Sự cần thiết áp dụng án lệ trong giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua án lệ từ thực tiễn tại toà án nhân dân tối cao việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 31)

Tịa an

Từ những phân tích về án lệ, áp dụng án lệ và giải quyết TCĐĐ tại mục 1.1 và 1.2., tác giả rút ra khái niệm sau: Áp dụng án lệ trong giải quyết TCĐĐ tại Toà án là việc cơ quan có thấm quyền (tịa án) sử dụng và vận dụng án lệ đã được công bố để giải quyết vụ việc hoặc vụ án có tính chất tương tự trong quá trình xét xử và giải quyết TCĐĐ

Hiện nay, hoạt động giải quyêt tranh châp đât đai tại Việt Nam đang dựa trên những loại nguồn cơ bản đó là: Luật thành văn và Tập quán pháp. Đây là

các loại nguồn truyền thống, chịu ảnh hưởng từ hệ thống pháp luật thành văn.

Đối với nước ta hiện nay, luật thành văn ln giừ vai trị là nguồn chính yếu và chủ đạo trong hệ thống các loại nguồn nhằm giải quyết tranh chấp đất đai.

Hệ thống văn bản quy phạm của luật thành văn cũng hết sức phong phú và được kết cấu khá chặt chẽ theo hiệu lực áp dụng. Những văn bản quy phạm của luật thành văn được xem là nguồn nhàm giải quyết các tranh chấp đất đai ở Việt Nam hiện nay bao gồm: Hiến pháp, Bộ Luật Dân sự, Bộ Luật Tố Tụng Dân sự, Luật Đất đai...các luật, bộ luật liên quan khác và các văn bản dưới luật. Trong đó, Hiến pháp bao giờ cũng đóng vai trò là đạo luật gốc, là xương sống trong hệ thống pháp luật của một quốc gia, là cơ sở để xây dựng nên những đạo luật khác. Hiến pháp khơng có những quy phạm nhằm giải quyết các TCĐĐ cụ thể, tuy nhiên nó chứa đựng những nguyên tắc pháp luật mang tính chất kim chỉ nam, bắt buộc các bộ luật khác phải tuân theo. Việc giải quyết TCĐĐ bắt buộc phải tuân theo những nguyên tắc chung của Hiến pháp, Luật Đất đai, Bộ Luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng Dân sự...đây là những vãn bản pháp luật thành vãn trực tiếp điều chỉnh hoạt động giải quyết TCĐĐ. Có thể nói, đây là nguồn chủ yếu, trực tiếp và quan trọng nhất của hoạt động giải quyết TCĐĐ, bởi vì các bộ luật này đã dự liệu và cung cấp những giải pháp pháp lý cũng như trình tự, thấm quyền cụ thể cho những TCĐĐ. Trong hệ thống pháp luật thành văn ngoài những nguồn cơ bản trên cịn có một số các loại nguồn khác cũng thường xuyên được vận dụng trong hoạt động giải quyết TCĐĐ đó là các văn bản dưới luật. Các văn bản dưới luật này có thể là các Pháp lệnh, Nghị định, Nghị quyết và các thông tư hướng dẫn. Chính các loại văn bản này đã cụ thể hoá các quy phạm từ BLDS, BLTTDS, Luật Đất đai...Vì vậy, có thể nói đây là loại nguồn điều chỉnh một cách trực tiếp nhất hoạt động giải quyết TCĐĐ trên thực tế. Bên cạnh đó, khi giải quyết những TCĐĐ có yếu tố nước ngồi, cần phải tham chiếu thêm một loại nguồn nữa, đó là Luật, công ước và hiệp ước quốc tế.

Loại nguôn thứ hai điêu chỉnh hoạt động giải quyêt TCĐĐ chính là Tập qn pháp. Tuy khơng giữ vai trị chủ đạo như luật thành văn nhưng Tập quán pháp có giá trị tương đối hiệu quả. Tập quán pháp là những tập quán được Nhà nước thừa nhận có giá trị pháp lý, trở thành những quy tắc xử sự chung và được Nhà nước đảm bảo thực hiện. Áp dụng tập quán là sử dụng các xử sự được cộng đồng địa phương, dân tộc thừa nhận như là chuẩn mực ứng xử đối với các thành viên trong cộng đồng. Việc xem tập quán pháp là nguồn để giải quyết TCĐĐ là phương pháp hữu hiệu làm mềm mong hoá nền pháp chế và tạo hiệu quả cao cho công tác giải quyết mâu thuẫn, bởi tính xuất phát từ cộng đồng gần gũi và quen thuộc của nó.

