4. Kết cấu của khóa luận:
2.3. Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty
ty TNHH Xây dựng và Đầu tư Phát Đạt
2.3.1. Kết quả đạt được
+ Về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng hiệu quả vốn kinh doanh, cơng ty ln quan tâm tới tình hình quản lý vốn nói chung và tình hình quản lý vốn lưu động, vốn cố định nói riêng. Cơng ty đã sử dụng vốn theo đúng kế hoạch đề ra. Cuối năm báo cáo, tiến hành phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh để đưa ra các quyết định, giải pháp cho năm tiếp theo.
Hiệu suất sử dụng tổng vốn kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2019- 2021 tăng dần cho thấy công ty sử dụng tổng vốn kinh doanh có hiệu quả giúp cơng ty nâng cao khả năng thu hồi các khoản nợ.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh của công ty tăng vào năm 2021, tình hình hoạt động kinh doanh tương đối ổn định, doanh thu đạt được hàng năm đều tăng, hoạt động sản xuất kinh doanh lãi, đảm bảo khả năng chi trả cho các khoản lương thưởng cho công nhân và nhà cung cấp…cũng như bảo tồn được vốn. Cơng ty giải quyết vấn đề việc làm cho nhân viên, xây dựng được đội ngũ công nhân viên làm việc nhiệt tình, năng động, sáng tạo, dày dặn kinh nghiệm, gắn bó và tâm huyết với công ty, đây là nguồn lực tốt để phục vụ cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty tương đối gọn nhẹ, không cồng kềnh phức tạp, hoạt động thống nhất và hiệu quả, các phòng ban hoạt động một cách độc lập nhưng có mối liên hệ và phối hợp chặt chẽ với nhau.
+ Về hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Số vòng quay VLĐ tăng dần trong giai đoạn 2019-2021 cho thấy khả năng thanh tốn của cơng ty ngày càng tăng, cơng ty có khả năng đáp ứng những khoản nợ ngắn hay dài hạn ngày càng tốt hơn. Chính sách tín dụng rõ ràng, việc áp dụng các phương thức khi đi vay đảm bảo có lợi, đúng mục đích
tài chính của cơng ty. Cơng ty đã nghiên cứu kỹ các chính sách lãi suất của các ngân hàng để xem xét và lựa chọn ngân hàng tốt nhất, có lợi nhất cho công ty.
+ Về vốn cố định
Trong năm 2019 công ty đã chú trọng hơn trong việc đầu tư máy móc thiết bị, dụng cụ. Cơng ty đã tiền hành lập kế hoạch khấu hao cho từng tài sản. Việc lập kế hoạch này giúp cơng ty kế hoạch hóa được nguồn khấu hao, sử dụng hợp lý và có hiệu quả. TSCĐ của cơng ty được trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng và được phân định rõ trách nhiệm bảo quản tài sản cho từng phòng ban, đảm bảo tài sản được sử dụng đúng mục đích và hiệu quả.
Cơng ty tuy hoạt động cả trong lĩnh vực xây dựng nhưng tỷ trọng vốn cố định lại nhỏ hơn rất nhiều so với vốn lưu động. Điều này làm cho chúng ta lầm tưởng cơ cấu này là khơng phù hợp, cơng ty khơng có đủ máy móc thiết bị nhưng cơng ty đã tính tốn để tiết kiệm tối đa chi phí. Do các cơng trình thi cơng khơng đều đặn, phụ thuộc nhiều vào thời tiết, nếu mua và sử dụng máy móc thiết bị của cơng ty sẽ có những khoảng thời gian bị bỏ trống lãng phí vì sự hao mịn vơ hình về cơng nghệ kỹ thuật. Cơng ty có thể lựa chọn phương pháp là đi thuê tài chính hoặc thuê hoạt động để sử dụng.
2.3.2. Một số hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1. Hạn chế
Bên cạnh những thành tựu mà cơng ty đã đạt được thì vẫn tồn tại một số vấn đề mà công ty cần phải khắc phục:
Kết cấu vốn của cơng ty vẫn cịn nhiều tiềm ẩn rủi ro khi mà tỷ trọng của nợ phải trả luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn (trên 80%). Điều này cho thấy cơng ty vẫn cịn phụ thuộc khá nhiều vào bên ngồi, tính tự chủ của cơng ty cịn thấp.
