Tình hình quản lý và sử dụng đất đai ở địa phương.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự thay đổi cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp của huyện phổ yên tỉnh thái nguyên giai đoạn 2005 2010 (Trang 26 - 34)

1.4.3.1. Quản lý đất đai thời kỳ trước luật đất đai 1993

Cũng như các huyện khác trước năm 1993, cơng tác quản lý đất đai cịn phân tán, chưa có cơ quan quản lý thống nhất. Đội ngũ cán bộ địa chính cấp huyện và cấp xã chưa ổn định, phải kiêm nhiệm nhiều việc, trình độ chuyên mơn cịn hạn chế. Mặt khác do đặc thù huyện miền núi có diện tích lớn, mật độ dân số thấp, nhu cầu đất cho phát triển kinh tế - xã hội chưa cấp bách, do đó cơng tác quản lý Nhà nước về đất đai chưa được quan tâm đúng mức.[2]

Trong thời kỳ này công tác điều tra cơ bản chưa được tiến hành đồng bộ, công tác đăng ký, thống kê đất đai, lập hồ sơ địa chính, theo dõi biến động đất đai của tồn huyện cũng như các xã qua các năm chưa được thực hiện thường xun, thiếu chính xác. Cơng tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính cịn nhiều hạn chế, chỉ đo đạc thành lập bản đồ giải thửa trong khu vực đất nông nghiệp, đất khu dân cư nông thôn. Khu vực đất lâm nghiệp được khoanh bao trên bản đồ địa hình tỷ lệ nhỏ và trung bình làm cơ sở để giao đất, giao rừng và cấp lâm bạ cho các nông hộ.

Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai chưa được tiến hành.

Công tác tuyên truyền Luật Đất đai và các chính sách về đất đai chưa được phổ biến sâu rộng trong nhân dân. Cơng tác giao đất cho các hộ gia đình cịn tuỳ tiện. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, sử dụng đất khơng đúng mục đích, giao đất sai thẩm quyền cịn diễn ra và khơng được giải quyết kịp thời.

Nhìn chung cơng tác quản lý Nhà nước về đất đai thời kỳ trước năm 1993 còn nhiều hạn chế, bất cập đã gây ảnh hưởng đến tình hình ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

1.4.3.2. Quản lý đất đai thời kỳ sau luật đất đai 1993 đến nay.

Thực hiện Luật Đất đai năm 1993; Luật Đất đai năm 2003, phòng Tài nguyên Môi trường đã tham mưu cho uỷ ban nhân dân huyện ban hành các

văn bản hướng dẫn thực hiện các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai phù hợp với thực tiễn của địa phương.[1]

a) Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính.

Trên địa bàn huyện hiện nay đã tiến hành thành lập bản đồ địa chính, chính quy có lưới toạ độ chuẩn quốc gia VN 2000 với các tỷ lệ 1:1.000 cho đất nông nghiệp, đất ở và tỷ lệ 1: 10.000 cho đất lâm nghiệp. Vì vậy ranh giới, mục đích sử dụng của các thửa đất đã được xác định rõ ràng. Thống kê, kết quả đo đạc địa chính chính quy trên địa bàn huyện như sau:

- Đất ở tỷ lệ 1 :500 là 74,66ha

- Đất nông nghiệp tỷ lệ 1 :1000 và tỷ lệ 1 :2000 là 12.633,81ha - Đất lâm nghiệp tỷ lệ 1: 1000 và 1 :2000 là 3.817,79ha.

b) Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai.

Năm 1997, đã xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai đến năm 2005 của toàn huyện và đã được UBND tỉnh phê duyệt, sau đó đã xây dựng quy hoạch sử dụng đất đai của 15 xã và 3 thị trấn và được UBND huyện Phổ Yên phê duyệt.

Năm 2005, đã xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai đến năm 2010 của toàn huyện và đã được UBND tỉnh phê duyệt. Sau đó đã xây dựng quy hoạch sử dụng đất đai của 18 xã, thị trấn và được UBND huyện Phổ Yên phê duyệt. Việc lập, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai hàng năm của các xã được kiểm tra, giám sát thường xuyên.

Công tác quản lý quy hoạch của huyện Phổ Yên trong thời gian qua đã đáp ứng được nhu cầu công việc.

