Giải pháp về hoàn thiện pháp luật

Một phần của tài liệu Vai trò của viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 90 - 96)

BLTTDS năm 2015 được ban hành có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 đã đánh dấu nhiều thay đổi cơ bản, khắc phục được nhiều điểm bất cập, thiếu sót trong BLTTDS năm 2004 và nâng cao vai trò của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự. Tuy nhiên, để đáp ứng được sự vận động thay đồi liên tục của các quan hệ xã hội thì pháp luật nói chung cũng như pháp luật tố tụng dân sự nói riêng vẫn cần tiếp tục thay đổi, bổ sung sao cho phù hợp với thực tiến thi hành. Trải qua 05 năm thi hành, BLTTDS 2015 đã bộc lộ nhiều hạn chế, chưa phù hợp, gây nhiều khó khăn cho thực tiễn cơng tác kiếm sát của Viện kiểm sát. Do vây, trong thời gian tới, cần sửa đổi, bổ sung các quy định của BLTTDS theo hướng hoàn thiện hơn nữa nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự. Cụ thể:

Thứ nhất, về quy định trả lại đơn khởi kiện

- Công tác kiểm sát việc giải quyết các VADS bất đầu từ khi Tịa án có văn bản trả lại đơn khởi kiện hoặc thông báo thụ lý vụ án. Còn trong việc Tòa án tiếp nhận và yêu cầu sửa đổi bổ sung đơn khởi kiện thì chưa có cơ chế kiểm sát việc tiếp nhận đơn khởi kiện của Tòa án. Mặc dù BLTTDS năm 2015 đã mở rộng thêm phương thức gửi trực tuyến và có những quy định tương đối chặt chẽ trong việc Tòa án tiếp nhận đơn khởi kiện như: Khi nhận đơn khởi kiện nộp trực tiếp, Tịa án có trách nhiệm cấp ngay giấy xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện. Đối với trường hợp nhận đon qua dịch vụ bưu chính thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, Tịa án phải gửi thơng báo nhận đơn cho người khởi kiện. Trường hợp nhận đơn khởi kiện

bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tịa án phải thông báo ngay việc nhận đơn cho người khởi kiện qua cổng thơng tin điện tử của Tịa án (nếu có). Nhưng để đảm bảo hơn nữa việc tuân theo pháp luật của Tòa án trong việc tiếp nhận đơn khởi kiện và không làm ảnh hưởng đến quyền khởi kiện của đương sự, của người khởi kiện thì cần quy định mở rộng hơn nữa phạm vi công tác kiểm sát các VADS bắt đầu từ khi Tòa án tiếp nhận đơn khới kiện VADS.

- Theo quy định tại Khoản 2 Điều 192 BLTTDS năm 2015 quy định rõ

“Khi trả lại đon khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho người khởi kiện, Thâm phán phải có văn bản nêu rõ lý do trả lại đon khởi kiện, đồng thời gửi cho VKS cùng cấp”. BLTTDS cần quy định cụ thể thời hạn mà Tòa án phải

gửi văn bản nêu rõ lý do trả lại đơn khởi kiện cho VKS. Để VKS có căn cứ kiến nghị, u cầu khi Tịa án chậm gửi văn bản nêu rõ lý do trả lại đơn khởi kiện cho VKS. Bên cạnh việc kiểm sát đối với từng thông báo thụ lý và trả lại đơn khởi kiện của Tòa án, VKS hàng tháng cũng càn phổi họp với Tòa án trong việc đối chiếu số liệu, sổ sách để phát hiện được các thông báo thụ lý, trà lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu mà Tịa án khơng gửi cho VKS. Mật khác, BLTTDS cũng càn ấn định thời hạn mà Tòa án gứi các văn bản thông báo ngày mở phiên họp giải quyết khiếu nại, kiến nghị; quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện cho VKS để KSV được phân cơng có thời gian chuấn bị tốt cho bài phát biểu của mình tại phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị.

- Cần quy định khi Tòa án trả lại đơn khởi kiện phải sao lưu các tài liệu chứng cứ thành hai bàn và khi Tòa án gửi văn bản nêu rõ lý do trả lại đơn khởi kiện phải gửi kèm theo một bản cho VKS để tạo điều kiện cho KSV được phân cơng có căn cứ để kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện của Tòa án. Quy định như vậy, tạo điều kiện cho KSV thực hiến tốt hơn nhiệm vụ, quyền hạn của mình, qua đó bảo vệ hơn nữa quyền và lợi ích hợp pháp

của người khởi kiện và sự tuân theo pháp luật của Tòa án trong việc trả lại đơn khởi kiện VADS.

