Cộng hòa liên bang Nga

Một phần của tài liệu Phân tích các rào cản từ quá trình thực thi chính sách bảo vệ trẻ em khỏi nguy cơ bạo hành tại việt nam (Trang 32 - 33)

1.4 Kinh nghiệm về q trình thực thi chính sách bảo vệ trẻ em khỏi nguy

1.4.2 Cộng hòa liên bang Nga

Cộng hoà liên bang Nga cũng là một trong số những quốc gia phát triển mạnh mẽ mạng lưới tổ chức bảo vệ trẻ em, điển hình là bang Costonia, trong năm 2009, tồn bang chỉ có khoảng 1,1 triệu dân nhưng có tới 26 trung tâm CTXH trẻ em và có tới 700 cán bộ cơng tác xã hội, bình qn 1500 dân có một cán bộ CTXH và khoảng 500 trẻ em có một cán bộ CTXH. Họ thuộc biên chế và do các trung tâm CTXH trả lương nhưng vừa làm việc ở trung tâm vừa thực hành trực tiếp tại cộng đồng. Đặc biệt, nhóm trẻ em có hồn cảnh đặc biệt và có nguy cơ bị tổn hại được quản lý và cập nhật thông tin quản lý hàng tháng, tồn bộ thơng tin được kết nối mạng để phục vụ cho việc chỉ đạo điều hành từ cơ quan bảo vệ chăm sóc trẻ em cấp tỉnh. Nói chủ quan, việc áp dụng cơng nghệ thơng tin quản lý trẻ em ở bang Costonia, có lẽ là tốt nhất thế giới. Bên cạnh đó, việc tìm kiếm gia đình chăm sóc thay thế và ngăn ngừa nguy cơ trẻ em bị xâm hại, bạo lực, xao nhãng được các cán bộ CTXH đặc biệt quan tâm, vì ở bang này có khá nhiều bậc phụ huynh nghiện rượu, vì vậy trẻ em dễ rơi vào nguy cơ cao bị xao nhãng, bạo lực. Việc đưa trẻ em có hồn cảnh đặc biệt, trẻ em bị xâm hại vào các trung tâm chăm sóc ni dưỡng tập trung chỉ là giải pháp cuối cùng và mang tính tạm thời khi mà trẻ chưa tìm được gia đình chăm sóc thay thế.

Hầu hết các quốc gia đều chú trọng phát triển hệ thống Trung tâm CTXH với trẻ em ở cấp huyện hoặc ở cụm xã để thực hành cung cấp dịch vụ bảo vệ,

27

chăm sóc trẻ em. Cộng hồ liên bang Nga, là một trong những quốc gia có nhiều trung tâm cơng tác xã hội trẻ em nhất, các trung tâm này được ngân sách của các quận cung cấp và đặt dưới sự điều hành của các quận. Đây là nơi các em và cha mẹ, người chăm sóc trẻ thường xuyên lui tới, nhất là trẻ em có vấn đề về tâm lý xã hội, trẻ em có hồn cảnh đặc biệt, bị xao nhãng, bị xâm hại, bị bạo lực. Ngoài giờ đi học các em có thể đến trung tâm để được tư vấn, trị liệu tâm lý xã hội, được tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, thậm chí tạm lánh một vài ngày nếu mơi trường gia đình có nguy cơ khơng an tồn. Cán bộ CTXH thực hành tư vấn, tham vấn, trị liệu tâm lý xã hội cho cả trẻ em và cả cha mẹ, người chăm sóc trẻ tại trung tâm; ngồi ra họ cịn thực hành các chuyến thăm để trợ giúp các gia đình đang có vấn đề. Trong trường hợp các chuyến đến thăm không thành công và ít nhất là 3 lần liên tục trong khoảng thời gian một tháng mà cha mẹ, người chăm sóc trẻ vẫn không chuyển biến về nhận thức và hành động, trẻ vẫn bị xao nhãng, có nguy cơ bị bạo lực, bị xâm hại thì cán bộ xã hội có thể báo cáo với cấp chính quyền địa phương ra văn bản triệu tập những người này đến ở trung tâm công tác xã hội dành riêng cho các gia đình có vấn đề xã hội, thời gian ít nhất là 3 ngày, một tuần, dài hơn có thể đến một tháng. Trong quá trình ở trung tâm CTXH các gia đình cịn được tham gia các buổi học tập, toạ đàm dành cho người lớn về tâm lý của trẻ em, kỹ năng chăm sóc trẻ, đặc biệt là kỹ năng ứng xử, chăm sóc trẻ em cá biệt…

Một phần của tài liệu Phân tích các rào cản từ quá trình thực thi chính sách bảo vệ trẻ em khỏi nguy cơ bạo hành tại việt nam (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)