Trong thời gian qua đã thực hiện được quy hoạch như sau: + Đất nông nghiệp thực hiện được : 19618,76ha

+ Đất phi nông nghiệp thực hiện được: 5742,11ha + Đất chưa sử dụng thực hiện được: 306,76ha

c) Công tác thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất

Trong những năm gần đây công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất của huyện đã được quan tâm. Việc giao đất ổn định, lâu dài cho các đối tượng sử dụng là một bước tiến mới trong nhận thức về quản lý đất đai, một giải pháp quan trọng nhằm khắc phục tình trạng vơ chủ, sử dụng kém hiệu quả, đồng thời tạo điều kiện cho các đối tượng yên tâm đầu tư phát triển sản xuất và kinh doanh, bước đầu thu hút vốn đầu tư của nhân dân và các thành phần kinh tế, tạo bước phát triển mới cho các tổ chức, hộ gia đình sử dụng đất để phát triển sản xuất kinh doanh.

d)Tình hình giao đất, cấp giấy chứng nhân quyền sử dụng đất

Thực hiện chỉ thị 18/TTg, ngày 1/7/1999 của thủ tướng Chính phủ, đến nay, huyện Phổ Yên đã triển khai công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, các tổ chức như sau;

+ Đất ở : Đã cấp được 33.390 bìa với diện tích cấp là 1.895,85ha; Trong đó:

- Đất ở nơng thơn : 30.282 giấy với diện tích là 1.760,18ha, đạt 95,91%; - Đất ở đô thị : 3.011 giấy với diện tích là 105,74ha, đạt 100%;

- Đất chuyên dùng : 64 giấy với diện tích là 29,93ha, đạt 46,75%;

+ Đất sản xuất nông nghiệp : Đã cấp được 30.632 giấy với diện tích là 13.052,29ha đạt 82,78%.

Trong đó:

- Đất sản xuất nơng nghiệp : 26.219 giấy với diện tích là 11.174,68ha, đạt 89,76%;

- Đất lâm nghiệp : 1.611 giấy với diện tích là 1.704,34ha, đạt 55,10%; - Đất ni trồng thủy sản : 2.776 giấy với diện tích là 160,36ha, đạt 80,49%;

e) Cơng tác thống kê, kiểm kê đất đai

Được sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn của Sở Tài nguyên và Môi trường, công tác thống kê, kiểm kê đất đai trên địa bàn huyện được triển khai tốt. Đất đai đã được thống kê hàng năm theo quy định của ngành.[3]

Huyện Phổ Yên đã tiến hành thống kê, kiểm kê đất đai các năm 1995, 2000, 2005, 2010.

f) Tình hình tranh chấp, khiếu nại tố cáo về sử dụng đất và kết quả xử lý

Tình trạng vi phạm pháp luật về đất đai còn phổ biến ở các địa phương trong tỉnh như: Tự ý chuyển đổi mục đích SDĐ, cho thuê lại đất, chuyển QSDĐ trái phép, lấn chiếm đất… không thực hiện đúng cam kết bảo vệ môi trường, không đăng ký xin cấp phép thăm dị khai thác nước dưới đất, khơng xử lý chất thải…

Công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lý những vi phạm về quản lý, sử dụng tài nguyên & môi trường đặc biệt là về đất đai trong mấy năm gần đây đã được thực hiện thường xun, góp phần ổn định trật tự an tồn xã hội và khai thác hiệu quả hơn nguồn tài nguyên của huyện. Các hoạt động thanh tra, kiểm tra về tài nguyên môi trường ngày càng được mở rộng ở các nội dung, trong chuyên ngành và liên ngành theo yêu cầu thực tế phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Tuy nhiên tình trạng tranh chấp, khiếu nại, tố cáo nhất là về đất đai vẫn chưa giảm mà có xu hướng tăng, chủ yếu liên quan đến vấn đề đền bù khi thu hồi đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chính sách giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

g) Tình hình quản lý tài chính về đất đai

Trong những năm qua kinh tế của Thái Nguyên có những bước tăng trưởng khá cao, trong đó tài nguyên đất đai đóng vai trị hết sức quan trọng

trong sự đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của địa phương. Để có cơ sở thực hiện quản lý tài chính về đất đai nên công tác xác định giá đất được quan tâm chú trọng.

Năm 2009 đã thẩm định trình UBND tỉnh quyết định phê duyệt giá đất cụ thể trong các trường hợp: đấu giá quyền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất, bồi thường GPMB của 52 cơng trình dự án trên tồn huyện.

