Quy định về phịng vệ chínhđáng trong Pháp luật hình sự Canada

Một phần của tài liệu Phòng vệ chính đáng theo quy định của pháp luật hình sự việt nam và so sánh với pháp luật của một số quốc gia trên thế giới (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 43 - 114)

Ở phương Tây, bao gồm các quốc gia Châu Âu và Bắc Mỹ, có hai thệ thống pháp luật chính là hệ thống pháp luật Dân luật (Luật La Mã) và Thơng luật (Luật án lệ). Trong đó chủ yếu các quốc gia đều sử dụng Dân luật, một số ít quốc gia sử dụng Thơng luật, điền hình gồm có Canada, Hoa Kỳ và Vương Ọuốc Anh. Do đó, nếu so sánh với pháp luật theo hệ thống pháp luật của Châu Âu lục địa, pháp luật Canada nói chung và pháp luật hình sự Canada nói riêng có nhiều điểm khác biệt. Đối với chế định phòng vệ chính đáng cũng vậy, cách tiếp cận cũng như việc áp dụng thực tế về phịng vệ chính đáng trong pháp luật Canada có nhiều điểm giống nhưng cũng có nhiều điếm rất khác đáng để học hỏi khi so sánh với pháp luật Việt Nam (cũng áp dụng hệ thống pháp luật Dân luật).

Phịng vệ chính đáng trên thế giới đều được hiểu chung là việc một người dùng vũ lực nhằm bảo vệ tính mạng, sức khoe cùa mình hoặc của người khác, bảo vệ tài sản hoặc một lợi ích khác trước một sự xâm hại hoặc đe dọa xâm hại. Hành• • • • • • • • • •

vi dùng vũ lực trong trường hợp phịng vệ chính đáng khơng bị coi là tội phạm hoặc được loại trừ trách nhiệm hình sự. Với cách hiểu như vậy, luật hình sự từ • J J

trước đến nay quy định hai trường hợp là phịng vệ chính đáng, bao gồm phịng vệ để bảo vệ tính mạng, sức khỏe và phịng vệ để bảo vệ tài sản (defence of person and defence of property).

Mặc dù vậy, nghiên cứu pháp luật hình sự Canada đã cho thấy một sự khác biệt đáng kể. Luật hình sự Canada cho rằng hành vi dùng vũ lực để giúp người thi hành công vụ cũng được xem là phịng vệ chính đáng. Do đó, phịng vệ chính đáng theo pháp luật Canada sẽ có ba hành vi, đó là: (7) phịng vệ đế bảo vệ tỉnh mạng,

sức khỏe; (2) phòng vệ đê bảo vệ tài sản; và (3) phòng vệ trong khi giủp người thi hành cơng vụ [34], [18], [36], [69].

Hành vi phịng vệ chính đáng ở Canada cũng như các quôc gia khác trên thê giới đều phải là một hành vi chống trả một cách “hợp lý” với hành vi vi phạm pháp luật của người khác. Pháp luật Canada đưa ra một “hệ thống tiêu chuẩn” để kiểm tra tính “hợp lý” của hành vi chống trả. Để tính họp lý được thể hiện đầy đủ trong hành vi phịng vệ chính đáng, cần phải chứng minh được khi đó người phịng vệ đang rơi vào tình trạng nguy hiểm hoặc sự nguy hiểm đang đe dọa diễn ra ngay tức khắc. Thậm chí, người phịng vệ đà cố gắng tìm hết cách để “rút lui” (retreat) trước khi chống trả lại hành vi phạm tội, người phòng vệ còn phải thuyết phục tịa án ở hai vấn đề (mang tính chủ quan): (1) bị cáo có cơ sở họp lý tin rằng trong tình huống đó, nguy hiềm đến tính mạng, sức khỏe sẽ diễn ra tức khắc; (2) sự chổng trả đối với nguồn nguy hiểm đó là hợp lý, không phải là hành vi vượt quá. Việc chứng minh như vậy thật sự không dễ, bởi việc xác định của người phòng vệ là một chuyện, việc chứng minh được điều đó để thuyết phục thẩm phán lại càng khó hơn, vì mỗi người lại nhận thức khác nhau về cùng một hành vi, thậm chí các thẩm phán cũng có những quan điểm khác nhau. Do đó, cần thiết phải có một chuẩn mực chung quy định về tính hợp lý của hành vi phịng vệ. Các nhà khoa học luật hình sự Canada đã xây dựng một khái niệm gọi là “người hợp lý” (reasonable man) để đáp ứng nhu cầu này. “Người họp lý” là người mà khi thực hiện hành vi chống trả trong những trường hợp cụ thể được cho là hợp lý, bất cứ ai trong trường hợp đó thực hiện hành vi chống trả cũng đều được coi là hợp lý và ngược lại [52, tr. 7-8].

