Nhóm bệnh Kết quả TBMMN THA KHỚP n (%) n (%) n (%) Đỡ nhiều 136 93,8 23 100 227 95,8 Đỡ ít 8 5,5 0 0 10 4,2 Không đỡ 1 0,7 0 0 0 0 Tổng 145 100 23 100 237 100 χ2 = 3,311; p = 0,507
Nhóm bệnh THA có tỷ lệ đỡ nhiều cao nhất 100% (23/23 trường hợp). Sự khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê với χ2 = 3,311; p = 0,507
Chương 4 BÀN LUẬN
4.1. Tỷ lệ đặc điểm sử dụng thuốc YHCT trên người bệnh điều trị tại bệnh viện Y học cổ truyền Cần Thơ
4.1.1. Phân bố theo giới tính
Qua khảo sát 405 người bệnh điều trị nội trú tại bệnh viện Y học cổ truyền Cần Thơ chúng tôi ghi nhận nữ chiếm đa số với 230 người chiếm 56,8% và nam 175 người chiếm 43,2%.
Do yếu tố giới tính có ảnh hưởng đến tình hình bệnh tật, nhất là những người phụ nữ nằm ở độ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh. Bên cạnh đó ý thức tự chăm sóc bản thân và điều trị bệnh khi mắc bệnh của phụ nữ tốt hơn nam giới nên tỷ lệ nữ đến bệnh viện điều trị là phù hợp với thực tế.
Theo tác giả Nguyễn Thu Đoài tỉnh Hà Tây năm 2006, thì nam có 300 người chiếm tỷ lệ 37,5% thấp hơn so với nữ 501 người chiếm tỷ lệ 62,5% [33]. So với nghiên cứu của chúng tôi là phù hợp.
Như vậy, giới tính nữ chiếm tỷ lệ cao trong cộng đồng. Đây là đối tượng cần được quan tâm chăm sóc hơn nửa để giảm tỷ lệ bệnh tật tại địa bàn thành phố Cần Thơ nói chung.
4.1.2. Phân bố theo nhóm tuổi
Kết quả nghiên cứu của chúng tơi thống kê độ tuổi trung bình là 59,5 tuổi. Trong đó, người bệnh có độ tuổi lớn nhất tham gia điều trị tại bệnh viện là 94 tuổi, và nhỏ nhất theo khảo sát là 25 tuổi, người bệnh nằm viện chủ yếu là ở nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên 206/405 chiếm hơn 50%, kế đến là từ 40 – 60 tuổi 188/405, cuối cùng chiếm ít nhất là nhóm nhỏ hơn 40 tuổi chỉ có 2,7%.
Bệnh viện Y học cổ truyền là bệnh viện đa khoa chuyên ngành y học cổ truyền, do vậy khơng có hạn chế về độ tuổi điều trị. Tuy nhiên độ tuổi gặp các vấn đề về sức khoẻ liên quan các bệnh lý như tai biến mạch máu não, tăng huyết áp, đau nhức xương khớp thường là từ tuổi trung niên trở lên.
Theo tác giả Nguyễn Thu Đồi tỉnh Hà Tây năm 2006 thì độ tuổi từ 40 – 60 tuổi có tỷ lệ cao nhất 47,8%, từ trên 60 tuổi chiếm 33,3%. Đây là nghiên cứu trong cộng đồng, và có thiết kế nghiên cứu khác với chúng tôi [33].
Như vậy, người cao tuổi là nhóm có tỷ lệ nhập viện và điều trị bằng phương pháp y học cổ truyền nhiều tại địa bàn thành phố Cần Thơ, chúng ta cần quan tâm và chăm sóc đến nhóm người cao tuổi.
4.1.3. Tương quan giữa nhóm tuổi và giới tính
Độ tuổi nằm điều trị tại bệnh viện có độ tuổi trung bình từ 40 tuổi trở lên, thì nữ chiếm đa số với hơn 49%.
Vậy một lần nữa ta nhận thấy sức khỏe phụ nữ cần được quan tâm hơn nhất là các độ tuổi trên 40 tuổi.
4.1.4. Số ngày nằm viện của người bệnh nội trú tại bệnh viện
Qua khảo sát ta thấy thời gian nằm viện nhiều nhất là từ 10 - 20 ngày có 224 trường hợp chiếm 55,3%, ít hơn 10 ngày có 88 trường hợp chiếm 21,7%, từ 21 - 30 ngày có 76 trường hợp chiếm 18,8% và ít nhất là nhóm > 30 ngày có 17 trường hợp chiếm 4,2%.
Qua nghiên cứu chúng tôi cũng nhận thấy thời gian nằm viện điều trị trung bình cũng phù hợp với các phác đồ điều trị của Hội đồng thuốc và điều trị tại bệnh viện hiện nay [2].
