Nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực trình độ chun mơn của độ

Một phần của tài liệu Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự theo luật tố tụng hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn tại tỉnh phú thọ) (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 99)

r ỉ

3.2.3. Nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực trình độ chun mơn của độ

ngũ Kiểm sát viên

Đáp ứng địi hởi của cơng cuộc cải cách tư pháp đối với công tác của ngành kiểm sát, mục tiêu, yêu cầu được đặt ra là phải đổi mới mạnh mẽ công tác đào tạo, bồi dường cán bộ để xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với Đảng, tận tụy với cơng vụ, có đức tính như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy người cán bộ kiểm sát: “Cơng minh, Chính trực, Khách quan, Thận trọng, Khiêm tốn”, có trình độ chun mơn, kỹ nãng nghề nghiệp cao, có năng lực quản lý, chỉ đạo, điều hành, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế.

Để thực hiện mục tiêu, yêu cầu nêu trên, trong thời gian tới, cần nâng cao phấm chất đạo đức, năng lực trình độ chun mơn của đội ngũ Kiếm sát viên, thông qua thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau đây:

Quán triệt sâu sắc đến cán bộ, Kiểm sát viên VKS các cấp về nhận thức ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn điều tra và tăng cường gán công tố với kiểm sát điều tra. Kiểm sát viên phải xây dựng cho mình phương pháp KSĐT khoa học, hiệu quả nhằm thực hiện tốt

nhiệm vụ KSĐT, như nghiên cứu hồ sơ, tài liệu, tham gia các hoạt động điều tra do Điều tra viên tiến hành. Thông qua việc nghiên cứu hồ sơ và trực tiếp tham gia các hoạt động điều tra như khám nghiệm hiện trường, hởi cung bị can, đối chất, nhận dạng, thực nghiệm điều tra... KSV phải xác định được những vấn đề phải chứng

minh và khả năng thu thập chứng cứ của Điêu tra viên đê từ đó đê ra yêu câu điêu tra (căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ thu thập được và yêu cầu chứng minh của vụ án; cách nêu vấn đề yêu cầu điều tra cụ thể và có tính khả thi). Tùy thuộc vào từng kết quả hoạt động điều tra, KSV yêu cầu Điều tra viên đề xuất ban hành các quyết định tố tụng để tiến hành điều tra, xử lý vụ việc. Chẳng hạn: nếu đủ căn cứ để khởi tố bị can thì yêu cầu Điều tra viên báo cáo Thú trưởng, Phó Thủ trưởng CQĐT ra quyết định khởi tố bị can hoặc nếu cần thiết phải áp dụng biện pháp tạm giam thì đề xuất ra lệnh bắt bị can để tạm giam để VKS phê chuẩn. Vì vậy, VKS phải kiểm sát chặt chẽ các thủ tục tố tụng và kết quả các hoạt động điều tra; phát hiện và áp dụng các biện pháp theo luật định để yêu càu CQĐT khắc phục kịp thời, khơng để xảy ra tình trạng q trình điều tra có sai phạm nghiêm trọng liên tục để tránh vụ án sẽ rơi vào bế tắc, kéo dài, thậm chí khơng giải quyết được. VKS các cấp phải tống hợp, phân tích vi phạm để đề ra biện pháp nhằm hạn chế nhừng vi phạm pháp luật trong hoạt động điều tra, nhất là những ảnh hưởng tiêu cực, những tác động trái pháp luật của các chỉ thị, mệnh lệnh hành chính đối với Điều tra viên.