Tiêu chuẩn kiếm tra tính họp lý đối với phịng vệ chính đáng theo luật hình sự Canada dựa trên 4 cơ sở, cụ thể như sau:

- Việc sử dụng vũ lực để chống trá có thực sự cần thiết khơng?

Đe xác định cơ sở này, Ted Truscott cho rằng chúng ta có thể trả lời một số câu hỏi phụ: Anh đã cố gắng xin lỗi khi còn thời gian? Anh đã cố gắng bỏ chạy khi cỏ thể? Anh đã làm mọi cách để tránh xảy ra dùng vũ lực?

- Vũ lực được dùng có hợp lý nhằm ngăn chặn nguồn tấn cơng?

Anh có thể dùng vũ lực một cách ngang bằng với hành vi tấn công hoặc cao hơn một chút nhưng không bị xem là quá đáng. Chẳng hạn, khi anh bị đấm, khi đó

anh tin răng, việc chìa vũ khí ra đê kẻ tân cơng sợ, thì anh có thê làm, và anh cũng có thể bắt đầu chống trả miễn sao nhằm ngăn chặn sự tấn cơng đó.

- Thương tích gây ra cho kẻ tấn cơng cỏ thích đáng (appropriate) đê ngăn chặn sự tấn cơng?

- Anh có cố ỷ trá thù kẻ tấn cơng khi hành vi tấn công đã chấm dứt?

Hành vi dùng vũ lực sau khi hành vi tấn công đà chấm dứt khơng được xem là hành vi phịng vệ.

Chế định phịng vệ chính đáng trong Luật hình sự Canada đã được sứa đồi, bổ sung vào lần sửa đổi ngày 11/03/2013, đã rút gọn nhiều nội dung so với các quy định cũ. Canada theo hình thức hệ thống pháp luật án lệ, là hệ thống pháp luật phụ thuộc nhiều vào các án lệ chứ không phụ thuộc nhiều vào các văn bản quy phạm pháp luật, do đó Luật hình sự của Canada sửa đồi rất nhiều lần, mỗi lần lại sửa đổi

một phần nhỏ. Đến lần sửa đổi ngày 11/03/2013, chế định phịng vệ chính đáng được sửa đổi, thay thế cho những quy định của lần sửa đổi ngày 01/01/2003. Những quy định mới là những thay đối mang tính chất rút gọn, khiến những quy định về phịng vệ chính đáng khơng cịn dài dịng, trùng lặp. Tuy nhiên, những án lệ đã được công bố áp dụng đối với cả những quy định cũ và quy định mới, do đó, trong phần phân tích này tác giả sẽ sử dụng cả các quy định từ lần sửa đổi năm 2003 và lần sửa đổi nàm 2013 của BLHS Canada, sau đây gọi tắt là BLHS Canada năm 2003 và BLHS Canada năm 2013.

