Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Phân tích các rào cản từ quá trình thực thi chính sách bảo vệ trẻ em khỏi nguy cơ bạo hành tại việt nam (Trang 33 - 79)

1.4 Kinh nghiệm về q trình thực thi chính sách bảo vệ trẻ em khỏi nguy

1.4.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Hệ thống CTXH của các nước được xây dựng dựa trên sự quan tâm của cộng đồng đối với vấn đề bạo hành trẻ em. Vai trò của nhân viên CTXH rất quan trọng trong việc tiếp cận trẻ em, bởi vậy nhân viên CTXH được yêu cầu trình độ rất khắt khe. Nhân viên công tác xã hội là những nhà chuyên nghiệp làm chủ những nền tảng kiến thức cần thiết, có khả năng phát triển các kỹ năng cần thiết, tuân theo những tiêu chuẩn và đạo đức của nghề cơng tác xã hội.

Trình độ tối thiểu quy định đối với nhân viên công tác xã hội ở những nước có nghề CTXH phát triển như ở Mỹ, Anh, Canađa, Australia, Philipine, v.v

28

là phải tốt nghiệp đại học. Bên cạnh đó, để được hành nghề, nhân viên cơng tác xã hội cần đăng ký và ở một số nơi còn cần phải thi lấy bằng hành nghề CTXH rồi mới được hành nghề. Những người tham gia hoạt động CTXH chưa có bằng quy chuẩn được gọi là nhân viên CTXH bán chuyên nghiệp (para-professional) hoặc là những cộng tác viên.

Qua kinh nghiệm của các nước về việc bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực cho thấy Việt Nam cần tập trung vào đào tạo và gia tăng nguồn nhân lực chất lượng trong ngành CTXH. Quan tâm sát sao hơn nữa các gia đình có trẻ em và ln theo dõi tình hình của cha mẹ chúng. Cần kịp thời can thiệp khi nhận thấy bất thường, đôn đốc kiểm tra, giám sát và mở các lớp học, chương trình học về bảo vệ trẻ em cho các gia đình. Đồng thời cần chú trọng vào đào tạo chất lượng nguồn nhân lực thực hiện công tác xã hội về trẻ em. Chủ động hơn trong ngân sách thực hiện nhiệm vụ. Từng bước nghiên cứu, xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo vệ, chăm sóc trẻ em: Xây dựng Cổng thơng tin tích hợp điện tử về trẻ em bao gồm hai giao diện: Trang thông tin điện tử và Phần mềm quản lý hành chính, cập nhật dữ liệu trực tuyến về cơng tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em của địa phương. Phối hợp, hợp tác với các tổ chức quốc tế trong việc huy động nguồn lực xây dựng và thực hiện các chương trình, đề án, dự án trợ giúp, chăm sóc và bảo vệ trẻ em, nhất là trẻ em có hồn cảnh đặc biệt; hỗ trợ kỹ thuật, kiến thức và kinh nghiệm cho cơng tác xây dựng, sửa đổi, hồn thiện chính sách, hướng dẫn thực hiện cũng như xây dựng kế hoạch, giám sát, đánh giá thực hiện mục tiêu về bảo vệ, chăm sóc trẻ em; triển khai thực hiện các khuyến nghị của Ủy ban về quyền trẻ em của Liên hợp quốc đối với Việt Nam.

29

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong chương này, khái niệm trẻ em được đề cập ở pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia. Theo pháp luật quốc tế cụ thể là CRC cho rằng trẻ em là người dưới 18 tuổi (trừ những quốc gia có quy định khác). Điều 1 luật trẻ em năm 2016 quy định trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi. Tuy nhiên, trong các văn bản pháp luật đề cập đến bảo vệ quyền trẻ em được cho rằng bảo vệ quyền trẻ em là được hiểu là bảo vệ cả người chưa thành niên ( người dưới 18 tuổi).

Trong các văn bản quy định pháp luật quốc tế công nhận đó là 4 nhóm quyền cơ bản của CRC, quy tắc tối thiểu của Liên Hợp Quốc về bảo vệ người chưa thành niên bị tước quyền tự do, Hướng dẫn Riyadh,… Trong góc độ của luật pháp quốc gia được xem xét các nội dung cơ bản về bảo vệ quyền trẻ em trong các văn bản luật như Luật Hiến pháp, luật hơn nhân và gia đình,.. và các đạo luật được ban hành, sửa đổi, bổ sung từ trước đến nay. Trên cơ sở đó đã đưa ra các cách thực hiện luật và những đặc điểm của luật về việc thực hiện bảo vệ trẻ là việc các đối tượng thực thi pháp luật bằng hành vi, hoạt động hợp pháp về quyền trẻ em đi vào thực tế, trở thành cách xử sự, hoạt động nhằm mục đích thực hiện và bảo vệ có hiệu quả các quyền được đưa ra.

