Kiến nghị với các cơ quan quản lý Nhà nước

Một phần của tài liệu Hỗ trợ tài chính của tổ chức bảo hiểm tiền gửi đối với tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 84 - 89)

2.3. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về hỗ trợ tài chính của

2.3.3. Kiến nghị với các cơ quan quản lý Nhà nước

2.3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ

Với nguồn vốn hiện có, BHTGVN ln sẵn sàng trong việc hỗ trợ tài chính cho các TCTD yếu kém có quy mơ nhỏ và vừa phù họp với quy định hiện tại là hỗ trợ cho Quỹ tín dụng nhân dân, Tổ chức tài chính vi mơ, Cơng ty tài chính. Tuy nhiên, để có thể thực hiện tốt hơn nữa vai trị của tổ chức BHTG, bảo vệ được tốt nhất quyền lợi của người gửi tiền, BHTGVN cần nâng cao năng lực tài chính, tiến tới mục tiêu có thế tham gia vào q trình cơ cấu lại đối với các TCTD có quy mơ lớn như ngân hàng thương mại. Để làm được điều đó, BHTGVN cần đề xuất với Chính phủ tăng vốn điều lệ cho phù

hợp với quy mô và tầm ảnh hưởng của ngân hàng thương mại cần xử lý. Đồng thời đáp ứng được chức năng nhiệm vụ mới về cho vay đặc biệt đối với TCTD được kiểm soát đặc biệt và mua trái phiếu dài hạn của TCTD hồ trợ.

2.3.3.2. Kiến nghị đoi với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

- Đề nghị NHNN tổng hợp, xem xét, đề xuất với Chính phủ, Quốc hội; phối hợp với các Bộ ngành có liên quan trong vấn đề sửa đổi bổ sung Luật BHTG làm cơ sở cho việc BHTG thực hiện chức năng hồ trợ tài chính.

- Đe nghị Ngân hàng Nhà nước ban hành văn bản hướng dẫn về việc BHTGVN hồ trợ tài chính đối với các tổ chức tham gia BHTG trong đó quy định rõ về trình tự, thủ tục, thẩm quyền, hạn mức, lãi suất, tài sản bảo đảm, xử

lý rủi ro do không thu hồi được tài sản hồ trợ ...

- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc liên quan phối hợp với BHTGVN trong công tác kiềm tra, giám sát hoạt động của các TCTD; công tác hỗ trợ và xử lý các QTDND yếu kém được kiểm soát đặc biệt; tăng cường hoạt động hỗ trợ về nghiệp vụ, chia sẻ thông tin giữa NHNN với BHTGVN.

2.3.3.3. Kiến nghị đối với Bộ Tài chính

- Đồ nghị xem xét sửa đổi cơ chế tài chính đối với BHTGVN nhằm giúp BHTGVN ổn định và chủ động trong hoạt động, tăng Quỳ đầu tư phát triển, tăng vốn điều lệ và tăng năng lực tài chính cho BHTGVN; Quy định nguồn tiền thực hiện hỗ trợ và phương pháp hạch toán khi xữ lý tổn thất trong

rủi ro không thu hồi được khoản hỗ trợ

- Tăng cường chức năng quản lý và đề ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính và hiệu quả hoạt động của BHTGVN.

Kết luận chương 2

Từ nhũng quy định của pháp luật liên quan tới hỗ trợ tài chính của tổ chức BHTG cho tổ chức tham gia BHTG có thể thấy rằng khung pháp lý cho hoạt động này chưa được hoàn thiện. Việc điều chỉnh quan hệ về hồ trợ tài chính của chủ thể là BHTG thơng qua Luật TCTD trong khi chức năng, quyền và nghĩa vụ của tổ chức này tại Luật chuyên ngành là Luật BHTG chưa được quy định cụ thể là sự thiếu đồng bộ dẫn tới khó triển khai trên thực tế. Ngồi ra, các quy định liên quan tới hồ trợ tài chính cùa tổ chức BHTG tại Luật sửa đổi bồ sung Luật các TCTD chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể của cơ quan có thẩm quyền dẫn tới những lúng túng khi triển khai. Chẳng hạn như vấn đề mua trái phiếu dài hạn của tố chức tín dụng hỗ trợ hiện chưa có quy định về tỷ lệ trái phiếu được mua, lãi suất ... Bên cạnh đó, việc đưa cơng ty tài chính vào nhóm đối tượng nhận hồ trợ từ Quỹ dự phịng nghiệp vụ vốn được hình thành từ phí BHTG trong khi tổ chức này không tham gia BHTG là không phù hợp với quy định về mục đích sử dụng Quỹ của BHTGVN. Như vậy, bằng việc tìm hiểu những quy định liên quan tới cho vay hồ trợ của tổ chức BHTG đối với TCTD tham gia BHTG cũng như thực trạng cơng tác hỗ trợ tài chính từ khi thành lập tổ chức BHTG tại Việt Nam tới nay, có thể kết luận việc hồ trợ tài chính của tổ chức BHTG còn nhiều khỏ khăn vướng mắc do thiếu cơ chế thực hiện và thiếu sự đồng bộ trong các luật chuyên ngành. Đây là vấn đề cần được giải quyết để cơng tác hỗ trợ tài chính của BHTGVN được sớm triển khai có hiệu quả trong thực tế.

