn cứ để xử lý đối với những tài sản này. Do đó, việc

quy định phải trả lại ngay tài sản đã thu giữ, tạm giữ nhưng không phải là vậy chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản đó là họp lý. Tuy nhiên, việc đặt quy định này tại Điều luật quy định về xử lý vật chứng là chưa thực sự phù họp.

Tại khoản 2 quy định về các hình thức xử lý vật chứng nhưng chỉ nêu ra 02 hình thức là: tịch thu, nộp ngân sách nhà nước và tịch thu sung công. Các hình thức: trả lại vật chứng, giao cho cơ quan quàn lý chuyên ngành có thẩm quyền xử lý, bán vật chứng lại được quy định tại khoản 3, không đảm bảo sự chặt chẽ về mặt cấu trúc. Ngoài ra, cùng với bán vật chứng, trên thực tế cịn có 01 hình thức xử lý tạm thời đối với vật chứng là tạm giao vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tiếp tục khai thác, sử dụng, nếu xét thấy những tài sản đó có khả năng sinh lời đối với các vật chứng là kho tàng, nhà xưởng, khách sạn, nhà, đất cũng như các phương tiện sản xuất kinh doanh đã được quy định tại Thông tư liên tịch số 06/1998 nhưng chưa được Điều luật quy định. Điều 105 BLDS năm 2015 thì tài sản là: vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản nên việc điểm b khoản 2 Điều 106 BLTTHS năm 2015 quy định “vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có ...” là một quy định vừa trùng lặp vừa mâu thuẫn, không đảm bảo logic.

Quy định vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm tàng trừ, lưu hành thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy nhung không quy định trường hợp nào thì bị tịch thu nộp ngân sách nhà nước, trường hợp nào thì bị tịch thu tiêu hủy. Đồng thời, việc xác định công cụ, phương tiện phạm tội cũng chưa có hướng dẫn cụ thể dần đến các cấp tố tụng quan điểm không giống nhau đối với vật chứng thuộc loại này. Cùng là xe máy dùng để đi đánh bạc cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm xác định đó là phương tiện dùng vào việc phạm tội, cấp giám đốc thấm lại cho rằng đó khơng phải phương tiện phạm tội. Nhà cửa, cơng trình cùa người phạm tội sử dụng đề tổ chức đánh

bạc, hoạt động mại dâm ... có phải là cơng cụ, phưcmg tiện phạm tội và có thê bị tịch thu nộp ngân sách nhà nước hay khơng. Quy định việc xử lý đối vói vật cấm tàng trữ, lưu hành nhưng lại không quy định thế nào là vật cấm tàng trữ, lưu hành. Quy định vật chứng thuộc loại mau hỏng, khó bảo quản có thì có thể được bán theo quy định của pháp luật nhưng không quy định thế nào là vật mau hỏng, khó bảo quàn cũng khơng có hướng dần bán theo quy định của pháp luật là bán theo hình thức nào và khơng quy định việc giải quyết số tiền bán đấu giá như thế nào. Quy định vật chứng khơng có giá trị hoặc khơng sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu húy nhưng chưa cỏ quy định hướng dẫn thế nào là vật chứng khơng có giá trị hoặc khơng sử dụng được. Quy định vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu nộp ngân sách nhà nước nhưng khơng có quy định hướng dẫn xác định tiền bạc hoặc tài sản

do phạm tội mà có như thế nào.

Những điểm không rõ ràng nêu trên khiến cho việc xử lý vật chứng gặp nhiều khó khăn, cũng là nguyên nhân dẫn đến cùng vật chứng có những tính chất như nhau nhưng các cơ quan tiến hành tố tụng xử lý không giống nhau, số lượng vi phạm, sai sót liên quan liên quan đến xử lý vật chứng còn nhiều.

Cần sửa đổi cấu trúc của khoản 2, khoản 3 Điều 106 BLTTHS năm 2015 để đảm bảo chặt chẽ về mặt cấu trúc theo hưóng như sau:

2.Vật chứng được xử lý như sau: a) Tịch thu, nộp ngân sách nhà nước; b) Tịch thu, tiêu hủy; c) Trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý họp pháp; d) Giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền xử lý; đ) Bán theo quy định của pháp luật; e) Tạm giao cho chủ sở hữu, người quản lý họp pháp tiếp tục khai thác, sử dụng. Đối với những vật chứng được Bán theo quy định của pháp luật hoặc tạm giao cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp tiếp tục khai thác, sử dụng thì quá trình giải quyết vụ án các cơ quan tiến hành tố tụng căn cứ theo kết

quả điêu tra, xác minh đê quyêt định xử lý triệt đê băng hình thức: tịch thu, nộp ngân sách nhà nước; tịch thu, tiêu hủy hoặc trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp.