Các trường họp phịng vệ chính đáng trong pháp luật hình sự Canada được quy định tại Tiết 27, Tiết 34 đến Tiết 42 BLHS Canada năm 2003, sau này là Tiết 25, Tiết 34, 35 BLHS Canada năm 2013, bao gồm đầy đủ các trường họp là Phòng

vệ đế bảo vệ tỉnh mạng, sức khỏe của mình hoặc của người khác; Phòng vệ đê bảo vệ tài sản và Giúp đỡ người thi hành cơng vụ [34], [69]. Các ví dụ dưới đây đều

được lấy trong các Án lệ được áp dụng rộng rãi tại Canada.

2.1.1. Phịng vệ để bảo vệ tính mạng, sức khỏe của mình hoặc của người khác (defence of self and others)

Xem xét vấn đề này trên cơ sở các quy định và án lệ của BLHS Canada năm 2003, có thể xác định các nội dung chính và một số vấn đề phát sinh như sau:

2.1.1.1. Phịng vệ đê bảo vệ tính mạng, sức khỏe của mình a. Phịng vệ đối với hành vi tấn công vô cớ

Tiết 34 BLHS Canada 2003 quy định phòng vệ trong trường hợp chống trả một hành vi tấn công vô cớ (unprovoked assault). Tiết này quy định cụ thề như sau:

(1) Người nào bị tấn cơng trái pháp luật một cách vơ cớ thì có quyền dùng vũ lực để đẩy lùi sự tấn cơng đó nếu việc dùng vũ lực khơng cố ý gây ra cái chết hoặc gây thương tích nặng cho kẻ tấn công và hành vi dùng vũ lực là cần thiết đế bảo vệ tính mạng, sức khỏe cùa mình.

(2) Người nào bị tấn công một cách trái pháp luật và đà gây ra cái chết hoặc gây thương tích nặng trong việc đẩy lùi hành vi tấn công sẽ được xem là hợp pháp nếu:

(a) anh ta thực hiện hành vi đó với ý thức rằng hành vi tấn cơng sẽ giết chết hoặc gây thương tích nặng cho anh ta nếu không được ngăn chặn; và (b) anh ta có đủ cơ sở tin rằng khơng thể cịn cách nào khác ngồi hành vi đó nhằm bảo vệ mình khỏi bị giết hoặc bị gây thương tích nặng [34, tr. 68].

Một người có thể sử dụng vũ lực khi vô cớ bị tấn công trái pháp luật và hành vi vũ lực đó khơng quá mức cần thiết một cách rõ ràng và khơng có ý gây ra cái chết hoặc bị thương nặng cho người tấn công.

Tuy nhiên, điều luật cũng đã đưa ra trường hợp người tẩn công bị chết do hành vi chống trả, nhưng hành vi chống trả được xem là cần thiết và hậu quả chết người không phải do anh ta cố ý thì vẫn được xem là phịng vệ chính đáng.

Có thể tim thấy nội dung này khi Tòa án xét xử trường hợp của Setrum (vụ án củaẤ đơ/ VỚ7 Setrum, 1975) [10, tr. 417]. Tháng 01 năm 1975, tại Cronach, Sask, Canada, ông Larry Setrum đang uống rượu cùng mấy người bạn trong nhà của Harold White. Setrum cãi cọ với Wesley Petreman, nhưng White khuyên không nên đánh nhau trong nhà. Sau đó, Petreman rủ Setrum ra ngồi. Setrum theo ra dù

khơng biết Petreman muốn mình ra làm gì. Setrum kể rằng khi đó Petreman bắt đầu

chửi và đánh mình. Setrum chống trả, đánh Petreman té bên cạnh chiếc xe tải, và sau đó Setrum bở đi. Petreman chết do nguyên nhân của cuộc đánh nhau ấy.