4.1.5. Tỷ lệ đặc điểm sử dụng thuốc YHCT trên người bệnh đang điều trị tại bệnh viện Y học cổ truyền thành phố Cần Thơ
Đặc thù là bệnh viện đa khoa điều trị theo phương pháp kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền duy nhất tại thành phố Cần Thơ cho nên cơ cấu sử dụng thuốc dược liệu và các sản phẩm chế biến từ dược liệu chiếm ưu thế hơn. Kết quả nghiên cứu cho thấy:
4.1.5.1. Phân phối hình thức sử dụng thuốc dược liệu tại bệnh viện YHCT
Thuốc dược liệu là loại thuốc chủ lực khi người bệnh đến đây khám và điều trị, có đến 381 trường hợp sử dụng thuốc dược liệu, trong đó:
+ Dược liệu + Tây y, 304 trường hợp chiếm 75,1% + Dược liệu, có 63 trường hợp chiếm 15,6%
+ Đông dược + Dược liệu + Tây y, có 9 trường hợp chiếm 2,2% + Đơng dược + Dược liệu, có 5 trường hợp chiếm 1,2%
Trong năm bệnh viện Y học cổ truyền sử dụng số lượng dược liệu rất lớn, qua khảo sát ta thấy có tất cả 10 dược liệu sử dụng nhiều nhất là đại táo, đương quy, đỗ trọng, ngưu tất, hoàng kỳ, xuyên khung, thục địa, độc hoạt, bạch linh, đảng sâm chiếm 41,2%.
Các dược liệu sử dụng tại bệnh viện nhiều là các vị thuốc thuộc nhóm bổ khí, hoạt huyết, bổ âm, bổ huyết… là các vị thuốc thường gặp ở các khoa nội trú tại bệnh viện Y học cổ truyền thì đa số là các bệnh tai biến mạch máu não, tăng huyết áp, khớp, nên tỷ lệ các loại thuốc này chiếm tỷ lệ khá cao.
Do nhu cầu sử dụng thuốc từ dược liệu ngày càng tăng và nhờ chính sách xã hội hóa trong việc phát triển dược liệu và mở rộng hệ thống phục vụ y tế bằng y dược học cổ truyền của nhà nước ta gần đây, việc cung cấp sản xuất thuốc dược liệu trong nước không ngừng tăng lên. Đồng thời bệnh viện Y học cổ
truyền Cần Thơ đã áp dụng triệt để Thông tư 31/2011/TT-BYT về danh mục thuốc y học cổ truyền tại các cơ sở y tế [24]. Bệnh viện sử dụng các loại thuốc dược liệu có chất lượng cao để phục vụ nhu cầu chữa bệnh của người bệnh tới khám và điều trị tại bệnh viện . Kết quả đạt được phần nào phản ánh định hướng của bệnh viện đã đúng hướng với đường lối đề ra.
Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Phạm Việt Hồng, thì hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện Y học cổ truyển trên tổng số người bệnh dùng y học cổ truyền tại bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh và bệnh viện đa khoa khá cao là 99,9% và 96,2% [34].
Như vậy bệnh viện đã thực hiện đầy đủ tương ứng với Quyết định số 17/2005/QĐ-BYT ngày 01 tháng 7 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam lần thứ V và Thông tư số 31/2011/TT- BYT ngày 31 tháng 7 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành danh mục thuốc tân dược năm 2012 cũng như việc ưu tiên dùng thuốc nội trong khám và điều trị bệnh [8], [24].
4.1.5.2. Phân phối tình hình sử dụng thuốc đơng dược
Hiện đại hóa y học cổ truyền vừa kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại đang là yêu cầu phát triền của thời đại. Do vậy sự phát triển của thuốc thành phẩm đông dược là một sự kết hợp một cách khoa học và có hiệu quả giữa y học cổ truyền với y học hiện đại [35].
+ Đông dược + Tây y, có 15 trường hợp, chiếm 3,7%
+ Đơng dược + Dược liệu + Tây y, có 9 trường hợp chiếm 2,2% + Đơng dược + Dược liệu, có 5 trường hợp chiếm 1,2%
Thuốc thành phẩm đông dược vẫn mang được ưu điểm của các loại thuốc dược liệu và kết hợp theo những bài thuốc cổ phương tuy nhiên đồng thời cũng kết hợp hiện đại hóa để có thể dễ dàng uống, bảo quản được lâu hơn cũng như vận chuyển và thay đổi thái độ ý thức của người bệnh khi sử dụng.