Sau đó, cần xây dựng một thơng tư hướng dẫn cụ thể, chi tiết đối với từng hình thức xử lý vật chứng về trình tự, thủ tục và điều kiện áp dụng. Nội dung của Thông tư này cần hướng dẫn xác định vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội trong những trường hợp cụ thể thường gặp như xe máy dùng để đi đánh bạc, ngôi nhà sử dụng để hoạt động mại dâm có phải là cơng cụ, phương tiện phạm tội hay không, với những tài sản này nếu xác định là công cụ, phương tiện phạm tội và thuộc sở hữu của người phạm tội có được tịch thu nộp ngân sách nhà nước hay không.

Thông tư cũng cần hướng dẫn rõ về vật cấm tàng trữ, lưu hành bao gồm các vật mà hành vi tàng trừ, lưu hành các vật ấy là tội phạm hay vật cấm tàng trữ, lưu hành là các loại hàng hóa mà Nhà nước cấm kinh doanh theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện

(được hơ sung theo Nghị định sổ 43/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủỴ Tác giả đồng tình với quan điểm xác định vật cấm tàng trữ, lưu hành

bao gồm các vật mà hành vi tàng trữ, lưu hành các vật ấy là tội phạm. Theo đó, vật cấm tàng trữ, lưu hành gồm có: thơng tin, tài liệu, vật phấm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 117); con người, mô hoặc bộ phận cơ thể người (Điều 150,151, 155); hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí q, đá q bn bán trái phép qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại (Điều 188, 189); hàng cấm (Điều 190, 191); hàng giả (Điều 192-195); tem giả, vé giả (Điều 202); hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước (Điều 203); tiền giả, công cụ chuyền

nhượng giả hoặc giây tờ có giá giả (Điêu 207, 208); động vật hoang dã (Điêu 234); chất thải nguy hại (Điều 236); động vật nguy cấp, quý, hiếm (Điều 244); loài ngoại lai xâm hại (Điều 246); chất ma túy, tiền chất dùng vào việc sản xuất chất ma túy, phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 247-259); vũ khí quân dụng, phương tiện kỳ thuật quân sự (Điều 304); vật liệu nổ (Điều 305); ...

Hướng dẫn rõ thế nào là vật mau hỏng, khó bảo quản, các hình thức có thể được áp dụng để bán vật chứng mau hỏng, khó bảo quản và hướng dẫn thủ tục để xử lý số tiền thu được sau khi bán. Thơng tư số 173/2013/TT-BTC ngày 20/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số nội dung về quản lý, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính có quy định rõ về hàng hố, vật phẩm dễ bị hư hỏng bao gồm: Thực phẩm tươi sống, dễ bị ơi thiu, khó bão quản; hàng hóa dễ cháy, nổ (xăng, dầu, khí hóa lỏng và các chất dễ cháy, nổ khác); thuốc chữa bệnh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật mà hạn sử dụng còn dưới 60 ngày theo hạn ghi trên bao bì, nhãn hàng; thực phẩm đã qua chế biến và các loại hàng hóa khác mà hạn sử dụng cịn dưới 30 ngày theo hạn ghi trên bao bì, nhãn hàng; hàng hóa có tính chất thời vụ (hàng tiêu dùng theo mùa, phục vụ

lễ, tết), hàng điện tử cao cấp (các loại máy tính bảng, điện thoại thơng minh) và các loại hàng hố, vật phẩm khác nếu khơng xử lý ngay sau khi có quyết định tạm giữ hoặc quyết định tịch thu sẽ bị hư hỏng, không bán được hoặc hết thời hạn sử dụng [4, Điều 2]. Đồng thời, thơng tư này cũng quy định có thể bán trực tiếp tang vật vi phạm hành chính là hàng hố, vật phẩm dễ bị hư hỏng mà khơng cần thơng qua hình thức bán đấu giá. Đối với vật chứng trong vụ án hình sự cũng cần được quy định cụ thể, chi tiết như vậy để áp dụng thống nhất. Hướng dẫn cụ thể các tiêu chí để xác định vật chứng khơng có giá trị hoặc không sử dụng được.

Hướng dẫn rõ việc xác định vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có dựa trên nhũng căn cứ nào. Tiền bạc, tài sản do phạm tội mà có là vật, tiền bạc là đối tượng của tội phạm như tội buôn lậu, tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới ... hoặc là vật, tiền bạc do mua bán, trao đổi nhũng thứ ấy mà có. Tiền bạc, tài sản do phạm tội mà có cũng có thể là tiền bạc, tài sản được sinh lời từ việc sử dụng tài sản, tiền, bạc vào việc phạm tội hay tài sản, tiền bạc chiếm đoạt được của người khác. Ví dụ: trộm cắp tiền của người khác, sau đó gửi Ngân hàng, số lãi từ khoản tiền gửi này được coi

Một phần của tài liệu Xử lý vật chứng trong luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 87)