Tăng cường bồi dưỡng, trau dồi phẩm chất đạo đức, nâng cao trình độ về chính trị, nghiệp vụ và trách nhiệm của cán bộ, kiểm sát viên Trong điều kiện mặt trái của nền kinh tế thị trường đang tác động từng ngày, từng giờ đến từng cá nhân trong xã hội và diễn biến của tinh hình tội phạm ngày càng phức tạp thỉ vấn đề xây dựng, rèn luyện phấm chất đạo đức, nâng cao trình độ chính trị và nghiệp vụ là địi hỏi có tính thường xun, liên tục đối với cán bộ tư pháp nói chung và đội ngũ cán bộ, KVS nói riêng, đây cịn là địi hỏi của q trình cải cách tư pháp. Rèn luyện nâng cao ý thức chính trị sẽ giúp cho cán bộ, KSV thực hiện chức nàng nhiệm vụ một cách có lý, có tình, được nhân dân tin tưởng và đồng tinh; giúp cán bộ, KSV vận dụng pháp luật được đúng đắn. Nếu xa rời ý thức chính trị dễ làm cho cán bộ, KSV mất ý thức rèn luyện, dễ bị những lợi ích vật chất, tinh thần cám dỗ và dẫn đến vi phạm pháp luật. Việc rèn luyện ý thức chính trị ln phải đi đơi với việc rèn luyện phẩm chất đạo đức của người cán bộ kiểm sát theo tinh thần lời dạy của Bác Hồ: Cơng minh, chính trực, khách quan, thận trọng và khiêm tốn.

Ap dụng các biện pháp đê đôi mới mạnh mẽ công tác quản lý Nhà nước vê đào tạo tạo, bồi dưỡng cán bộ, thể hiện qua việc tích cực, chú động lập chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dường cán bộ một cách có chất lượng, thiết thực, có đủ tầm nhìn, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài. Kiện toàn các cơ sờ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của ngành kiếm sát về mọi mặt để đủ sức đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ của Ngành theo yêu cầu cải cách tư pháp. Hoàn thiện và đồi mới nội dung chương trinh đào tạo, bồi dường cán bộ nhằm vừa bảo đảm tính tổng thề của các chương trinh đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, KSV cho toàn ngành Kiềm sát theo yêu cầu cải cách tư pháp vừa đáp ứng được các yêu cầu, đòi hỏi đặt ra từ nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ trước mắt. Mở rộng các loại hình đào tạo, bồi dưỡng để đáp ứng nhu cầu công tác của các đối tượng người học. Kết hợp nhuần nhuyễn giữa đào tạo tại trường lớp với việc tăng cường trách nhiệm đào tạo của người trực tiếp quản lý, sử dụng cán bộ và việc tự đào tạo của cán bộ, KSV. Xây dựng kế hoạch và chế độ khuyến khích đào tạo, bồi dường cán bộ có trình độ chun mơn cao, các chuyên gia giỏi có khả năng nghiên cứu, giải quyết những vấn đề phức tạp trong hoạt động công tố và kiểm sát tư pháp nhằm thực hiện chủ trương đào tạo nguồn nhân lực lâu dài cho ngành Kiếm sát, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Tạo sự liên thông, gắn kết giữa công tác nghiên cứu khoa học, họp tác quốc tế và đào tạo, bồi dường cán bộ, xem đây là biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

Đe xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, VKSND cần xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm sát theo các phương hướng sau:

- Rà soát, xác định rõ nhu cầu biên chế và cơ cấu KSV, Kiểm tra viên của từng VKS cấp huyện, tỉnh để đề nghị VKSND tối cao tăng cường biên chế cho phù hợp.

- Quan tâm đào tạo nguồn cán bộ, hàng năm, VKS tỉnh Phú Thọ cần phải làm tốt công tác quy hoạch cán bộ theo đúng hướng dẫn của Tỉnh ủy và VKSND tối cao, sáp xếp luân chuyển, đề bạt cán bộ phù hợp theo một quy trình khoa học, có lộ trình cụ thể đối với từng chức danh, tạo bước kế cận để bổ sung kịp thời. Công tác đào tạo bồi dưỡng phải được thực hiện một cách tồn diện cả về mặt chính trị, phẩm

chất đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ và năng lực thực tiễn. Xác định rõ nhiệm vụ và mục tiêu đào tạo trong từng thời kỳ gắn với công tác quy hoạch, đề bạt cán bộ.

Cần có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho cán bộ trẻ đi học sau Đại họcJ theo đúng chun ngành, có chế độ ưu đãi phù hợp đối với họ để xây dựng, đào tạo những cán bộ giỏi cống hiến cho ngành và địa phương.

- Nâng cao trách nhiệm quản lý chặt chẽ cán bộ, Kiếm sát viên, kịp thời phát hiện các biểu hiện tiêu cực, vi phạm kỷ luật nghiệp vụ để uốn nắn xử lý, làm trong sạch bộ máy của ngành.