Đồng thời chương này đã đề cập đến các rào cản tác động đến việc thực thi pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em ở nước ta.

30

CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC RÀO CẢN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC THI CHÍNH SÁCH BẢO VỆ TRẺ EM KHỎI NGUY CƠ BẠO HÀNH TẠI

VIỆT NAM

2.1 Khái quát về một số vấn đề của trẻ em Việt Nam

Dân số trẻ em là 24.776.733 em (chiếm 25,75% trên tổng dân số), trong đó trẻ em nam là 12.915.365 em (chiếm 52% trên tổng dân số trẻ em), trẻ em nữ là 11.861.368 (chiếm 48% trên tổng dân số trẻ em) (Nguồn: Tổng Cục Thống kê (theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở thời điểm 01/4/2019 - công bố ngày 19/12/2019)).

Năm 2020 và giai đoạn 2016-2020, việc thực hiện quyền trẻ em đã được Đảng, Nhà nước quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và đã có những chuyển biến tích cực. Việc bảo đảm thực hiện quyền trẻ em theo đường lối của Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nước và các chuẩn mực quốc tế đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Năm 2020, thống kê toàn quốc phát hiện 2.209 đối tượng xâm hại trẻ em (giảm 110 đối tượng so với năm 2019), xâm hại 2.008 em (giảm 109 em so với năm 2019); trong đó xâm hại tình dục trẻ em là 1.583 đối tượng, xâm hại 1.576 em; trẻ em bị xâm hại dưới các hình thức khác là 626 đối tượng xâm hại 432 trẻ em (Báo cáo số 1159/BC-BCNDA4 ngày 15/12/2020 của Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Cơng an.).

Hiện tại, nước ta còn 6,9% trẻ em trong tổng dân số là trẻ em thuộc đối tượng có hồn cảnh đặc biệt (mồ cơi, khuyết tật, mất nguồn nuôi dưỡng, phải tham gia lao động sớm hoặc có nguy cơ phải tham gia lao động sớm...).

Theo báo cáo phân tích tình hình trẻ em 2016 của Unicef chỉ ra rằng 68,4% trẻ em độ tuổi từ 1-14 ở Việt Nam phải chịu ít nhất một hình phạt thể chất hoặc tâm lý do các thành viên trong gia đình thực hiện kết hợp một loạt các hình thức kỷ luật có bạo lực. Trong khi 58,2% trẻ em phải chịu các hình phạt về mặt tinh thần, 42,7% các em bị trừng phạt về thân thể. Các hình phạt thân thể

31

nghiêm trọng (chẳng hạn như bị đánh vào đầu, mông, tai, hay mặt liên tiếp) chiếm khoảng 2,1%. Trẻ em trai chịu các hình phạt thân thể nhiều hơn trẻ em gái (48,5% so với 36,6%) nhưng khơng có sự chênh lệch nhiều giữa tỷ lệ trẻ em trai và trẻ em gái phải chịu bạo lực tinh thần (59,6% so với 56,7%).

(Nguồn: MICS 2006, 2011, và 2014)

Biểu đồ 1 Tỷ lệ trẻ em từ 1- 14 tuổi với các biện pháp kỷ luật khác nhau

Ở Việt Nam, phụ huynh được xem là có quyền kỷ luật con cái để các em nhận ra sai lầm và khơng lặp lại sai lầm đó nữa. Số lượng trẻ có xu hướng bạo lực học đường thường phải chịu áp lực bạo lực từ chính gia đình của mình. Số liệu được thống kê chỉ là bề nổi của tảng băng chìm, việc trẻ bị bạo hành được coi là chuyện bình thường là một vấn đề quan trọng cần có sự tuyên truyền một cách khéo léo. Cần có sự vào cuộc của nhiều cơ quan tổ chức một cách sát sao hơn nữa. Dù theo số liệu các biện pháp bạo lực của người lớn đã giảm nhưng vẫn còn tồn tại. Nhất là việc bạo lực ở ngay trường học, trong chính gia đình bởi chính những người thân chính là đả kích lớn, mà vết thương này sẽ dần trở thành bóng ma tâm lý. Việc bị đánh đập lâu dài sẽ khiến trẻ em trở lên tự kỷ, tự ti, sợ phải tiếp xúc với người lạ,… Nghiên cứu cho rằng trẻ bị bạo hành trong gia đình sẽ có xu hướng bạo lực đối với bạn bè xung quanh. Chính minh cho việc, văn hóa trong gia đình rất quan trọng. Nơi mà trẻ được thấy, được đối xử bằng