Ngồi những loại nguồn cơ bản như trên, có một loại nguồn khác đã được thừa nhận và đang tùng bước phát triển trong hệ thống pháp luật Việt Nam, đó chính là án lệ. Bắt đầu với Nghị quyết số 48/NQ-TW và Nghị quyết số 49/NQ-TW của Bộ chính trị, án lệ đã được chú trọng để phát triển, và Quốc hội cũng giao cụ thề nhiệm vụ phát triển án lệ cho TANDTC; tuy nhiên, công tác này mới chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cún về khả năng khai thác, sử dụng án lệ. Đến năm 2012, quyết định số 74-QĐ/TANDTC về việc phát triển án lệ đã cụ thể hố hơn cơng tác hoạch định và lộ trình phát triển án lệ. Cho tới gần đây, Luật tổ chức TAND 2014 với điều luật quy định cụ thể về nhiệm vụ lựa chọn, tổng kết và công bố án lệ đã chính thức ghi nhận hoạt động xây dụng án lệ. Gần đây nhất, Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP đã đề ra sơ lược lộ trình xây dựng và áp dụng án lệ nói chung. Kết quà của quá trình xây dựng này chính là 52 án lệ đã được xây dựng, công bố rộng rãi trên trang thông tin điện tử về án lệ của TANDTC.

Qua những phân tích về các loại nguồn để giải quyết TCĐĐ cũng như đặc điểm và tính chất của án lệ trong các mục trên, có thể kết luận rằng việc xây dụng và áp dụng án lệ nhằm giải quyết TCĐĐ trong bối cảnh hiện nay là điều hoàn toàn cấp thiết, bởi những lý do sau:

Thứ nhất, án lệ là một loại nguồn luật mềm dẻo và linh hoạt có giá trị bố

sung cho những lỗ hổng của pháp luật thành văn một cách hiệu quả và kịp thời.

Có thê thây răng, hệ thông pháp luật của Việt Nam cũng như một sô quôc gia trong khối pháp luật xã hội chủ nghĩa có nhiều điểm tương đồng với hệ thống pháp luật các nước dân luật thành văn như Pháp, Đức... Chính vì vậy, trong hệ thống các loại nguồn dân sự, pháp luật thành văn vẫn giữ vai trò chủ đạo và cốt lõi. Lịch sử pháp lý đẫ chứng minh giá tri không thể phủ nhận của luật thành văn ở tính hệ thống, bền vững và ổn định của nó. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, luật thành văn dù được xây dựng cẩn thận và kỹ lường đến đâu cũng khơng thể dự đốn được hết những tình huống sẽ xảy ra trong tương lai. Mà đời sống và các mối quan hệ con người trong xã hội đang ngày càng phức tạp và tế vi hơn rất nhiều. Sự giao lưu, giao thoa giữa các chủ thể nở rộ và tăng tiến theo cấp số nhân tất yếu đưa đến hệ quả trực tiếp là sự phát sinh vô số những TCĐĐ mà pháp luật không thể dự liệu được hết. Hơn nữa, ngày càng có nhiều hành vi vi phạm pháp

luật tinh vi, nhiều tình huống mà các nhà làm luật không lường hết được. Khi xuất hiện nhũng hành vi vi phạm pháp luật hay tình huống mới thì việc cần phải

làm là sửa đổi, bổ sung các quy phạm pháp luật thành văn để kịp thời điều chỉnh những tình huống này. Tuy nhiên, hiện trạng các loại nguồn đã được công nhận từ lâu ở Việt Nam hiện nay như luật thành văn, tập quán pháp, hay áp dụng tương tự pháp luật là chưa đủ để cung cấp giải pháp cho hoạt động giải quyết TCĐĐ. Bên cạnh đó, việc sửa đổi các quy phạm này phải qua trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật và sẽ mất khoáng thời gian nhất định, do vậy tình trạng thiếu quy phạm pháp luật là rất dễ xảy ra. Trong khi đó, tỉnh hình TCĐĐ diễn biến phức tạp, những năm gần đây, số lượng các vụ án dân sự - hôn nhân và gia đinh có liên quan đến tranh chấp quyền sử dụng đất ln ln tăng; thực tiễn xét xử của Tồ án các cấp cũng cho thấy đây là loại án khó giải quyết, từ việc áp dụng pháp luật, đánh giá chứng cứ, cũng như do tính chất tranh chấp giữa các bên trong vụ án, dẫn đến việc giải quyết cịn kéo dài, khó khăn, lúng túng và khơng thống nhất. Mà giải quyết TCĐĐ là hoạt động yêu cầu tính nhanh gọn và kịp thời, nếu như những tranh chấp không được tháo gỡ kịp sẽ gây cản trở cho

