Mục tiêu môn học
Nhận thức Kỹ năng Thái độ
33 Nhận thức bao gồm các bậc: Sơ đồ 1.4. Nhận thức Kỹ năng bao gồm các cấp độ: Sơ đồ 1.5. Kỹ năng Thái độ bao gồm các mức độ: Sơ đồ 1.6. Thái độ
Việc xác định chính xác, tường minh mục tiêu mơn học, bài học giúp GV xác định được mục đích KT- ĐG, đó là :
+ Miêu tả và xếp loại kết quả học tập của HS. + Tạo động cơ học tập cho HS.
+ Điều chỉnh hoạt động dạy - học.
- Quản lý công tác ra đề KT: Đề KT là các câu hỏi được đặt ra để kiểm tra
năng lực nhận thức của HS sau khi hồn thành một chương trình học tập cụ thể, ở
Kỹ năng
Bắt chước Thao tác Chuẩn hóa Phối hợp Tự động hóa
Thái độ Chấp nhận Phản hồi Hệ giá trị Ý thức tổ chức Biểu thị tính cách Đánh giá Tổng hợp Phân tích Vận dụng Hiểu Biết
34
trường THCS có các bài KT: bài KT 15 phút (hệ số 1); Bài KT 45 phút (hệ số 2) là bài KT kết thúc chương hoặc chủ đề kiến thức và bài KT kết thúc mỗi kỳ học. Với mỗi bài KT, nhóm CM cần thống nhất ma trận đề KT đó, bám sát mục tiêu, chuẩn kiến thức, kỹ năng của môn học. Đề KT phải phù hợp với đối tượng được KT và phải phân loại được năng lực nhận thức của HS.
- Quản lý công tác coi thi (KT): Đó là việc giám sát KT, việc thực hiện kế
hoạch KT của GV đối với từng lớp học, về thái độ tinh thần trách nhiệm của GV trong mỗi giờ KT.
- Quản lý công tác chấm bài KT (chấm thi): Chấm bài KT là công việc thường
xuyên của GV phổ thông, chấm bài KT là việc xác nhận ý kiến trả lời của HS về câu hỏi đạt được theo một thang điểm nhất định. QL công tác chấm bài tốt sẽ tránh được các hiện tượng cho khống điểm trong GD.
- Quản lý thu thập thông tin phản hồi từ HS trong việc KT - ĐG: Trên cơ sở đó
để GV và HS điều chỉnh hoạt động dạy và học. Đó cũng là cơ sở để BGH nhà trường theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở việc học của HS và giảng dạy của GV. GV chủ nhiệm lớp thông báo cho phụ huynh HS kết quả học tập rèn luyện của HS tại lớp.
1.6.6. Chuẩn bị cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động KT - ĐG
Để hoạt động KT - ĐG đảm bảo thu được kết quả tốt, cần chú ý tới các điều kiện cơ sở vật chất như:
- Các văn bản quy định và hướng dẫn về nội dung, hình thức, PP KT - ĐG của từng mơn học của ngành GD.
- Có bộ phận khảo thí chuyên trách việc tổ chức các kỳ KT - ĐG với quy chế làm việc cụ thể.
- Có phịng khảo thí với đủ các trang thiết bị cần thiết như tủ đựng đề thi, đựng bài thi, máy photocopy phục vụ công tác in sao đề tại trường để đảm bảo công tác bảo mật đề thi...
- Có đầy đủ hệ thống máy tính hỗ trợ việc làm đề, lưu trữ ngân hàng đề, cập nhật và lưu trữ điểm trên sổ điểm điện tử.
- Có đầy đủ các phịng học đảm bảo quy định của BGD&ĐT để tổ chức các kỳ KT - ĐG.
35
1.7. Những yếu tố tác động tới quản lý hoạt động KT - ĐG trong DH
1.7.1. Những yếu tố chủ quan
Nhiều GV có nhận thức đúng đắn và xác định rõ sự cần thiết phải đổi mới PP DH và KT - ĐG, đã vận dụng được các PP DH và kỹ thuật DH, kỹ thuật KT - ĐG tích cực trong q trình GD, vận dụng được quy trình KT - ĐG mới vào thực tế DH. Tuy nhiên vẫn có một bộ phận cán bộ QL và GV nhận thức về sự cần thiết phải đổi mới PP giảng dạy và KT - ĐG còn hạn chế, chưa nghiên cứu lý luận về PP DH và KT - ĐG sâu hoặc vận dụng chắp vá nên chưa tạo sự đồng bộ và do đó chưa đạt hiệu quả.