93,3 89,7 60,9 9,4 73,9 55,4 55 3,5 68,4 58,2 42,7 2,1 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Mọi biện pháp kỷ luật bạo lực

Trừng phạt tâm lý Trừng phạt thể chất Trừng phạt thể chất nghiêm trọng 2006 2011 2014

32

những yêu thương sẽ khiến trẻ học theo những điều tích cực ấy. Và cũng tương tự với những gia đình thường xảy ra bạo lực gia đình, trẻ sẽ bị ảnh hưởng và trở lên bạo lực. Việc chúng ta cần làm chính là cho trẻ em được sống và học tập trong mơi trường lành mạnh, tốt đẹp nhất.

2.2 Qúa trình thực thi chính sách về bảo vệ trẻ em khỏi nguy cơ bạo hành ở Việt Nam

2.2.1 Quy định, chính sách về bảo vệ trẻ em khỏi nguy cơ bạo hành ở Việt Nam

Tất cả trẻ em đều có quyền được bảo vệ khỏi bị bạo hành, dù bản chất hay mức độ nghiêm trọng của hành vi đó như thế nào. Chính vì vậy tất cả trẻ em đều có quyền được hưởng sự bảo vệ của Chính phủ, của cộng đồng và toàn thể xã hội. Để giảm thiểu nguy cơ khiến trẻ trở thành nạn nhân của bạo hành thì Chính phủ đã ban hành các chính sách, quy định nhằm bảo vệ trẻ em một cách toàn diện cũng như gia tăng trách nhiệm của cha mẹ, người giám hộ đối với trẻ em. Những quy định về việc bảo vệ trẻ em được thể hiện trong những văn bản pháp luật như Luật Trẻ em, Hiến Pháp, Luật BVCS&GDTE

Luật Trẻ em đã được phê duyệt ngày 05 tháng 04 năm 2016 của Quốc hội là một mốc quan trọng trong khuôn khổ pháp lý của Việt Nam về hệ thống bảo vệ trẻ em, trong đó có bảo vệ trẻ em khỏi nguy cơ bị bạo hành. Hệ thống luật

Phòng ngừa

Hỗ trợ Can thiệp

33

này có một chương riêng (Chương IV) quy định về các cấp độ bảo vệ trẻ em và trách nhiệm của các bên liên quan trong quá trình thực hiện như sau:

Điều 48. Cấp độ phòng ngừa

1. Cấp độ phòng ngừa gồm các biện pháp bảo vệ được áp dụng đối với cộng đồng, gia đình và mọi trẻ em nhằm nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức về bảo vệ trẻ em, xây dựng mơi trường sống an tồn, lành mạnh cho trẻ em, giảm thiểu nguy cơ trẻ em bị xâm hại hoặc rơi vào hoàn cảnh đặc biệt.

2. Các biện pháp bảo vệ trẻ em cấp độ phòng ngừa bao gồm:

a) Tuyên truyền, phổ biến cho cộng đồng, gia đình, trẻ em về mối nguy hiểm và hậu quả của các yếu tố, hành vi gây tổn hại, xâm hại trẻ em; về trách nhiệm phát hiện, thông báo trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi;

b) Cung cấp thông tin, trang bị kiến thức cho cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em, người làm việc trong cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em về trách nhiệm bảo vệ trẻ em, kỹ năng phòng ngừa, phát hiện các yếu tố, hành vi gây tổn hại, xâm hại trẻ em;

c) Trang bị kiến thức, kỹ năng làm cha mẹ để bảo đảm trẻ em được an toàn;

d) Giáo dục, tư vấn kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ em; đ) Xây dựng mơi trường sống an tồn và phù hợp với trẻ em. Điều 49. Cấp độ hỗ trợ

1. Cấp độ hỗ trợ bao gồm các biện pháp bảo vệ được áp dụng đối với trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi hoặc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nhằm kịp thời phát hiện, giảm thiểu hoặc loại bỏ nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em.