Setrum bị kết tội ngộ sát (manslaughter) vì đã đồng ỷ đánh nhau, là hành vi có lỗi của cả 2 bên nên đó là một hành vi trái pháp luật, và khơng được hưởng quy chế phịng vệ chính đáng. Sau đó, tại phiên tịa phúc thẩm, Tịa án tối cao đã ra quyết

định: “Khi khơng có cơ sở hợp lỷ để cho rằng bị cảo cố ý giết hoặc gây thương

tích nặng cho người tấn cơng thì khơng áp dụng đoạn 2 mà áp dụng đoạn ỉ Tiết 34, nếu vũ lực được dùng không vượt quá giới hạn cho phép ngay cả khỉ người tấn công chết là do hành vi chống trả của bị cáo Quyết định này của Tòa án tối cao

đã ủng hộ quan điểm cho rằng, nếu người phòng vệ gây ra cái chết cho người tấn công, đoạn 1 Tiết 34 vẫn có thể được áp dụng, kể cả trong trường họp hành vi tấn công không nguy hiểm chết người hoặc có thể gây ra thương tích nặng, nhưng sự chống trả đó khơng cố ý dẫn đến cái chết hoặc gây thương tích nặng cho người tấn cơng. Tuy nhiên, nếu cách thức hay phương tiện, công cụ mà người chống trả dùng rõ ràng nhằm giết hoặc gây thương tích nặng cho kẻ tấn cơng thì chỉ có thế áp dụng đoạn 2 Tiết 34.

Ngồi ra, đoạn 2 Tiết 34 quy định trường hợp phịng vệ chính đáng mà gây ra cái chết hoặc thương tích nặng cho người tấn cơng. Đe được xem là phịng vệ chính đáng trong trường hợp này, người phịng vệ phải chứng minh được sự tấn cơng đó có khả năng giết chết hoặc ít nhất cũng gây thương tích nặng cho minh. Đồng thời, anh ta còn phải chứng minh được rằng trong trường họp đó, việc gây ra cái chết hoặc gây thương tích nặng cho kẻ tấn cơng là lựa chọn duy nhất, để bảo vệ mình khởi chết hoặc khởi bị thương tích nặng [3].

Tiết 34 có thể coi là điều luật quan trọng nhất trong phịng vệ chính đáng đối với hành vi tấn cơng của người khác. Tuy nhiên, có thể thấy vẫn cịn một số vấn đề phát sinh như sau:

- Bị cáo cỏ nghĩa vụ “rút lui ” (retreat) trước khỉ dùng vũ lực đê chống lại hay không ?

Tiết 34 không nhắc tới nghĩa vụ rút lui của người phòng vệ trước hành vi tấn cơng. Có thể lấy vụ án của Deegan (vụ án của R đối với Deegan) [10, tr. 417] để minh họa.

Tại Alberta, người đàn ông tên Deegan cãi cọ với một người ở một căn hộ

khác trong cùng chung cư. Deegan bị đánh trước nhưng anh khơng chơng trả mà vê nhà khóa cửa lại. Kẻ tấn cơng quyết khơng tha, chạy theo và tìm Deegan, st phá sập cửa nhà Deegan với sự giúp sức của bạn hắn. Deegan mở cửa và “trận chiến” bắt đầu. Deegan bị đá hai cái vào đầu. Đe tự vệ, Deegan dùng dao đâm kẻ tấn công chết và gây bị thương bạn của kẻ tấn công. Deegan khai rằng anh đã cảnh cáo kẻ tấn công hãy bng tha mình và khi đó anh nghĩ mình sắp bị giết. Sau vụ án này, Tòa án tối cao quy định: “bị cáo không cần “rút lui” trước khi sử dụng vũ lực, đặc biệt

là khi người bị tấn cơng đang ở nhà của mình

- Có cần thiết phải định lượng một cách chỉnh xác vũ lực được sử dụng khỉ chống trả?

Tiết 34 không ghi nhận nghĩa vụ phải đo lường một cách chính xác mức độ vũ lực cần thiết được sử dụng để phòng vệ, miễn sao hành vi phòng vệ bằng vũ lực được đánh giá là hợp lý. Đe hướng dẫn cụ thể cho tinh huống này, Tòa án tối cao đã kết luận trong vụ án của Ogal (vụ án của R đổi với Ogal) [11, tr. 71].