- Tiếp tục rèn luyện phẩm chất đạo đức, nâng cao trinh độ chính trị, chun mơn nghiệp vụ và tăng cường trách nhiệm của cán bộ, KSV. Phát động phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để các cán bộ, KSV không ngừng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, thực sự trở thành tấm gương sáng về phẩm chất đạo đức lối sống. Cán bộ, KSV luôn phải thực hiện theo lời dạy của Bác: “Cơng minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”, phải tăng cường rèn luyện ý thức chính trị; ln nắm vững các chủ trương, nghị quyết của Đảng trong lĩnh vực đấu tranh phịng chống tội phạm và cơng tác kiểm sát cũng như các nhiệm vụ chính trị của địa phương để có thể thực hiện nhiệm vụ một cách có hiệu quâ hơn. Bên cạnh đó các cán bộ, KSV phải là người có trình độ chun mơn nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ được giao một cách chủ động, linh hoạt, sáng tạo. Trong điều kiện cải cách tư pháp như hiện nay việc chuấn hóa đội ngũ cán bộ, KSV là yêu cầu bắt buộc và cấp bách; địi hỏi các cán bộ, KSV khơng những phải học tập nâng cao trình độ theo đúng tiêu chuẩn mà cịn phải khơng ngừng trau dồi kinh nghiệm, kỹ năng thao tác nghiệp vụ như các kỹ năng lập và nghiên cứu hồ sơ, kỹ năng khám nghiệm hiện trường, tử thi, hỏi cung bị can... VKSND tỉnh Phú Thọ phải quan tâm đến công tác đào tạo lại, tăng cường hội thảo trực tuyến, tập tiling bồi dưỡng, tập huấn kiến thức chuyên ngành, cần đổi mới nội dung chương trình đạo tạo theo hướng chuyên sâu, đề cao các hoạt động thực tiễn, các kỹ năng nghiệp vụ cụ thế.

3.2.4. Nâng cao cơ sở vật chất, điều kiện làm việc cho cán bộ kiểm sát

Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong đội ngũ

cán bộ, KSV trực tiêp làm công tác THQCT và kiêm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự. Các KSV phải sử dụng thành thạo các loại phần mềm, làm chủ các phuơng tiện kỹ thuật về công nghệ thông tin. Đe thục hiện tốt yêu cầu này, VKSND cần tổ chức các lớp tin học văn phòng nâng cao; cử các cán bộ, KSV tham gia học các lớp tin học do VKSND tối cao tổ chức về công tác thống kê, phần mềm quản lý án...

Cần sử dụng tốt các loại phần mềm và các phương tiện cơ sở hạ tầng về công nghệ thơng tin hiện có, tránh lãng phí; khai thác có hiệu quả tiện ích của công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành các đơn vị; quản lý chặt chẽ, chính xác, tập trung tất cả các loại án trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự bằng phần mềm trên máy vi tính ngay tù’ khi bắt đầu thụ lý vụ án và liên tục trong suốt quá trinh giải quyết vụ án; qua đó tham mưu cho lãnh đạo Viện theo dõi chặt chẽ tiến độ điều tra vụ án nhằm phối họp chặt chẽ với CQĐT trong quá trình điều tra phá án.

VKS đẩy mạnh việc sử dụng hệ thống thư điện tử nội bộ đảm bảo ngay sau khi vụ việc xảy ra hoặc phát sinh sự kiện mới được truyền tin đi nhanh chóng, chính xác, kịp thời để nâng cao chất lượng quản lý, chỉ đạo, điều hành cho lãnh đạo VKS.