34

a) Cảnh báo về nguy cơ trẻ em bị xâm hại; tư vấn kiến thức, kỹ năng, biện pháp can thiệp nhằm loại bỏ hoặc giảm thiểu nguy cơ xâm hại trẻ em cho cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em, người làm việc trong cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em và trẻ em nhằm tạo lập lại mơi trường sống an tồn cho trẻ em có nguy cơ bị xâm hại;

b) Tiếp nhận thông tin, đánh giá mức độ nguy hại, áp dụng các biện pháp cần thiết để hỗ trợ trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi nhằm loại bỏ hoặc giảm thiểu nguy cơ trẻ em bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi;

c) Hỗ trợ trẻ em có hồn cảnh đặc biệt theo quy định của Luật này;

d) Hỗ trợ trẻ em có hồn cảnh đặc biệt và gia đình của trẻ em được tiếp cận chính sách trợ giúp xã hội và các nguồn trợ giúp khác nhằm cải thiện điều kiện sống cho trẻ em.

Điều 50. Cấp độ can thiệp

1. Cấp độ can thiệp bao gồm các biện pháp bảo vệ được áp dụng đối với trẻ em và gia đình trẻ em bị xâm hại nhằm ngăn chặn hành vi xâm hại; hỗ trợ chăm sóc phục hồi, tái hịa nhập cộng đồng cho trẻ em có hồn cảnh đặc biệt.

2. Các biện pháp bảo vệ trẻ em cấp độ can thiệp bao gồm:

a) Chăm sóc y tế, trị liệu tâm lý, phục hồi thể chất và tinh thần cho trẻ em bị xâm hại, trẻ em có hồn cảnh đặc biệt cần can thiệp;

b) Bố trí nơi tạm trú an tồn, cách ly trẻ em khỏi mơi trường, đối tượng đe dọa hoặc đang có hành vi bạo lực, bóc lột trẻ em;

c) Bố trí chăm sóc thay thế tạm thời hoặc lâu dài cho trẻ em thuộc đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 62 của luật này;

d) Đồn tụ gia đình, hịa nhập trường học, cộng đồng cho trẻ em bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi;

35

đ) Tư vấn, cung cấp kiến thức cho cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, các thành viên gia đình trẻ em có hồn cảnh đặc biệt về trách nhiệm và kỹ năng bảo vệ, chăm sóc, giáo dục hịa nhập cho trẻ em thuộc nhóm đối tượng này;

e) Tư vấn, cung cấp kiến thức pháp luật, hỗ trợ pháp lý cho cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em có hồn cảnh đặc biệt;

g) Các biện pháp hỗ trợ trẻ em bị xâm hại và gia đình của trẻ em quy định tại Khoản 1 Điều 43, Khoản 1 Điều 44 và Điểm d Khoản 2 Điều 49 của Luật này;

h) Theo dõi, đánh giá sự an toàn của trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại.

Ngoài ra, Luật cũng quy định rõ Nhà nước có chính sách về các cán bộ phụ trách về bảo vệ trẻ em ở cấp xã, đưa ra những thủ tục rõ ràng cho quá trình báo cáo, đánh giá và có kế hoạch can thiệp phù hợp trong trường hợp trẻ em cần được bảo vệ và đưa ra những gợi ý chi tiết về chăm sóc thay thế đối với trẻ em chủ yếu tập trung vào chăm sóc tại gia đình. Tại điều 7 Luật Trẻ em 2016 Nguồn lực bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em

1. Nhà nước bảo đảm nguồn lực thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu về trẻ em trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, ngành và địa phương; ưu tiên bố trí nguồn lực để bảo vệ trẻ em, bảo đảm thực hiện quyền trẻ em.

2. Nguồn tài chính thực hiện quyền trẻ em bao gồm ngân sách nhà nước; ủng hộ của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong nước, nước ngoài; nguồn thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ; viện trợ quốc tế và các nguồn thu hợp pháp khác.

3. Nhà nước có giải pháp về nhân lực và bảo đảm Điều kiện cho việc thực hiện quyền trẻ em; phát triển mạng lưới người được giao làm công tác bảo vệ trẻ em các cấp, ưu tiên bố trí người làm cơng tác bảo vệ trẻ em cấp xã và vận động nguồn lực để phát triển mạng lưới cộng tác viên bảo vệ trẻ em tại thơn, làng, ấp, bản, bn, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khóm.

36

Luật Trẻ em cũng quy định rõ những hành vi vi phạm quyền trẻ em trong đó có những hành vi tiềm ẩn nguy cơ bạo hành trẻ em như

- Tước đoạt quyền sống của trẻ em.

- Bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

Một phần của tài liệu Phân tích các rào cản từ quá trình thực thi chính sách bảo vệ trẻ em khỏi nguy cơ bạo hành tại việt nam (Trang 33 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)