II, Văn hoá vật thể Nhà cửa
PHONG TỤC TẬP QUÁN.
Theo phong tục Giáy, trong các gia đình vị thế nổi bật là người chồng, người cha. Con cái lấy họ theo cha
Cưới xin:
Gồm nhiều nghi lễ: dạm hỏi, thả mối, ăn hỏi, cưới và lại mặt. Trong lễ ăn hỏi nhà trai đưa cho nhà gái một vòng cổ và một vòng tay để "đánh dấu". Trong lễ cưới ngoài chi phí cho ăn uống, nhà trai còn phải mang cho nhà gái một số thực phẩm và tiền để làm quà tặng họ hàng gần; mỗi người một con gà, một con vịt và một đồng bạc trắng. ở người Giáy cũng có tục kéo vợ như
Sinh đẻ:
Khi có thai phụ nữ phải kiêng nhiều thứ: không đun củi từ ngọn lên gốc (sợ đẻ ngược), không đến đám tang hay nơi thờ cúng (sợ mất vía). Gần đến ngày đẻ, họ phải cúng mụ. Trẻ đầy tháng cúng báo tổ tiên, đặt tên và lập lá số cho trẻ để sau này đem so tuổi khi lấy vợ.
Ma chay:
Người Giáy cho rằng Người Giáy quan niệm thế giới có 3 tầng:tầng trên trời,tầng con người đang sống,tầng dưới đất.Tầng trên trời được mô tả đẹp đẽ,sung sướng.Tầng dưới đất thì nhỏ bé,khác với tầng giữa như người địu con ở bắp chân,đeo dao ở cổ chân,khi người ta chết, nếu ma chay chu đáo thì sẽ được lên trời sống sung sướng cùng với tổ tiên, nếu không sẽ bị đưa xuống âm ti hoặc biến thành con vật. Vì thế, ở những gia đình khá giả đám tang có thể kéo dài tới 5-7 ngày và có thêm một số nghi lễ như thả đèn trôi sông, rước hồn đi dạo... Con cái để tang bố mẹ một năm. Lễ đoạn tang thường được tổ chức vào dịp cuối năm.
Thờ cúng:
Bàn thờ đặt ở gian giữa, thường có ba bát hương theo thứ tự từ trái sang phải thờ táo quân, trời đất và tổ tiên. Trong trường hợp chủ nhà là con nuôi hay con rể thừa tự muốn thờ họ bố mẹ đẻ thì đặt thêm một bát hương ở bên trái. Những gia đình không thờ bà mụ trong buồng thì đặt thêm một bát hương ở bên phải. Ở một số gia đình ngoài bàn thờ lớn còn đặt một bàn thờ nhỏ để thờ bố mẹ vợ.
Phía dưới bàn thờ lớn ngay trên mặt đất đặt một bát hương cúng thổ địa, ở hai bên cửa chính có hai bát hương thờ thần giữ cửa.
Lễ tết:
Người Giáy ăn Tết như các dân tộc ở vùng Ðông Bắc: Tết Nguyên đán, Thanh minh, Ðoan ngọ...
Tháng Giêng trong ngôn ngữ Giáy gọi là “Đươn xiêng” (tháng Tết); “Vắn xiêng” (ngày Tết); “Cưn xiêng” (ăn Tết); “liều xiêng” (chơi Tết). Họ bắt đầu ăn Tết từ ngày mổ lợn cho
đến ngày 29 tháng Giêng,
LỄ HỘI:
Hội Roóng Poọc dân tộc Giáy là hội mùa xuân, quen gọi là hội xuống đồng. Được tổ chức để mừng những công việc của gia đình, của làng bản, Mừng năm cũ đã qua, cầu mong các vị thần tiên phù hộ cho năm mới nhiều tốt lành, may mắn.