Tình trạng DH theo lối truyền thụ một chiều vẫn còn tồn tại. Hoạt động KT - ĐG đôi khi còn chưa đảm bảo yêu cầu khách quan, vẫn còn tình trạng gian lận, quay cóp trong thi cử.
Mới chỉ chú ý tới KT - ĐG cuối kỳ mà chưa chú trọng đến ĐG quá trình. Năng lực chỉ đạo đổi mới PP DH và đổi mới KT - ĐG của BGH nhà trường còn chưa đáp ứng yêu cầu.
1.7.2. Những yếu tố khách quan
Những năm qua Đảng, Nhà nước đã quan tâm đến phát triển và đổi mới GD. Từ năm 2002 bắt đầu đã triển khai chương trình sách giáo khoa phổ thơng mới mà trọng tâm là đổi mới PP DH theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS.
Ngành GD&ĐT đã tăng cường chỉ đạo đổi mới PP DH và KT - ĐG qua các đợt tập huấn, hội thảo chuyên môn các cấp; Đổi mới sinh hoạt CM dựa trên nghiên cứu bài học; Triển khai áp dụng PP “bàn tay nặn bột”; Quan tâm chỉ đạo đổi mới hình thức và PP KT - ĐG.
Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 08/9/2006 về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong GD... đã hạn chế được nhiều tiêu cực trong thi cử.
Nguồn lực phục vụ quá trình đổi mới PP DH và KT - ĐG trong trường như: Cơ sở vật chất, thiết bị DH, hạ tầng công nghệ thông tin ...dù đã được chú ý nhưng còn chưa đồng bộ làm hạn chế các PP DH và KT - ĐG hiện đại.
Áp lực từ phía xã hội lên GD khiến một bộ phận cán bộ QL và GV buông lỏng công tác KT - ĐG, chạy theo thành tích ảo.
36
Tiểu kết chƣơng 1
Luận văn đã tiến hành nghiên cứu vị trí, vai trị, chức năng, nguyên tắc, quy trình, các hình thức KT - ĐG và QL hoạt động KT - ĐG trong DH theo định hướng phát triển năng lực HS.
Luận văn cũng đã nghiên cứu các yêu cầu đối với công tác QL hoạt động KT - ĐG, các biện pháp QL hoạt động KT - ĐG và tác động của những biện pháp đó lên chất lượng KT - ĐG trong DH theo định hướng phát triển năng lực HS.
Phần lý luận về KT - ĐG và QL hoạt động KT - ĐG trong DH theo định hướng phát triển năng lực HS ở chương 1 sẽ được sử dụng làm cơ sở để:
- Phân tích thực trạng KT - ĐG và QL hoạt động KT - ĐG trong DH ở trường THCS Nguyễn Bá Ngọc - Hải Phòng trong chương 2.
- Đề xuất các biện pháp QL khả thi để nâng cao chất lượng hoạt động KT - ĐG trong DH theo định hướng phát triển năng lực HS ở trường THCS Nguyễn Bá Ngọc - Hải Phòng trong chương 3.
37
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC
Ở TRƢỜNG THCS NGUYỄN BÁ NGỌC - HẢI PHÒNG 2.1. Khái quát về trƣờng THCS Nguyễn Bá Ngọc - Hải Phòng
- Tên đơn vị: Trường THCS Nguyễn Bá Ngọc - Quận Lê Chân - Thành phố Hải Phòng.
- Địa chỉ: Số 132 đại lộ Tôn Đức Thắng - Quận Lê Chân - Thành phố Hải Phòng.
- Năm thành lập trường và các tên gọi:
+ Từ năm 1977 đến 1991: Mang tên trường cấp I + II Nguyễn Đức Cảnh. + Từ năm 1991 đến nay: Mang tên trường THCS Nguyễn Bá Ngọc.
* Quy mô phát triển GD từ năm 2011 đến năm 2014:
Bảng 2.1. Chỉ tiêu tuyển sinh các năm
Năm học Số lớp Tổng số HS Khối 6 Khối 7 Khối 8 Khối 9
2011 - 2012 31 1009 8 8 8 7
2012 - 2013 31 1025 8 8 8 7
2013 - 2014 31 1053 8 7 8 8
(Nguồn: Văn thư trường THCS Nguyễn Bá Ngọc)
Chất lượng GD đại trà của trường những năm qua luôn đứng trong tốp hai trong các trường THCS trên địa bàn quận Lê Chân, thành phố Hải phòng.