Nghiên cứu của chúng tôi thống kê các thuốc thành phẩm đông dược sử dụng nhiều nhất trong điều trị tại bệnh viện Y học cổ truyền ghi nhận là 100% các loại thuốc được sản xuất bởi các công ty cổ phần dược phẩm với các dây chuyền sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP như là loại thuốc Vphonte chiếm tỷ lệ 18,25% … trong tổng số 73,87% của 10 loại thuốc thành phẩm đông dược sử dụng nhiều nhất tại bệnh viện trong năm, đây là kết quả đáng ghi nhận về việc ứng dụng kỹ thuật hiện đại vào y học cổ truyền.
Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Phạm Việt Hoàng về “Thực trạng y học cổ truyền tỉnh Hưng Yên và hiệu quả can thiệp tăng cường hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện Y học cổ truyển” tỉnh. Dạng thuốc thành phẩm đông dược sử dụng là tại bệnh viện 47,5% [34]. So với nghiên cứu của chúng tơi thì sử dụng thuốc thành phẩm ít hơn.
4.1.5.3. Phân phối tình hình sử dụng thuốc tây y
Thuốc tây y sử dụng tại bệnh viện đa số là những nhóm thuốc đặc trị của một số bệnh, hiện nay bệnh viện đang thực hiện sử dụng danh mục thuốc tây y dựa theo Thông tư 31/2011/TT-BYT ngày 11 tháng 7 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, và các nhóm này cũng mang đặc thù riêng của bệnh viện và cũng là loại thuốc chuyên khoa y học cổ truyền hay sử dụng, mục đích chính là để sử dụng bằng cách “Thủy châm”, “Kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại” ngoài ra cũng cần trong những trường hợp cần thiết khi thuốc dược liệu chưa đáp ứng kịp thời.
Qua khảo sát nhận thấy là loại thuốc Hunarin H5000 và Yuyutacol (Citicoline) là hai loại thuốc sử dụng tại bệnh viện nhiều nhất chiếm tỷ lệ 23,56% ngồi ra bệnh viện cịn dùng một số thuốc viên trong trong điều trị bệnh như Glucosamine… trong các trường hợp viêm khớp mãn luôn đem lại hiệu quả cao trong điều trị.
Theo Chu Quốc Trường, từ nhiều năm nay, nhiều nghiên cứu ở nhiều trung tâm lớn của nhiều nước đã tập trung vào tìm chiến thuật an tồn, hiệu quả trong phối hợp thuốc đông dược và thuốc tây y. Một số nhà nghiên cứu ở Trung Quốc có hướng sử dụng cơng dụng của một số thuốc tây y theo pháp điều trị của y học cổ truyền [48].
Theo Đặng Quốc Khánh kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại cũng là một yêu cầu quan trọng để phát triển y học Việt Nam. Y học cổ truyền và y học hiện đại thuộc hai hệ thống khác nhau, mỗi nền y học đều có đặc điểm riêng của mình. Tuy có điểm khác biệt về lý luận, lịch sử phát triển, phương pháp nghiên cứu…, nhưng cả hai đều là môn khoa học nghiên cứu về sinh lý và bệnh lý của con người. Kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại giúp nhận thức về con người và chăm sóc sức khỏe cho con người càng tồn diện và càng phù hợp với quy luật khách quan hơn [48].
Theo Đặng Quốc Khánh, hiện đại hóa y học cổ truyền và kết hợp y học hiện đại đang là yêu cầu phát triển của thời đại. Thực hiện tốt cơng việc này sẽ góp phần đưa sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cho nhân dân lên tầm cao mới [35].
Như vậy khi điều trị thì phương pháp kết hợp thuốc thì ngày điều trị ngắn hơn, đồng thời cũng tình trạng ra viện có tỷ lệ khỏi bệnh cao nhất.
4.1.5.4. Nhóm thuốc sử dụng nhiều nhất
Bệnh viện sử dụng 23 nhóm thuốc trong danh mục thuốc theo Thơng tư 12/2010/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế ngày 29/04/2010 tại bệnh viện năm 2013. Qua khảo sát ta thấy có 9 nhóm sử dụng nhiều chiếm tỷ lệ 89,50%, trong đó nhóm bổ dương bổ khí chiếm nhiều nhất 26,11%, nhóm thuốc hoạt huyết, khứ ứ chiếm 16,08%, nhóm thuốc bổ âm, bổ huyết chiếm 14,66% và nhóm phát tán phong thấp chiếm 11,90%.
Điều này phù hợp với thực tế tại bệnh viện vì chúng tơi khảo sát các nhóm bệnh tai biến mạch máu não, tăng huyết áp, đau nhức khớp. Các nhóm thuốc bổ dương, bổ khí, bổ huyết, hoạt huyết, phong thấp là những nhóm thuốc đặc trị cho các nhóm bệnh đang khảo sát.