- KSV được phân công tham gia phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện phải phát biểu về các vấn đề: Tính có căn cứ và họp pháp của khiếu nại; việc tuân theo pháp luật của người tiến hành tố tụng trong việc trả lại đơn khởi kiện; tính có căn cứ và hợp pháp của việc trả lại đơn khởi kiện; quan điếm của VKS về việc giữ nguyên việc trả lại đơn khởi kiện hoặc nhận lại đơn khởi kiện. Vì vậy pháp luật về TTDS cần quy định cho VKS có quyền thu thập tài liệu, chứng cứ không chỉ để thực hiện quyền kháng nghị mà còn để đảm bảo thực hiện quyền kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện của Tòa án để đảm bảo việc kiến nghị, phát biểu của KSV tại phiên họp có căn cứ và khách quan.

Việc giải quyết khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện được thực hiện theo quy định tại Điều 194 BLTTDS năm 2015; theo đó, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày được phân công giải quyết khiếu nại, Thẩm phán phải mớ phiên họp giải quyết có sự tham gia cúa VKSND cùng cấp và người khiếu nại. Để bảo đảm nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự trong TTDS, đối với trường hợp người khiếu nại rút đơn khiếu nại trước và trong khi Tòa án mở phiên họp giải quyết việc khiếu nại, nếu đã có đủ căn cứ để xác định người khiếu nại rút khiếu nại thì pháp luật cần quy định Tịa án dừng việc xem xét, giải quyết khiếu nại và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, VKSND cùng cấp mà không phải mở phiên họp.

- về vấn đề chưa có đủ điều kiện khởi kiện. Theo điểm b khoản 1 Điều 192 BLTTDS năm 2015 quy định “Chưa có đủ điều kiện khởi kiện là trường hợp pháp luật có quy định về các điều kiện khởi kiện nhưng người khời kiện đã khởi kiện đến Tòa án khi cịn thiếu một trong các điều kiện đó”. BLTTDS và các vãn bản hướng dẫn cần liệt kê cụ thể các trường họp nào là chưa có đủ điều kiện khởi kiện để pháp luật được áp dụng một cách thống nhất.

Thứ hai, vê quy định tham gia phiên tòa của Kiêm sát viên

Một số nước trên thế giới hiện nay như Mỹ, Nhật, Trung Quốc,., thì Viện kiểm sát (hay Viện Cơng tố) thường có vai trị như người đại diện cho

lợi ích của Nhà nước hay tham gia tố tụng với vai trò là người đại diện cho những đương sự khơng có khả năng tự thực hiện các quyền dân sự cùa mình. Tuy nhiên, tùy từng quốc gia, tùy từng điều kiện hoàn cảnh và truyền thống pháp luật mà các quy định về phạm vi, quyền hạn của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự của các nước là không giống nhau. Chẳng hạn như Viện kiểm sát Trung Quốc, thì trong pháp luật tố tụng dân sự Trung Quốc cũng quy định về vai trò kiểm sát trong tố tụng dân sự của Viện kiểm sát, nhưng phạm vi thẩm quyền của Viện kiểm sát Trung Quốc không được mở rộng mà có sự han chế hơn so với Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự của Việt Nam. Nó thể hiện ớ chỗ, Viện kiểm sát Trung Quốc khơng có quyền kháng nghị phúc thẩm, quyền tham gia phiên tòa hay phát biểu quan điểm về đường lối giải quyết vụ án mà cơ quan này chỉ tập trung vào việc kháng nghị theo thù tục giám đốc thẩm, tái thẩm.

Như trong điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam hiện nay, mặc dù trong những nãm gần đây khi mà trinh độ dân trí cũng như điều kiện tiếp xúc pháp luật của người dân ngày càng được nâng cao nhưng thực sự để có thể tự bảo vệ quyền lợi của minh trước Tòa án vẫn còn rất hạn chế và gặp nhiều khó khăn. Thêm vào đó, số lượng luật sư ở nước ta hiện nay thực sự chưa đáp ứng được so với thực tế nhu cầu về dịch vụ pháp lý hiện nay. Theo báo cáo của Liên đồn Luật sư Việt Nam, thì tính đến ngày 16/9/2019 thì số lượng luật sư của cả nước là 13.563 luật sư trên tông số 95 triệu dân. Như vậy, tỷ lệ luật sư nước ta trung bình là 1 luật sư/7.004 dân. Trong khi ở các nước như Mỹ, Nhật Bản, Singapore hay hàng xóm Thái Lan từ những năm 2017 số liệu này đã có sự chênh lệch rất lớn với Việt Nam như Mỹ, cứ 250 dân/1 luật sư, Nhật Bản

là 400 dân/luật sư, Singapore là 1.000 dân/luật sư, Thái Lan là 1.526 dân/luật sư... Không những vậy, số lượng luật sư ở nước ta cịn có sự phân bổ khơng đồng đều giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi, giữa những địa phương phát triển và địa phương chưa phát triển. Do đó, theo tác giả đúng là việc dân sự cốt ở hai bên, pháp luật luôn đề cao và tôn trọng quyền tự định đoạt của các bên đương sự, tuy nhiên như đã phân tích ở trên thì trong điều kiện, hồn cảnh cùa Việt Nam hiện nay thì việc Viện kiểm sát tham gia các phiên tòa, phiên họp là cần thiết để đảm bảo được chất lượng phiên tòa. Và cần bổ sung quy định theo hướng tạo điều kiện tối đa cho Kiểm sát viên có thể tham gia phiên tòa như quy định vắng mặt Kiểm sát viên tại phiên tòa dân sự sơ thấm là một trong những căn cứ đế hỗn phiên tịa lần 1.