KÊT LUẬN

Hiên pháp năm 2013 tiêp tục khăng định VKSND là một trong bôn hệ thông cơ quan Nhà nước do Quốc hội tổ chức ra, có chức năng thực hành quyền công tố và kiếm sát các hoạt động tư pháp, bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn điều tra vụ án hinh sự là một trong các hoạt động quan trọng của VKS vì các hoạt động này trực tiếp tác động đến các quyền tự do thân thể, danh dự và tính mạng của cơng dân. Đe xảy ra việc khởi tố, điều tra, bắt giữ, giam và xử lý oan sai đối với một công dân không những gây ảnh hưởng đến đời sống của họ mà còn làm mất lòng tin của quần chúng nhân dân đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật. Mặt khác, nếu kẻ phạm tội không bị phát hiện, xử lý kịp thời và nghiêm minh là sự biểu hiện của pháp luật không nghiêm, tạo điều kiện cho tội phạm tiếp tục phát triển dẫn đến bất ổn tình hình xã hội. Do đó, địi hỏi VKS phải thực hiện tốt, có hiệu quả chức năng kiểm sát hoạt động điều tra vụ án hình sự.

Đặc biệt, với sự thay đổi về kinh tể, chính trị, xã hội tại một tỉnh như Phú Thọ đã làm nảy sinh nhiều loại tội phạm mới, có tính chất và mức độ nguy hiểm, vì vậy việc phát hiện, điều tra, xử lý đối với các loại tội phạm cũng ngày càng khó khăn, phức tạp hơn. Bên cạnh đó, trong thời gian qua để đáp ứng với chính sách phát triển trong thời kỳ mới, Nhà nước ta đà có nhiều sửa đổi, bổ sung về pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự. Đứng trước những thay đối đó địi hổi VKSND tỉnh Phú Thọ phải không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả trong việc thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động điều tra vụ án

hình sự của mình. Trong luận văn này, tác giả đã nghiên cứu, phân tích, làm rõ nhận thức chung về chức nãng, nhiệm vụ của VKS khi kiểm sát hoạt động điều tra. Qua đánh giá, phân tích thực trạng về việc vận dụng lý luận và thực tiễn công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động điều tra, với những số liệu cụ thể nhàm đánh giá kết quả đạt được; Tỉm ra những nguyên nhân dẫn đến tình trạng yếu kém trong việc thực hiện nhiệm vụ cùa VKSND trên địa bản tỉnh Phú Thọ. Từ đó thấyS-P J rằng để thực hiện tốt chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động điều tra thì cần phải có đối mới và hồn thiện các vấn đề sau:

Thứ nhât, vê mặt lý luận, cân có sự thông nhât chung trong nhận thức vê

chức năng, nhiệm vụ của ngành Kiểm sát, về cơ chế giám sát, phối hợp giữa VKS và CQĐT để kiểm sát các tiến trình điều tra thật hiệu quả, chính xác, khơng bỏ lọt tội phạm và không làm oan người vơ tội.

Thứ hai, Hồn thiện sửa đổi một số quy định của BLTTHS nãm 2015 để

khẳng định và đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho VKS thực hiện tốt chức năng kiểm sát hoạt động điều tra vụ án hình sự.

Thứ ba, Cần thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng mối

quan hệ phối hợp trong thực hiện kiếm sát điều tra, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên và các điều kiện cơ sở vật chất cần thiết để tiến hành các hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật một cách hiệu quả, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO• • 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12. 13.

Bộ Chính trị (2002), Nghị quyêt 08- NQ/TW ngàỵ 02/1/2002 vê Một sô nhiệm

vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội.

Bộ Chính trị (2006), Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 về Chiến lược cải

cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.

Lê Cảm (2004), '’Một số vấn đề lý luận chung về các giai đoạn tố tụng hình sự”, Tạp chí Kiếm sát, (2), tr. 24-26.

Nguyễn Ngọc Chí (Chủ biên), Đỗ Ngọc Quang (2013), Giáo trình luật Tổ

tụng hình sự Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

Hoàng Xuân Đàn (2016), “Mối quan hệ giữa THQCT và kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự theo BLTTHS năm 2015”, Tạp

chí Khoa học Kiêm sát, (02).

Nguyễn Minh Đức (2011), “Quyền công tố và tổ chức thực hiện quyền công tố trong nhà nước pháp quyền”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp.

Nguyễn Duy Giảng (2008), “Một số vấn đề đặt ra từ thực tiền thực hiện chức năng THQCT và kiểm sát hoạt động tư pháp của VKS theo yêu cầu cải cách tư

Một phần của tài liệu Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự theo luật tố tụng hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn tại tỉnh phú thọ) (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)