KÊT LUẬN

Khai thác tiêm năng, phát huy vai trị của tơ chức BHTG trong sự nghiệp phát triển ngành ngân hàng, trong công cuộc tái cơ cấu các TCTD đang được chú trọng nghiên cứu, triến khai, vấn đề này cần được thực hiện một cách đồng bộ đảm bảo tính hiệu quả, khả thi. Đề tài nghiên cứu Hồ trợ tài chính của tổ chức BHTG đối với tổ chức tham gia BHTG theo quy định của pháp luật Việt Nam đã đã hoàn thành những nội dung cơ bản sau:

Một là tổng hợp cơ sở lý luận về các vấn đề có liên quan tới hoạt động hỗ trợ tài chính các TCTD có nguy cơ đổ vỡ cũng như kinh nghiệm xử lý đổ vỡ ngân hàng tại một số nước được đánh giá có chính sách BHTG phát triển.

Hai là phân tích, đánh giá thực trạng về hoạt động hồ trợ tài chính của BHTGVN đối với tồ chức tham gia BHTG qua đó rút ra những vấn đề bất cập, khó khăn cần tháo gỡ trong thời gian tới để có thể thực hiện tốt nhiệm vu hỗ trợ tài chính nhằm giữ vững tính ổn định, an tồn, lành mạnh trong hoạt động tài chính ngân hàng.

Ba là đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm triển khai cơng tác hồ trợ tài chính của BHTGVN đối với các tổ chức tham gia BHTG là TCTD yếu kém một cách nhanh chóng và đạt hiệu quả tốt nhất.

Với sự nghiêm túc tìm hiểu, nghiên cứu, tơi hy vọng đề tài này sẽ góp phần làm rõ hơn về hoạt động hồ trợ tài chính của tổ chức BHTGVN vốn là một hoạt động mới mẻ và cần nhiều những đóng góp khi triến khai áp dụng vào thực tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12.

Bộ Tài chính (2020), Thông tư sô 20/2020/TT-BTC ngày 01/4/2020 sửa

đôi bổ sung một số điều của Thống tư số 3Ỉ2/2016/TT-BTC của Bộ Tài chỉnh quy định chế độ tài chính đối với BHTGVN, Hà Nội.

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tổng họp năm 2019.

Chính phủ (1999), Nghị định số 89/1999/NĐ-CP ngày 01 thảng 9 năm

1999 về Bảo hiếm tiền gửi, Hà Nội.

Hiêp hội QTDND (2019), Báo cáo kết quả hoạt động năm 2019. Đài Loan (1984), Luật Bảo hiểm tiền gửi.

Vũ Văn Long (chủ biên) (2020), Biện pháp đê BHTGVN tham gia hiệu

quả vào quá trình tái cơ cấu TCTD yếu kém theo định hướng tại Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030, Đe tài khoa học cấp ngành.

Ngân hàng Nhà nước (2018), Thong tư 01 /2018/TT-NHNN quy định về

cho vay đặc hiệt đối với các tơ chức tín dụng, Hà Nội.

Ngân hàng Nhà nước (2019), Thông tư số 11/2019/TT-NHNN quy định

về kiếm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng, Hà Nội.

Quốc hội (2012), Luật Bảo hiểm tiền gửi, Hà Nội.

Quốc hội (2017), Luật các Tỏ chức tín dụng, Hà Nội.

Thủ tướng Chính phủ (2000), Quyết định số 75/2000/QĐ-TTg ngày

28/6/2000 phê duyệt điều lệ về tổ chức và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Hà Nội.

Thủ tướng Chính phú (2000), Quyết định số 145/2000/QĐ-TTg về việc

ban hành Quy chế quản lỷ tài chính đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Hà Nội.

13. Thủ tướng Chính phủ (2013), Qụt định sơ 1395/2013/QĐ-TTg ngày

13/8/2013 phê duyệt điều lệ về tổ chức và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Hà Nội.

14. Thủ tướng Chính phủ (2017), Đồ án cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn

với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020 (Ban hành kèm theo Quyết định số: 1058/QĐ-TTg ngày 19/7/2017, Hà Nội.

15. Tổng giám đốc BHTGVN (2005), Quyết định 199/QĐ-BHTG11 ngày

20/7/2005 han hành quy định tạm thời về cho vay hỗ trợ đối với Quỹ tín dụng nhân dân CO' sở.

Tài liệu Website

16. Bảo hiểm tiền gửi giảm thiếu rủi ro mơ hình cho mạng lưới an tồn tài chính hiệu quả,

http://div.gov.vn/Default.aspx?tabid=120&News=575&CategoryID=3. 17. Nguyễn Thị Kim Oanh & Nguyễn Lệ Thu, bài đăng trên website Hiệp

hội ngân hàng Việt Nam,

http://www. vnba.org. vn/index.php?option=com_content&task=view&i d=6428&Itemid= 13.

Một phần của tài liệu Hỗ trợ tài chính của tổ chức bảo hiểm tiền gửi đối với tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 84 - 89)