tiền gửi cho các tổ chức tín dụng ỏ- Việt Nam
2.1.1. Thực trạng quy định về chủ thể tham gia quan hệ hỗ trợ tài chính của tố chức bảo hiểm tiền gửi cho các tổ chức tín dụng tham gia báo chính của tố chức bảo hiểm tiền gửi cho các tổ chức tín dụng tham gia báo hiêm tiên gủi
Chủ thể là một yếu tố quan trọng không thể thiếu trong bất kỳ một quan hệ pháp luật nào. Ờ quan hệ hỗ trợ tài chính của tổ chức BHTG đối với TCTD tham gia BHTG, chủ thể được xác định gồm hai bên tham gia vào quan hệ này là bên hỗ trợ (là tổ chức BHTG) và bên được hồ trợ (là TCTD tham gia BHTG).
2.1.1.1. Thực trạng quy định về chủ thê hỗ trợ tài chính
Như đã phân tích ở trên, tổ chức BHTG ở từng quốc gia khác nhau có cách tổ chức khác nhau. Đó có thể là một tổ chức độc lập được thành lập theo quy định của pháp luật quốc gia đó hoặc được Chính phủ thành lập như một cơ quan trực thuộc Ngân hàng Trung ương; cũng có thể là một tổ chức tư nhân đáp ứng các điều kiện về việc tiếp nhận đóng góp tài chính cũng như đàm bảo điều kiện chi trả khi xảy ra đổ vỡ các TCTD có đóng phí bảo hiểm tiền gửi tại tổ chức BHTG tư nhân đó ... Dù được thành lập và hoạt động dưới hình thức nào thì khi tham gia vào quan hệ hỗ trợ tài chính này, tổ chức BHTG được xác định là bên hồ trợ. Do tính chất đặc biệt của quan hệ bão hiểm tiền gửi, hầu như tổ chức BHTG nào cũng có sự hậu thuẫn của Chính phù từng quốc gia. Tuy nhiên trong quan hệ hồ trợ tài chính này, chủ thể hồ trợ chỉ duy nhất có tổ chức BHTG chứ khơng gồm
Chính phủ. Bởi lẽ tô chức này đã được giao quyên đại diện cho Nhà nước quản lý và thực thi các chính sách pháp luật có liên quan. Tại Việt Nam, chủ thể hồ trợ trong quan hệ này là Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. Điều này lần đầu được xác định tại Điều 14, Điều 15 Mục 3 Nghị định 89/1999/NĐ-CP;
sau đó là khoản 5 Điều 1 Nghị định 109/2005/NĐ-CP; hiện tại là Điều 146d, Điều 148b, Điều 148đ Luật số 17/2017/QH14.
Theo những quy định này, BHTGVN có thể được chủ động xem xét hồ trợ theo đề nghị của bên nhận hỗ trợ hoặc thụ động thực hiện hồ trọ theo• c? • • • • • • • • • quyết định của cơ quan có thẩm quyền song trong cả hai trường họp thì Hội đồng quản trị BHTGVN đều là cấp cao nhất đại diện cho BHTGVN quyết định thực hiện hoạt động này. Điều này hoàn toàn phù họp với Điều lệ về tố chức và hoạt động cùa BHTGVN đã được Thủ tướng Chính phủ quy định. Theo đó, Hội đồng quản trị BHTGVN là cấp duy nhất: phê duyệt phương án hỗ trợ các tổ chức tham gia BHTG [11, Điều 12, khoản 6] hay:Hội đồng quản trị có tồn quyền nhân danh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam [13, Điều 10, khoản 2], Quy định này không chịu ràng buộc bởi người đại diện theo pháp luật là Tổng giám đốc (trong giai đoạn trước khi Luật BHTG có hiệu lực) hay Chủ tịch HĐQT BHTGVN (trong giai đoạn từ khi Luật BHTG có hiệu lực cho tới nay). Người đại diện theo pháp luật tham gia quan hệ hồ trợ tài chính của BHTGVN dưới danh nghĩa là một thành viên HĐQT, thay mặt HĐQT trực tiếp hoặc ủy quyền ký họp đồng hồ trợ tài chính của BHTGVN đối với TCTD tham gia BHTG mà thôi.
Để thực hiện hoạt động này, BHTGVN được pháp luật quy định các quyền và nghĩa vụ tương ứng với trách nhiệm được giao trong từng thời kỳ.