Bảng 2.2. Tỷ lệ HS thi đỗ vào các trƣờng THPT quốc lập
Năm ho ̣c Tổng số HS dự thi Tổng Số HS đỗ Tỉ lệ %
2011 - 2012 266 167 62,8
2012 - 2013 229 148 64,6
2013 - 2014 213 159 74,6
(Nguồn: Văn thư trường THCS Nguyễn Bá Ngọc)
38 62.8 64.6 74.6 56.0 58.0 60.0 62.0 64.0 66.0 68.0 70.0 72.0 74.0 76.0 2011 - 2012 2012 - 2013 2013 - 2014 Tỉ lệ %
Biểu đồ 2.1. Tỉ lệ HS thi đỗ vào các trƣờng THPT quốc lập
Chất lươ ̣ng GD mũi nho ̣n đã được nhà trường quan tâm , số lượng và chất lượng HS giỏi các cấp hàng năm đều tăng lên . Dưới đây là bảng tổng hợp HS đạt giải HS giỏi các cấp:
Bảng 2.3. Tổng hợp giải HSG cấp Quận các năm
Năm ho ̣c Tổng số HS dự thi Tổng Số HS đa ̣t giải Số HS đạt giải nhất nhì ba KK 2011 - 2012 96 50 0 5 15 30 2012 - 2013 88 55 2 6 18 29 2013 - 2014 83 58 3 7 16 32
(Nguồn: Văn thư trường THCS Nguyễn Bá Ngọc)
96 88 83 50 55 58 0 20 40 60 80 100 120 2011 - 2012 2012 - 2013 2013 - 2014 Số HS dự thi Số HS đạt giải
Biểu đồ 2.2. Tỉ lệ HS đạt giải HSG cấp quận các năm
39 Bảng 2.4. Tổng hợp giải HSG cấp Thành phố các năm Năm ho ̣c Tổng số HS thi Tổng Số HS đa ̣t giải Số HS đạt giải nhất nhì ba KK 2011 - 2012 2 2 1 1 2012 - 2013 3 3 1 2 2013 - 2014 6 6 2 4
(Nguồn: Văn thư trường THCS Nguyễn Bá Ngọc)
* Cơ cấu tổ chức và đội ngũ GV, cán bộ, nhân viên nhà trƣờng
- Lãnh đạo trường: Hiệu trưởng và 03 Phó Hiệu trưởng.
- Các tổ chuyên môn bao gồm: 01 tổ khoa học tự nhiên; 01 tổ khoa học xã hội và 01 tổ ngoại ngữ.
- Các tổ chức trong nhà trường gồm có: Chi Bộ Đảng; Cơng đồn; Đồn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; Ban thanh tra nhân dân; Ban đại diện cha mẹ HS.
* Về nhân sự: (Theo thống kê tính đến tháng 3 năm 2015)
- Tổng số CB, GV và nhân viên trong biên chế của trường là 58 người; GV diện hợp đồng, thỉnh giảng là 27 người ; Lao công, bảo vệ là 4 người. Trong đó CBQL và GV trực tiếp giảng dạy có 79 người.
- Về trình độ chun mơn: Có 07 thạc sĩ; 76 cử nhân (4 GV đang học cao học). Trường có 01 GV giỏi Quốc gia; 22 GV dạy giỏi cấp thành phố và cấp quận; 13 GV dạy giỏi cấp trường; Nhiều GV được Sở GD&ĐT Hải Phòng và Phòng GD&ĐT quận Lê Chân tham gia vào mạng lưới cộng tác viên thanh tra chun mơn.
- Chi bộ Đảng có 39 đồng chí, trong đó có 31 đảng viên nữ. - Đồn TNCS Hồ Chí Minh có 16 đồng chí đồn viên GV.
Bảng 2.5. Thống kê phân bổ nhân sự trƣờng THCS Nguyễn Bá Ngọc STT Tên tổ chức Số lƣợng Đảng viên Giới tính
Nam Nữ
1 Ban Giám Hiệu 4 4 1 3
2 Tổ khoa học tự nhiên 35 20 6 29
3 Tổ khoa học xã hội 29 10 1 28
4 Tổ Ngoại ngữ 10 3 0 10
5 Tổ hành chính 11 2 4 7
(Nguồn: Văn thư trường THCS Nguyễn Bá Ngọc)
40
* Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà trƣờng
Trường THCS Nguyễn Bá Ngọc nằm ở trục đường giao thơng chính, có vị trí tiếp giáp trung tâm quận và trung tâm của thành phố Hải Phịng, diện tích mặt bằng nhà trường cịn hạn hẹp, vì thế tất cả các dãy phòng học, phòng chức năng đều được xây cao tầng, sạch đẹp.