Khoản phải thu của công ty rất cao (trên 90%), điều này làm ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của cơng ty, tạo ra chi phí cơ hội lớn. Vịng quay khoản phải thu có xu hướng giảm vào năm 2020, công ty bị chiếm dụng nhiều vốn. Bên cạnh đó, tốc độ luân chuyển HTK cũng giảm dần.
Hiệu suất sử dụng VCĐ cho thấy khả năng quản lý VCĐ của công ty đang yếu kém dần.
Quy mô công ty cịn nhỏ, số lượng nhân viên ít.
Hình thức huy động vốn của cơng ty chưa đa dạng. Cơ cấu nguồn vốn chỉ dựa vào chủ yếu từ nguồn vốn chủ sở hữu, vay dài hạn và nợ ngắn hạn.
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động chưa đạt hiệu quả cao, đòi hỏi trong tương lai cơng ty cần có những biện pháp khắc phục để sử dụng hiệu quả vốn. Công ty chưa kiểm sốt tốt chi phí quản lý doanh nghiệp để kiểm soát ở mức tối ưu nhất mà hiệu quả.
2.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế
+ Nguyên nhân chủ quan:
Công tác quản lý chi phí giá vốn hàng bán và chi phí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều bất cập. Các khoản chi phí tồn kho, chi phí quản lý các khoản phải thu khách hàng cịn cao.
Chính sách quản lý các khoản phải thu tại doanh nghiệp chưa được quan tâm, đặc biệt là khoản phải thu khách hàng. Doanh nghiệp đã bị chiếm dụng khá lớn khoản vốn do khách hàng trả chậm. Việc cân nhắc các nhóm khách hàng cịn chưa kỹ lưỡng, các quy trình phân tích tín dụng của cơng ty chưa thực sự sát sao. Điều này rất dễ khiến cho việc lựa chọn cho vay nợ của doanh nghiệp nhiều rủi ro.
Công tác quản lý tiền chưa tốt, vốn lưu động của công ty chiếm tỷ lệ thấp. Công ty hầu như hoạt động từ các nguồn khác nhau như các vốn vay từ các tổ chức ngân hàng tài chính… bởi vậy khả năng tài trợ cho nguồn vốn lưu động của công ty thấp. Vốn bằng tiền chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn lưu động trong khi nợ ngắn hạn chiếm một lượng rất lớn.
Trình độ quản lý chưa tốt, chưa có những sáng tạo mới để cải thiện tốc độ làm việc do còn bị ảnh hưởng từ tâm lý thụ động qua nhiều năm.
Cơng tác tìm kiếm khách hàng, quảng cáo, marketing chưa được tổ chức bài bản dẫn đến phát sinh chi phí và thời gian.
+ Nguyên nhân khách quan:
Các chính sách về thuế và tín dụng của nhà nước có nhiều thay đổi trong thời gian ngắn gây khó khăn cho cơng ty trong việc nắm bắt áp dụng pháp luật. Xuất hiện nhiều hơn các đối thủ cạnh tranh trong ngành xây dựng nói chung và vật liệu xây dựng nói riêng khiến thị phần hoạt động kinh doanh của cơng ty bị ảnh hưởng ít nhiều.
Trong giai đoạn 2019-2020, hai đợt dịch Covid-19 bùng phát tại nước ta đã làm nền kinh tế chịu nhiều tác động nghiêm trọng, thị trường đầu tư xây dựng cũng không ngoại lệ. Việc triển khai, mở bán, ra mắt dự án của cơng ty phải dừng hỗn lại. Dịch bệnh cũng khiến nguồn tài chính của khách hàng khó khăn hơn. Việc hạn chế tập trung đông người, di chuyển qua lại… đều làm ảnh hưởng đến sức mua của thị trường này.
Năm 2019, nổi bật nhất đó là cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bùng nổ vào tháng 8. Điều này thúc đẩy nhanh việc các doanh nghiệp rời khỏi Trung Quốc chuyển sang thị trường Đông Nam Á.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY
TNHH XÂY DỰNG VÀ ĐÀU TƯ PHÁT ĐẠT