hoạt động giao lưu dân sự, kéo theo tình trạng trì trệ của xã hội. Ngồi ra, trong một số trường hợp luật thành văn cũng không rõ ràng và khó hiểu nếu như thiếu các văn bản hướng dẫn. Nếu trao cho Thẩm phán quyền được ra phán quyết ngay cả khi chưa có luật điều chỉnh, tức là tạo ra quy phạm luật mà có thể trở thành án lệ sau này thì sẽ hạn chế được tình huống trên. Như vậy, án lệ đã bổ sung giúp cho luật thành văn trở nên gắn liền với thực tiễn hơn bao giờ hết.

Thứ hai, án lệ góp phần bảo vệ tốt nhất quyền cơng dân và góp phần xây

dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Xuất phát tù’ đặc điểm cơ bản của nhà nước pháp quyền là quyền con người được tôn trọng, ghi nhận và đảm bảo. Nhà nước pháp quyền chính là nhà nước bảo vệ nhân quyền. Trong nhà nước pháp quyền, quyền tiếp cận công lý cần phải được khẳng định. Thẩm phán không thể từ chối xem xét và xử lý vụ việc chỉ vì lý do chưa có luật. Từ chối xét xử vi lý do chưa có luật là vi phạm quyền được tiếp cận cơng lý của người dân.

Trong khi đó, các nhà làm luật khơng thể dự liệu hết mọi tình huống trên thực tiễn. Hơn nữa, lập pháp là hoạt động của những người đại diện, của những chính trị gia, khơng phải lúc nào và tất cả đều là những chuyên gia pháp luật, nên dù hoàn thiện đến mức nào pháp luật vẫn cần được giải thích để áp dụng. Nếu khơng có những người chun nghiệp, có thẩm quyền để giải thích tối ưu, họp hiến và thống nhất thì hoạt động giải thích pháp luật ln tiềm ẩn nguy cơ đi lệch “quỹ đạo”, tư tưởng ban đầu của pháp luật và cuối cùng tiềm ẩn nguy cơ vi phạm nhân quyền.

Ngoài ra, hoạt động xét xử là hoạt động xuất phát từ thực tế năng động, biến đổi của xà hội, trong khi đó quy phạm trong văn bản pháp luật lại cần có thời gian (đơi khi là rất dài) và quy trinh sửa đồi kể từ khi phát hiện ra nhu cầu của xã hội. Trong trường hợp này, án lệ là sự bồ sung phù họp và cần thiết để bảo vệ con người trong nhà nước pháp quyền. Bởi lẽ nhà nước pháp quyền với pháp luật ln có vị trí thượng tơn và là phương tiện đáng tin cậy nhất, hữu hiệu nhất để bảo vệ, điều chỉnh các hành vi của con người.

Bên cạnh đó, áp dụng án lệ trong hoạt động xét xử sẽ thiêt lập ra một tiên lệ để xử những vụ án tương tự sau này. Do đó sẽ tạo bình đẳng trong việc xét xử các vụ án giống nhau, giúp tiên lượng được kết quả của các vụ tranh chấp, tiết kiệm công sức của các Thẩm phán, các cá nhân, cơ quan, tổ chức tham gia tranh tụng. Điều này cũng giúp cho mỗi cơng dân có thể xác định được cách xử sự phù hợp với pháp luật khi mà các hành vi đó có những khn khổ ứng xử được xác lập từ trước và đã được pháp luật thừa nhận. Đối với hoạt động xét xử, nhờ án lệ, các TA có cơ sở để xét xử dựa trên khn khổ đã cỏ, những khuôn khổ này nếu không được sử dụng trong phán quyết thì cũng là nguồn tài liệu tham khảo có ích. Việc áp dụng án lệ cịn góp phần tăng tính thống nhất giừa các cấp TA bởi vì đó chính là sự tơn trọng quyết định của Thẩm phán khác và cũng biểu lộ mong muốn được giải quyết các vụ việc trong trật tự thống nhất. Áp dụng án lệ với vai trò lấp lỗ hổng của luật thành văn sẽ mang đến kết quả là các Thẩm phán sẽ ln