Cụ thể như sau:
- Quyền và nghĩa vụ của BHTGVN khi tham gia hồ trợ cho TCTD
tham gia BHTG giai đoạn trước khi Luật BHTG có hiệu lực. Trong giai đoạn trước khi ban hành Luật BHTG, các văn bản pháp quy của Nhà nước cho phép BHTGVN được thực hiện các hoạt động hỗ trợ đối với các tổ chức tham gia BHTG mất khả năng chi trả. Cùng với đó là việc quy định các hoạt động BHTGVN được thực hiện theo hướng ưu đãi, mở rộng các quyền về tài chính nhằm đảm bảo đủ nguồn vốn thực hiện công tác hồ trợ và nghiệp vụ bảo hiểm tiền gửi. Chẳng hạn như cho phép BHTGVN được: Vay vốn của các tố chức tín dụng và tổ chức khác để giải quyết khó khăn tạm thời về vốn hoạt động. Trong trường hợp càn thiết việc vay vốn này được thực hiện với sự bảo lãnh của Chính phủ; tiếp nhận các nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để tăng cường năng lực hoạt động.; Trong trường hợp đặc biệt, khi gặp khó khăn về vốn hoạt động, được vay hoặc tiếp nhận nguồn vốn hồ trợ đặc biệt của Nhà nước [11, Điều 7, khoản 5, 6, 7], Ngồi ra, BHTGVN có nhiệm vụ thực hiện các cam kết đối với tồ chức tham gia BHTG và các cam kết khác thuộc trách nhiệm của BHTGVN, trong đó có cam kết về hỗ trợ tài chính theo quy định của pháp luật. Có thề thấy là trong giai đoạn này, BHTGVN được trao cho quyền hạn tương đối rộng. Tuy nhiên thực tế việc hồ trợ của BHTGVN chỉ có thể thực hiện đối với các TCTD tham gia BHTG là Quỳ tín dụng nhân dân. Điều này xuất phát từ năng lực hoạt động của BHTGVN chưa đủ mạnh để hồ trợ các TCTD tham gia BHTG là ngân hàng thương mại; chính sách điều hành của Nhà nước trong việc đánh giá, xác định các TCTD tham gia BHTG thuộc trường hợp nhận khoản vay hỗ trợ từ BHTGVN ....
- Quyền và nghĩa vụ của BHTGVN khi tham gia hồ trợ TCTD tham gia BHTG giai đoạn từ khi Luật BHTG có hiệu lực thi hành tới nay. Trong giai đoạn từ khi Luật BHTG có hiệu lực thi hành tới nay, hoạt động hỗ trợ tài chính khơng được quy định tại Luật BHTG dẫn tới quyền hạn của BHTGVN bị hạn chế so với quy định trước đó. Neu như trước đây, BHTGVN được hỗ
trợ vơn hoạt động từ nhiêu ngn khác nhau thì nay Luật BHTG quy định BHTGVN chỉ được nhận hồ tài chính trong trường hợp nguồn vốn không đủ để trả tiền bảo hiểm. Tức là BHTGVN chỉ được vay vốn phục vụ cho công tác chi trả tiền bảo hiểm đối với người gửi tiền. Quy định này xuất phát từ chức năng của BHTGVN là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền tuy nhiên cũng làm hạn chế năng lực hoạt động của BHTGVN trong việc huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn sằn có.
Luật số 17/2017/QH14 đã bổ sung thêm nhiệm vụ của BHTGVN trong việc tham gia cơ cấu lại TCTD yếu kém. Theo đó BHTGVN thực hiện hồ trợ tài chính thơng qua việc cho vay đặc biệt đối với TCTD được kiếm soát đặc biệt và mua trái phiếu dài hạn của TCTD hồ trợ. Tuy nhiên, Luật số 17/2017/QH14 chỉ quy định về nhiệm vụ chứ không bổ sung chức năng cho BHTGVN. Chính vì lẽ đó, BHTGVN tuy có nhiệm vụ song lại chưa có chức năng hoàn chỉnh theo quy định của Nhà nước để có thể thực hiện nhiệm vụ được giao trên một cách có hiệu quả. Đây là vấn đề vướng mắc tại thời điểm hiện nay cần tháo gỡ để BHTGVN có thể triển khai quy định về hỗ trợ tài chính một cách đồng bộ và thật sự hiệu quả.