Neu Kiểm sát viên vẫn tiếp tục vắng mặt ở làn mở phiên tịa tiếp theo thì đây khơng cịn là căn cứ để hỗn phiên tịa lần 2 nữa.

Thứ ba, về kiểm sát các bản án, quyết định của Tòa.

Kiếm sát bản án, quyết định giải quyết các vụ, việc dân sự, hơn nhân và gia đình của Tịa án nhân dân là một trong những nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiếm sát nhân dân khi kiếm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình theo quy định khoản 5 Điều 27 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và khoản 8 Điều 4 Quy chế công tác kiếm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự (Ban hành kèm theo Quyết định số 364/QĐ-VKSTC ngày 02/10/2017 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao).

Do đó, để cơng tác kiểm sát bản án, quyết định của Viện kiểm sát đạt hiệu quả, cần quy định khi chuyến các quyết định cho Viện kiểm sát, thì Tịa án cần chuyền kèm theo hồ sơ, tài liệu liên quan đến vụ việc để Viện kiểm sát thực hiện chức năng kiếm sát. Với quy định như vậy, cấp sơ thẩm có thể thực hiện kiểm sát tốt, phát hiện vi phạm ngay từ đầu, tránh phát phải giải quyết theo con đường giám đốc thẩm hay tái thẩm về sau, làm kéo dài vụ án ảnh

hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

Thứ tư, quy định vê căn cứ tạm đình chỉ

Theo ý kiến của tác giả, về vấn đề đương sự có đơn đề nghị Tịa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án có thể xem là một căn cứ để Tịa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án thuộc trường hợp quy định tại điếm h khoản 1 Điều 214 BLTTDS năm 2015 bởi vì đây là một trong những quyền của đương sự nói chung được quy định rất rõ tại khoản 18 Điều 70 BLTTDS năm 2015. Tuy nhiên không phái mọi trường hợp đương sự nào đề nghị tạm đình chỉ giải quyết vụ án cũng được Tòa án chấp nhận và nếu đề nghị của đương sự là căn cứ của việc ra quyết định tạm đình chỉ thì cần nêu lý do yêu cầu của họ là chính đáng. Đe nghị Tịa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án của đương sự phải nêu rõ lý do; đồng thời, đương sự phải nộp cho Tòa án các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho các lý do mà đương sự đưa ra là có căn cứ và chính đáng. Khi đó, Tịa án xem xét chấp nhận hay khơng chấp nhận đề nghị tạm đình chỉ giải quyết vụ án của đương sự. Bởi trên thực tế, có trường hợp Tịa án ra quyết đưa vụ án ra xét xử thì nguyên đơn bệnh nặng phải nhập viện điều trị một thời gian dài hoặc không thể trực tiếp đến dự phiên tịa được cũng khơng thể ủy quyền cho ai được. Tịa án cũng khơng thể hỗn phiên tịa mãi để chờ nguyên đơn có mặt hoặc nếu ngun đơn khơng đến sau nhiều lần Tịa án triệu tập tham gia phiên tịa mà vắng mặt thì Tịa án phải đình chỉ giải quyết vụ án, điều này làm ảnh hưởng đến quyền lợi của nguyên đơn. Do đó, đế bảo đảm thống nhất áp dụng pháp luật, thiết nghĩ rất cần có hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán TANDTC về vấn đề này.

Thứ năm, trong khi các vi phạm của Tòa án trong việc ra bản án, quyết

định có thể bị Viện kiểm sát kháng nghị xem xét lại bàn án, quyết định thì đối với quyền kiến nghị Tịa án lại khơng bị rằng buộc trách nhiệm pháp lý. Do đó, đế đảm bảo quyền kiến nghị của Viện kiểm sát phát huy tối đa hiệu quả thì cần quy định trách nhiệm của Tòa án trong việc tiếp thu, thực hiện kiến

nghị của Viện kiêm sát. Bởi, mặc dù pháp luật quy định Viện kiêm sát có quyền năng kiến nghị khi phát hiện có vi phạm của Tịa án trong việc giải quyết vụ việc dân sự nhưng BLTTDS lại khơng quy định rằng buộc trách nhiệm của Tịa án trong việc thực hiện nghiêm túc các kiến nghị của Viện kiếm sát dần đến việc Viện kiềm sát kiến nghị thì cứ kiến nghị, cịn Tịa án có tiếp thu, sửa chữa hay khơng lại là việc của Tịa. Vậy nê, cần thiết phải có quy định cụ thể trong BLTTDS về trách nhiệm của Tòa án về việc tiếp thu phải trả lời bằng văn bản và thực hiện kiến nghị của Viện kiểm sát.

Một phần của tài liệu Vai trò của viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 90 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)