có đủ các giải pháp nhằm giải quyết cho mọi tranh chấp có thể phát sinh, vì vậy, khơng một TCĐĐ nào sẽ bị từ chối vì lí do khơng có quy phạm điều chỉnh. Hiến pháp Việt Nam 2013 đã khẳng định điều này với quy định: “Tồ khơng được từ chối giải quyết vụ án dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng”, với quy định này, công dân sẽ không phải gánh chịu bất lợi hay lo sợ vì khơng có quy phạm pháp luật điều chỉnh khi tham gia vào bất kỳ quan hệ dân sự hợp pháp nào. Xây dựng án lệ còn là hoạt động nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, mà hoàn thiện hệ thống pháp luật đang là một trong những tiêu chí quan trọng cho việc hướng tới xây dựng thành công nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Đây là đóng góp to lớn trong việc xây dựng một nhà nước pháp quyền với quan điểm tất cả vì con người và hướng tới con người.

Thứ ba, sử dụng án lệ sẽ đáp ứng được yêu cầu của quá trình hội nhập

quốc tế của Việt Nam hiện tại. Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển nhanh với chính sách mở cửa, tăng cường hợp tác với các quốc gia trên thế giới ở mọi lĩnh vực. Điều này tất yếu sẽ đưa đến những tranh chấp và mâu thuẫn nảy sinh trong

quá trình hợp tác, dẫn đến nhũng vụ án dân sự quốc tế. Thực tế là sau khi Việt Nam gia nhập WTO, khá nhiều các vụ kiện bán phá giá mà Việt Nam là bị đơn đã được khởi kiện lên cơ quan giải quyết tranh chấp của tổ chức này và trong nhiều vụ kiện do không nắm vững pháp luật nên chúng ta đã bị động trong giải quyết vấn đề. Hiện nay, án lệ cũng đã được sử dụng trong pháp luật quốc tế và đóng vai trị quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế nói chung. Vì vậy, nếu sừ dụng án lệ thì các nhà làm luật Việt Nam sè dễ dàng nắm bắt được nguyên tắc áp dụng án lệ trong pháp luật quốc tế, từ đó mới có thể tụ’ bảo vệ mình và bắt kịp được với thế giới. Bên cạnh đó, hiện nay, hai dịng họ Thơng

luật và Dân luật đang có xu thế coi trọng lẫn nhau, các quốc gia theo truyền thống Civil Law ngày càng chú trọng phát triển án lệ. Đây là một xu thế tất yếu, là địi hỏi khách quan, chính vì vậy, khơng lẽ nào Việt Nam lại đứng ngồi xu thế ấy.

Qua những phân tích trên về tác động của án lệ đối với hệ thống pháp luật nói chung và với hoạt động giải quyết TCĐĐ nói riêng, thiết nghĩ việc xây dựng và áp dụng án lệ vào công tác giải quyết TCĐĐ ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là hoạt động cần thiết, thậm chí cấp thiết.

TIỂU KÉT CHƯƠNG 1

An lệ là bản án, quyêt định cùa Tịa án, trong đó chứa đựng các quy tăc, lập luận, giải thích và phưong hướng áp dụng pháp luật, được các TA lấy làm cơ sở vận dụng để giải quyết các vụ án sau này cỏ nội dung ưrơng tụ’. Án lệ là một loại nguồn luật được ứng dụng rộng rãi trên thế giới, kề cả khối các quốc gia thuộc hệ thống Civil Law nhờ vào tính ưu việt và giá trị hữu hiệu của nó đối với hệ thống pháp luật. Với tư cách là một loại nguồn luật được sinh ra từ quá trình xét xử, án lệ thể hiện đặc điểm linh hoạt và uyển chuyển với vận động phức tạp cùa đời sống xã hội, là một giải pháp vô cùng hữu ích bổ trợ cho những thiếu hụt của luật thành văn.

Trong khi đó, tranh chấp đất đai là những mâu thuẫn bất biến trong xã hội, luôn phát sinh dưới nhiều hình thức khác nhau. Một khi tranh chấp nảy sinh, địi hởi phải có giải quyết để bình ốn xã hội. Tuy nhiên, để đáp ứng được nhu cầu giải quyết tranh chấp, các giải pháp từ luatj thành văn là chưa đủ, nhà làm luật cần khia thác loại nguồn linh hoạt hơn, dễ thích nghi và dễ bắt kịp với nhịp độ phát triển xã hội như án lệ.

CHƯƠNG 2. THỤC TRẠNG PHÁP LUẬT VÈ ÁP DỤNG ÁN LỆ VÀ THỰC TIỄN GIẢI QUYÉT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua án lệ từ thực tiễn tại toà án nhân dân tối cao việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)