2.1.1.2. Thực trạng quy định về chủ thê được hỗ trợ tài chính từ tơ chức bảo hiểm tiền gửi
Trong quan hệ hỗ trợ tài chính, chủ thể được hồ trợ tài chính từ tổ chức BHTG là các TCTD tham gia BHTG. Theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng thì TCTD bao gồm nhiều loại hình khác nhau, tuy nhiên chỉ các TCTD có hoạt động nhận tiền gửi cá nhân bắt buộc phải tham gia bảo hiềm tiền gửi mới là đối tượng của hoạt động hồ trợ tài chính. Có thể kể đến các chủ thể thuộc đối tượng nhận hỗ trợ tài chính từ tổ chức BHTG như: Ngân hàng thương mại, Ngân hàng hợp tác xã, QTDND, tồ chức TCVM và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được nhận tiền gửi của cá nhân. Tuy nhiên, Luật sổ
17/2017/QH14 bô sung một đôi tượng không thuộc các chủ thê nêu trên tham gia vào quan hệ hỗ trợ tài chính của tổ chức BHTG đó là Cơng ty tài chính. Đối tượng này theo quy định tại Điều 148b Luật số 17/2017/QH14 được vay đặc biệt với lãi suất ưu đãi đến mức 0% của BHTGVN từ quỳ dự phòng nghiệp vụ. Quy định này hiện đang gây nhiều tranh cãi bởi trên thực tế Cơng ty tài chính chỉ có hoạt động nhận tiền gửi của tổ chức, không phải là đối tượng tham gia bảo hiểm tiền gửi. Cho nên việc trích quỳ dự phịng nghiệp vụ, vốn có nguồn thu chính là từ phí bảo hiểm tiền gừi, để hồ trợ với lãi suất đến mức 0% là không hợp lý.Đây cũng là một vấn đề bất cập cần sửa đổi cho
phù hợp với thực tế triển khai.
Cùng với quyền nhận hỗ trợ từ tổ chức BHTG, tổ chức nhận hỗ trợ là các đcm vị nêu trên có nghĩa vụ tn thủ các quy định về trình tự, thủ tục nhận hỗ trợ đặc biệt phải cam kết sử dụng nguồn vốn từ hoạt động hồ trợ đúng mục đích như: chi trả tiền gửi được bảo hiềm; thực hiện thanh khoản trong thời gian được kiếm soát đặc biệt; phục hồi theo phương án phục hồi đã được phê duyệt... Ngoài ra, TCTD tham gia BHTG phải đảm bảo hoàn trả khoản hồ trợ nhận từ tổ chức BHTG trước tất cả các khoản nợ khác của đơn vị. Điều này được quy định trong các văn bản như Nghị định 109/2005/NĐ-CP; Thông tư
số 01/2018/TT-NHNN.
2.1.2. Thực trạng quy định vê nguôn vôn dùng đê hơ trợ tài chính và những trường họp tổ chức tín dụng được hỗ trợ tài chính từ tổ chức bảo hiểm tiền gửi
2.1.2.1. Các quy định về nguồn vốn dùng đê hỗ trợ tài chính cho các tổ chức tín dụng
Lĩnh vực bảo hiểm nói chung và bảo hiểm tiền gửi nói riêng hoạt động theo nguyên tắc thu phí để chi trả khi có nghĩa vụ. Nói chính xác là thu phí để tích lũy nguồn thu nhàm thực hiện các nghĩa vụ phát sinh trong tương lai.
Trong giai đoạn từ khi thành lập tới trước khi ban hành Luật BHTG, ngoài vốn điều lệ do Nhà nước cấp, BHTGVN cịn được pháp luật thừa nhận có các nguồn vốn, quỳ khác như: vốn vay khi được Thủ tướng chính phủ cho phép; vốn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước (nếu có); Các khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản; Quỹ dự phòng nghiệp vụ (nguồn thu phí BHTG); Các loại quỳ: quỹ dự phịng tài chính, quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng trợ cấp, mất việc làm, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi; vốn đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản cố định do Nhà nước cấp (nếu có). Như vậy, nguồn vốn của BHTGVN chủ yếu từ ngân sách Nhà nước và một nguồn thu lớn nhất chính là từ thu phí bảo hiểm tiền gửi. Nguồn thu này theo quy định hạch tốn vào Quỳ dự phịng nghiệp vụ dùng đế chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền. “Trong 3 năm đầu hoạt động, Bảo hiếm tiền gửi Việt
Nam hạch toán vào thu nhập 12% tơng sổ phí thu được của các tơ chức tham gia bảo hiềm tiền gửi. Sau thời gian 3 năm, nếu nguồn thu của Bảo hiểm tiền gửi Việt nam vẫn tiếp tục khó khăn do khách quan thì giao Bộ Tài chính xem xét xử lý tiếp;” (điểm a khoản 1 Điều 12 Quyết định số 145/2000/QĐ-TTg
ngày 19/12/2000 của Thủ tướng Chinh phủ về việc ban hành quy chế quản lý tài chính đối với BHTGVN - Quyết định 145/2000/QĐ-TTg). Từ năm 2004, 100% nguồn thu từ phí bảo hiểm tiền gửi được bổ sung vào Quỹ dự phòng nghiệp vụ. Đây được xem là nguồn vốn cơ bản cần được duy trì để đàm bảo cam kết chính trị mà BHTGVN thay mặt Chính phủ thực hiện đối với người gửi tiền vào bất kỳ thời điểm nào khi tố chức tham gia BHTG bị đổ vỡ. Đồng thời thiết lập khoản dự phịng giúp đảm bảo nguồn lực sẵn có cho đầu tư, duy trì cân bàng nghiệp vụ trong dài hạn giữa nguồn thu và đảm bảo thanh toán.