Tại một nông trại gần Warspite, Alberta, cuộc “đụng độ” diễn ra giữa ông Mahowich và ơng Alex Ogal. Khi thấy cha mình bị tấn công bằng búa bởi Mahowich, con trai của Ogal đã tìm một khúc gồ nhằm bảo vệ cha mình và bảo vệ chính mình. Anh ta đánh vào chân, tay và đầu Mahowich gây nứt hộp sọ. Anh ta bị kết án về tội hành hung người khác với mức phạt từ 200 đơ la đến 6 tháng tù. Tịa

án tối cao Alberta đã xét xử phúc thẩm vụ án của Ogal. Trong nhận định của mình, thấm phán Hyndman nêu rõ: “Dì nhiên là khơng thê buộc John Ogal (con trai của

Ogal) đo lường một cách chính xác mức độ vũ lực mà anh ta dùng đê bảo vệ cha mình cũng như bảo vệ mình trong tình huống nàỵ”. Tịa phúc thẩm đã hủy bản án

sơ thấm và miễn tội cho John Ogal. Trong vụ án này, hành vi gây nứt hộp sọ không bị xem là khơng tương xứng.

- Bị cáo có thê chổng trả mà khơng cần kiềm chế sự kích động?

Sự kích động ở đây có nghĩa là trạng thái tinh thần bị kích động rất mạnh dẫn đến khả năng mất kiềm chế mà thực hiện hành vi chống trả. Tiết 34 không quy định cụ thể về vấn đề này, nhưng xem xét trên các bản án đã xét xử ở Canada, có thể

thây người phịng vệ được phép sử dụng vũ lực thậm chí trước khi kẻ tân công ra

tay. Hầu hết các quốc gia đều cho phép chống trả với hành vi tấn công sẽ diễn ra

ngay tức khắc, Canada cũng vậy, luật vẫn yêu cầu về tính diễn ra ngay tức khắc của hành vi tấn cơng. Tuy nhiên ở Canada cịn ghi nhận trường hợp kẻ tấn công chưa thực hiện hành vi tấn công hoặc sẽ tấn công ngay tức khắc nhưng có những biểu hiện tất yếu là hành vi tấn công sẽ xảy ra ngay tức khắc. Trong trường hợp này, bị cáo không cần phải chờ đợi kẻ tấn cơng ra tay trước mà có thể phịng vệ trước, vì nếu để họ ra tay trước thì đơi khi sẽ khơng thể phòng vệ được nữa.

Tòa phúc thẩm Ontario ủng hộ nội dung giải thích này trong vụ án của Antley (vụ án của R đối với Antley, 1964Ỵ Tháng 12 năm 1963, một người đàn ông tên Gall xơng vào nhà ơng Antley vì Antley thiếu nợ Gall một số tiền. Bạn của Antley là Walter thấy Gall đe dọa đánh Antley và đòi nợ trong trạng thái say rượu nên Walter yêu cầu Gall rời khởi nhà của Antley. Tuy nhiên, khi Antley vào nhà và đóng cửa lại, Gall đuổi theo và bảo rằng sẽ đánh chết Antley. Trong tình thế đó, Antley đã chụp một khúc gỗ làm hàng rào làm vũ khí phịng vệ, trong lúc xơ xát, Antley đánh Gall một cái vào đầu, vài cái vào chân làm bể mắt cá chân của Gall ba chồ. Theo báo cáo tại phiên xét xử sơ thẩm, thẩm phán Kirkpatrick nhận xét: “Khơng có chứng cứ

chứng tỏ Antley đã kiềm chế trước khi chống trả Gall và tại sao Antleỵ không gọi sự giúp đỡ của Walter đê tránh xảy ra bạo lựcVì vậy, Kirkpatrick đã kết án Antley tội

Một phần của tài liệu Phòng vệ chính đáng theo quy định của pháp luật hình sự việt nam và so sánh với pháp luật của một số quốc gia trên thế giới (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 43 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)