4.1.5.5. Phân phối hình thức sử dụng thuốc YHCT
Đa số người bệnh điều trị nội trú trong các khoa lâm sàng được bác sỹ chỉ định thuốc dược liệu (thuốc thang) kết hợp thuốc tây y có 304 trường hợp chiếm tỷ lệ cao 75,1%, sử dụng dược liệu riêng lẻ có 63 trường hợp chiếm 15,6%, thấp nhất là sử dụng riêng lẻ có 4 trường hợp chiếm 1,0%.
Điều này cũng phù hợp với thực tế ở bệnh viện vì lượng bệnh ở bệnh viện rất nhiều người bệnh có thể đã từng điều trị nhiều nơi bằng tây y mà chưa đạt kết quả vì vậy có thể người bệnh đến đây mong muốn đều trị bằng phương đông tây y kết hợp để điều trị cho kết quả tốt nhất nhanh nhất cho người bệnh.
Theo kết quả nghiên cứu Phan Thị Hồng Nga năm 2012 là tình hình sử dụng thuốc dược liệu kết hợp thuốc tây y để điều trị người bệnh nội trú tại bệnh viện Y học cổ truyền là chiếm tỷ lệ 39,1% trong năm 2012 [37].
So sánh với đề tài chúng tơi khảo sát thì tỷ lệ thuốc dược liệu kết hợp thuốc tây y của tác giả nghiên cứu năm 2012 là thấp hơn, vì hiện nay điều trị kết
hợp bằng phương pháp “thủy châm” đem lại hiệu quả cao trong điều trị nên bác sỹ điều trị nội trú các khoa lâm sàng hay sử dụng phương pháp này, vì vậy so với năm 2012 là tỷ lệ khảo sát của chúng tôi cao hơn.
4.1.6. Tương quan giữa giới tính và các nhóm thuốc sử dụng
Ta nhận thấy khi người bệnh đến nằm điều trị tại bệnh viện bác sỹ chỉ định đa số là dùng thuốc đông tây y kết hợp, có 333 trường hợp chiếm tỷ lệ 82,2% trong đó nam 140 và nữ 193 trường hợp. Như vậy sử dụng kết hợp thuốc là phương pháp hay chỉ định của các bác sỹ điều trị khoa lâm sàng.
4.1.7. Tương quan giữa nhóm tuổi và các nhóm thuốc sử dụng
Nhóm > 60 tuổi có sử dụng thuốc kết hợp thuốc dược liệu với thuốc tây y cao nhất 157 trường hợp chiếm tỷ lệ 76,2%, nhóm 40 – 60 tuổi có 141 trường hợp chiếm 75,0%, nhóm < 40 tuổi có 06 trường hợp chiếm 54,5%.
Xu hướng kết hợp giữa thuốc y học cổ truyền và thuốc tây y chiếm đa số trong nghiên cứu của chúng tơi. Vì những bệnh nhập viện vào bệnh viện YHCT đa số là những bệnh mãn tính, khó trị hoặc trị đã lâu nên dễ dàng bị các tác dụng phụ của thuốc tây y. Nên đây là giải pháp để vừa đạt được hiệu quả trị liệu cũng như giảm những tác dụng phụ do thuốc tây y gây ra. Bên cạnh đó, có sự phân phối lựa chọn sử dụng thuốc với nhóm tuổi điều này cũng phù hợp với thực tế, kinh nghiệm của người bệnh. Tuổi càng cao càng có xu hướng áp dụng với những phương pháp cổ truyền hơn.
4.1.8. Kinh nghiệm sử dụng thuốc
95,1% người bệnh tại bệnh viện YHCT được chúng tôi khảo sát đều có kinh nghiệm, hiểu biết về sử dụng thuốc y học cổ truyền, thuốc sắc, thuốc thành phẩm đông dược. Tuy nhiên chưa được khai thác rõ là kinh nghiệm này đúng
hay sai. Bộ câu hỏi còn hạn chế trong việc đánh giá mức độ chính xác về kinh nghiệm sử dụng thuốc của người bệnh. Vấn đề này cần được quan tâm hơn để có thể giúp đỡ, nâng cao hiệu quả cho quá trình sử dụng thuốc, để đạt hiệu quả trị liệu cao hơn.
4.1.8.1. Kinh nghiệm sử dụng thuốc trong từng nhóm tuổi
Nhóm tuổi có kinh nghiệm sử dụng thuốc y học cổ truyền nhiều nhất là nhóm > 60 tuổi có 201 trường hợp chiếm 97,6%, tiếp theo là nhóm 40 – 60 tuổi 175 trường hợp chiếm 93,1%, và nhóm ít có kinh nghiệm nhất là nhóm < 40 tuổi. kết quả này rất phù hợp với tâm lý xã hội, người lớn tuổi thường có kinh nghiệm nhiều hơn so với nhóm tuổi nhỏ hơn. Bên cạnh đó vẫn cịn hạn chế bộ