CSVC của nhà trường được đầu tư cơ bản đồng bộ, đủ điều kiện tối thiểu để phục vụ cho các hoạt động dạy và học. Nhà trường có tương đối đầy đủ thiết bị DH các bộ mơn theo chương trình của BGD&ĐT quy định.
Khu hiệu bộ của trường nằm trong dãy nhà 2 tầng (gồm có 28 phịng), trong đó: có 03 phịng BGH; 01 phịng Đồn đội, 01 phịng Tài vụ, kế tốn; 01 phịng văn thư; 01 phòng hội trường; 01 phòng truyền thống; 01 phòng Cơng đồn.
Khu lớp học: Gồm 3 dãy với tổng số 22 phịng học, trong đó có 17 phịng đã được gắn các thiết bị nghe nhìn như: Màn hình ti vi cỡ lớn hoặc projecter phục vụ hoạt động dạy và học.
Ngồi ra nhà trường cịn có 03 phịng thí nghiệm thực hành các mơn: Vật lí - Cơng nghệ, Hóa học; Sinh học; 01 phòng chức năng phục vụ dạy các môn Âm nhạc, Mỹ thuật; 01 phòng đợi cho GV; 01 thư viện có phịng đọc khoảng 40 chỗ ngồi và gần ba ngàn đầu sách giáo khoa, sách tham khảo, báo và tạp chí với số lượng hơn mười ngàn cuốn; 01 phòng đựng thiết bị dạy học.
* Hệ thống trang thiết bị, phƣơng tiện dạy học:
- Về đồ dùng, phương tiện DH: Nhà trường có tương đối đầy đủ các đồ dùng
thí nghiệm phục vụ hoạt động dạy - học của GV và HS. Số máy vi tính nhà trường hiện có là 56 máy, trong đó có 11 máy phục vụ cơng tác QL, cịn lại được dùng để giảng dạy. Tồn bộ máy tính đều được kết nối mạng Internet.
Tổng số máy chiếu projector của trường là 8 máy.
- Về phương tiện in, sao tài liệu: Trường có: 02 máy photocopy; 11 máy tính
kết nối với máy in để phục vụ cơng tác văn phịng và in, sao đề thi.
2.2. Thực trạng về hoạt động kiểm tra - đánh giá trong dạy học ở trƣờng THCS Nguyễn Bá Ngọc - Hải Phòng
Hoạt động KT - ĐG trong DH có vai trị quyết định trong việc nâng cao chất lượng GD của nhà trường, là khâu quan trọng không thể thiếu được trong quá trình
41
DH. Những năm qua BGH nhà trường đã chú ý quan tâm đến hoạt động KT - ĐG trong DH. Hoạt động KT - ĐG do các Phó Hiệu trưởng phụ trách trực tiếp. Ngay từ đầu năm học, BGH nhà trường đã chỉ đạo các đồng chí tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn và GV xây dựng kế hoạch hoạt động. Xuất phát từ mục tiêu, nhiệm vụ chung của nhà trường, BGH cùng tập thể GV nhà trường thời gian qua đã tập trung thực hiện một số nội dung sau: Nâng cao nhận thức của CBQL, GV và HS về tầm quan trọng của công tác KT - ĐG trong DH; Nghiên cứu, từng bước đổi mới PP KT - ĐG trong DH; Khuyến khích, động viên HS trong hoạt động KT - ĐG; Tiếp tục cải thiện CSVC, các đồ dùng, trang thiết bị phục vụ hoạt động DH.
Trong quá trình thực hiện, nhà trường xác định yếu tố con người là yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo cho sự thành công. Bởi vậy những năm gần đây BGH nhà trường đã chú trọng đến công tác tuyên truyền, lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và duy trì thường xuyên các phong trào thi đua như: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Phong trào thi đua “Hai tốt”; Phong trào thi đua “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” và các phong trào thi đua khác do BGD&ĐT phát động nhằm từng bước nâng cao chất lượng GD của nhà trường.
Số liệu điều tra khảo sát cho thấy 98,7 % CBQL, GV và 82,4 % HS được điều tra cho rằng kết quả KT - ĐG trong DH có vai trị quan trọng trong q trình DH.
Thời gian qua, nhà trường đang từng bước cải tiến, đổi mới PP KT - ĐG trong DH, đặc biệt mới đây nhất là KT - ĐG theo định hướng phát triển năng lực HS nhằm động viên, khích lệ các em vươn lên trong học tập. Nhà trường đã lập kế hoạch KT và xây dựng được ngân hàng đề KT cho một số mơn học, đã chỉ đạo các tổ, nhóm chun mơn thực hiện nghiêm túc các quy định trong công tác KT - ĐG kết quả học tập của HS ở tất cả các môn học.