Bảng xếp loại học tập theo các mức

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng hệ thống bài tập và hướng dẫn hoạt động giải bài tập chương Cảm ứng điện từ – Vật lý 11 nhằm bồi dưỡng học sinh giỏi Vật lý ở Trung học phổ thông chuyên (Trang 68 - 71)

Xếp loại Điểm Giỏi 9 - 10 Khá 7 - 8 Trung bình 5 - 6 Yếu 3 - 4 Kém 0

3.1.2.4. Thời gian tiến hành thực nghiệm

Đầu học kì 1 năm học 2013-2014. Lý do chọn thời gian thực nghiệm sư phạm này là vì trên lớp chính các em học sinh lớp chuyên lý vừa mới học xong phần lý thuyết . Các em đã đạt được những yêu cầu cơ bản của mục tiêu chương theo yêu cầu của chương Cảm ứng điện từ - Vật lý 11 và mở rộng kiến thức theo kế hoạch giảng dạy chung của trường THPT chuyên KHTN, chưa có sự ơn tập riêng cho học sinh giỏi và các em học sinh chưa tự ôn tập được nhiều để từ đó kết quả thực nghiệm có độ chính xác cao hơn.

3.2. Tiến hành thực nghiệm sư phạm

Khảo sát, học lực và đặc điểm của học sinh giỏi ở hai lớp thực nghiệm và đối chứng là tương đương nhau trước khi tiến hành TNSP

Tiến hành dạy ở lớp thực nghiệm trong thời gian 12 tiết, 3 tuần.Trong đó 2 tiết đầu hướng dẫn bai bài tập định tính 1.1 và 1.2 và cho các em tự làm bài 3, giao những bài tập còn lại yêu cầu các em về nhà làm, hai tiết sau hướng dẫn cho các em làm hai bài tập định lượng như cách đã đề ra, sau đó giao nhiệm vụ về nhà các bài còn lại. Bốn tiết tuần tiếp theo sẽ hướng dẫn giải đáp một số bài mà các em yêu cầu. Tuần cuối 2 đầu giải đáp thắc mắc và thảo luận về phương pháp giải của hệ thống bài tập, 2 tiết sau làm bài kiểm tra.

3.3. Kết quả và xử lý kết quả

3.3.1. Phân tích định tính diễn biến các giờ học trong quá trình TNSP

Trong quá trình thực hiện thực nghiệm việc hướng dẫn và sử dụng hệ thống bài tập chương cảm ứng điện từ, qua quan sát và trao đổi chúng tôi nhận thấy những điểm chính như sau:

Khi hướng dẫn học sinh làm hai bài định tính sau khi giao bài tập 1 đa số các em đã nhanh chóng nhận ra nam châm và cuộn dây sẽ hút nhau, nhưng các em thấy rất khó trình bày lập luận. Nhưng sau khi được hướng dẫn bài 1và được định hướng làm bài 2 thì rất nhiều em đã phát hiện và trình bày đúng lập luận ở bài 2 và đến những giờ trao đổi giải đáp thì chỉ có vài ba em chọn sai đáp án bài 9. Khi làm bài kiểm tra ở lớp thực nghiệm đa số các em đã lập luận chặt chẽ câu 1.

Khi hướng dẫn phần bài tập định lượng các em rất hào hứng khi phát hiện bài tập 2 là tổng hợp của bài tập 1 và bài 2.1 và do vậy rất tích cực và chủ động khi làm bài tập này. Dẫn đến kết quả là ở bài kiểm tra các em đã làm các bài tốn có mức độ khó, tổng hợp đã tốt lên nhiều.

Nhìn chung, các mục tiêu đặt ra trong quá trình bồi dưỡng với các kết quả sau khi bồi dưỡng đều đã thực hiện được, cụ thể:

- Khơng khí học tập của học sinh sơi nổi, các em tích cực chủ động tham gia xây dựng bài cũng như mạnh dạn nêu ý kiến của mình để cùng nhau thảo luận trao đổi trong mỗi giờ học, đặc biệt là giờ giải đáp thảo luận.

- Khả năng vận dụng lý thuyết vào việc giải bài tập được nâng cao rõ rệt. Nắm vững được nhiều phương pháp giải và vận dụng một cách hiệu quả trong mỗi bài toán.

- Tư duy vật lý, tư duy lí luận của học sinh được phát triển thể hiện ở việc các em đã giải quyết được nhiều bài tập dành cho học sinh khá giỏi một cách nhanh chóng và chính xác.

- Kỹ năng quan sát, phân tích, của học sinh đối với các hiện tượng vật lí được nâng cao, từ đó có thể mở rộng bài tốn và vận dụng kiến thức vào các vấn đề mới, thể hiện nhiều em đã làm tốt cả câu 3 trong bài kiểm tra, câu này mới lạ hơn các bài tập trong hệ thống bài tập cho về nhà .

3.3.2. Phân tích bài kiểm tra

Để có căn cứ đánh giá chúng tơi đã soạn thảo và tổ chức cho học sinh làm bài kiểm tra viết, với thời gian 90 phút sau khi kết thúc quá trình hướng dẫn và cho học sinh làm hệ thống bài tập " Chương cảm ứng điện từ". Nội dung bài kiểm tra bao gồm 4 bài tập trong chương, 1 bài định tính và 3 bài đinh lượng, các bài định lượng cũng là các bài tập tổng hợp, khó liên quan đến cơ , điện và cảm ứng điện từ và đòi hỏi học sinh phải vận dụng những kỹ năng được rèn luyện trước đó để giải. Kết quả bài kiểm tra là căn cứ đánh giá năng lực giải quyết vấn đề, tư duy logic, phân tích , tổng hợp khả năng giải được các bài tập khó đã được rèn luyện của học sinh (Đề và đáp án bài kiểm tra được trình bày ở phụ lục 1).

Sau khi tổ chức cho học sinh làm bài kiểm tra, chúng tối tiến hành chấm bài và xử lí kết quả thu được từ bài kiểm tra theo phương pháp thống kê tốn học: tính các tham số đặc trưng

x, S2, S, V, vẽ đồ thị phân bố tần suất và tần suất luỹ tích hội

tụ lùi. + Trung bình cộng x : i n i i x f N x 1 . 1    

+ Với xi là điểm số, fi là tần số, N là tổng số học sinh của lớp.

+ Phương sai S2 và độ lệch chuẩn S là các tham số đo mức độ phân tán của các

số liệu quanh giá trị trung bình cộng. S càng nhỏ chứng tỏ số liệu càng ít phân tán. 2 1 2 ) ( 1 1      f x x N S i n i i , 2 S S

+ Hệ số biến thiên V (chỉ mức độ phân tán của các giá trị xi xung quanh giá

trị trung bình cộng x ): .100%

x S V 

+ Tần suất wi và tần suất tích lũy hội tụ lùi 

i i w Tần suất: .100% N f wii

+ Tần suất tích lũy hội tụ lùi: w = 

i i

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng hệ thống bài tập và hướng dẫn hoạt động giải bài tập chương Cảm ứng điện từ – Vật lý 11 nhằm bồi dưỡng học sinh giỏi Vật lý ở Trung học phổ thông chuyên (Trang 68 - 71)