Trong giai đoạn này, BHTGVN sử dụng nguồn tiền từ Quỹ dự phòng nghiệp vụ để hồ trợ tài chính cho các tổ chức tham gia BHTG. Mặc dù chưa có quy định cụ thể về nguồn vốn để thực hiện hồ trợ tài chính song việc
BHTGVN hơ trợ tài chính với các tơ chức tham gia BHTG có vai trị đặc biệt quan trọng. Một mặt giúp cho tổ chức tham gia BHTG bù đắp sự thiếu hụt vốn tạm thời, giữ trạng thái thanh khoản ổn định đảm bảo mục tiêu thực hiện chính sách công là bảo vệ người gửi tiền; mặt khác bố sung nguồn vốn cho BHTGVN bởi tiền lãi thu được từ hoạt động hồ trợ cũng được coi là thu nhập của BHTGVN [12, Điều 12, khoản 1],
Tại Luật số 17/2017/QH14, cùng với việc quy định BHTGVN tham gia sâu hơn vào quá trình cơ cấu lại các TCTD yếu kém thơng qua hình thức hỗ trợ cho vay đặc biệt đối với các TCTD được kiềm soát đặc biệt, các nhà làm9^99 9 9 9'
luật đã quy định rõ nguồn vốn để thực hiện hoạt động này là từ Quỳ dự phòng nghiệp vụ của BHTGVN [10, Điều 148b, Khoản 1, Điểm đ; Khoản 2, Điểm b] và quy định cách xử lý cho phép BHTGVN được giảm quỹ dự phịng nghiệp vụ do khơng thu hồi được khoản vay đặc biệt. Như vậy, ngoài việc sử dụng đề chi trả tiền gửi cho người gửi tiền - vốn là mục đích sử dụng duy nhất - thì nay quỳ dự phịng nghiệp vụ cịn được sử dụng để phục vụ hoạt động hồ trợ tài chính nhung phải đảm bảo ngun tắc khơng làm ảnh hưởng tới khả năng chi trả bảo hiềm tiền gửi cho người gửi tiền. Tuy nhiên đối với hình thức hồ trợ thông qua mua trái phiếu dài hạn của tổ chức tín dụng hồ trợ, các nhà làm luật lại không quy định chi tiết tại Luật về nguồn vốn mà BHTGVN được sử dụng khiến BHTGVN gặp lúng túng trong việc triển khai. Tuy nhiên, vấn đề này đã được giải quyết phần nào tại Thông tư số 20/2020/TT-BTC ngày 01/4/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 312/2016/TT-BTC ngày 24/11/2016 của Bộ Tài chính quy định chế độ tài chính đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. Theo đó, BHTGVN được sử dụng vốn hoạt động để mua trái phiếu dài hạn của TCTD hồ trợ theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Nhưng việc quy định sử dụng nguồn vốn hoạt động nói chung (bao gồm vốn điều lệ do ngân sách nhà nước cấp, nguồn thu từ phí bảo hiểm tiền
gửi, các nguồn thu từ hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rồi và các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật) để thực hiện hoạt động hỗ trợ vô hình chung lại xếp hoạt động này chung nhóm với các hình thức đầu tư vốn khác của BHTGVN nhằm bảo tồn vốn chứ khơng vì mục đích hồ trợ
cho TCTD yếu kém. Đây cũng là một vấn đề cần được tách biệt, quy định theo hướng cụ thể hơn
2.1.2.2. Các quy định về những trường hợp tơ chức tín dụng được hỗ trợ tài chính từ tơ chức báo hiềm tiền gửi
Trong từng giai đoạn, các nhà làm luật đưa ra quy định khác nhau liên quan tới trường hợp tổ chức BHTG hồ trợ tài chính đối với TCTD tham gia BHTG. Song tựu chung lại thì ở thời điểm nào đi chăng nữa, việc hồ trợ tài chính của tổ chức BHTG chỉ thực hiện khi NHNN xác định việc giải thể, phá sản TCTD tham gia BHTG sẽ dần tới ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sự an tồn của hệ thống tín dụng do đó cần phải có các biện pháp hỗ trợ kịp thời nhằm khôi phục hoạt động, trờ lại trạng thái bình thường. Nhà làm luật