Phối hợp với các ngành liên quan và UBND các huyện, TP Thái Nguyên, thị xã Sông Công triển khai xây dựng bảng giá các loại đất năm 2010 trên địa bàn tỉnh, trình UBND tỉnh.

Cơng tác xây dựng ban hành giá đất năm 2011 đã thơng qua HĐND tỉnh tại Kỳ họp thứ 15 khóa XI và được Quyết định ban hành trong tháng 12 năm 2010. Công bố giá đất thực hiện trong năm 2011 từ ngày 01/01/2011.

Tham mưu cho UBND tỉnh phê duyệt đơn giá đo đạc địa chính, đăng ký QSD đất, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy CNQSD đất và đơn giá dự toán sản phẩm thống kê, kiểm kê đất đai và thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010.[8]

h) Tình hình quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản

Trong những năm qua trên địa bàn huyện Phổ Yên thị trường bất động sản nói chung và thị trường quyền sử dụng đất nói riêng trong thực tế đã và đang diễn ra có lúc rất sơi động xong rất khó quản lý, các hoạt động mang tính tự phát khơng có cơ quan nhà nước quản lý và định hướng phát triển của thị trường này. Hiện nay tỉnh chưa có tổ chức phát triển quỹ đất, tổ chức tư vấn định giá đất để tham gia vào trong quá trình hình thành và phát triển của thị trường bất động sản.

i) Tình hình quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

Căn cứ vào quy định của pháp luật nói chung và Luật đất đai nói riêng trong những năm qua các cấp, các ngành trong tỉnh và huyện đã và đang quản lý, giám sát việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất ngày một tốt hơn điều đó thể hiện ở việc đã được các cấp Uỷ đảng, Chính quyền thường xuyên quan tâm lãnh đạo, ra các Chỉ thị, Nghị quyết và cụ thể hoá các chủ chương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước để triển khai thực hiện ở địa phương, đảm bảo mọi quyền lợi hợp pháp của người dân đồng thời cũng động viên và huy động được nhân dân tham gia đóng góp nghĩa vụ với nhà nước bằng việc thực hiện tốt các chính sách thuế và nộp tiền sử dụng đất theo quy định của Pháp luật.

k) Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai

- UBND tỉnh Thái Nguyên đã chỉ đạo các huyện ngành chức năng tổ chức nhiều đợt thanh tra kiểm tra theo Chỉ thị 247/TTg, Cơng điện 554/CP của Thủ tướng Chính Phủ nhằm ngăn chặn và xử lý các trường hợp vi phạm Luật Đất đai, hành vi vi phạm Luật đất đai chủ yếu là giao đất trái thẩm quyền, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất, lấn chiếm đất đai, tự ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất khơng qua chính quyền địa phương.

- Hiện nay vẫn còn một số đơn vị sử dụng đất vượt ranh giới được giao, lấn vào các cơng trình cơng cộng như hành lang đường giao thông, một số đơn vị không lấn chiếm nhưng tự ý đổi đất cho nhau khơng được cấp có thẩm quyền cho phép, một số đơn vị mua bán chuyển nhượng trái phép đất nơng nghiệp, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất nơng nghiệp sang mục đích khác khi chưa được cấp thẩm quyền cho phép, những trường hợp này cần được kiểm tra và có biện pháp xử lý.

- Năm 2008 thực hiện QĐ số 1933/QĐ-CT ngày 11/6/2008 của chủ tịch UBND huyện Phổ Yên về việc thanh tra công tác quản lý và sử dụng đất đai xã Minh Đức. QĐ số 1933/QĐ-CT ngày 11/6/2008 của Chủ tịch UBND huyện Phổ Yên về việc thanh tra công tác quản lý và sử dụng đất đai xã Đắc Sơn...

- Năm 2010 thực hiện QĐ số 10682/QĐ-CT ngày 08/11/2010 và QĐ số 10683/QĐ-CT ngày 08/11/2010 của Chủ tịch UBND huyện Phổ Yên về việc thanh tra công tác quản lý và sử dụng đất đai xã Nam Tiến và xã Hồng Tiến.

- Kết quả kiểm tra cho thấy các đơn vị đã làm tốt công tác quản lý đất đai trên địa bàn.

1.5. Chủ trương, chính sách của Nhà nước, của tỉnh về phát triển cơng nghiệp

- Chỉ thị 49/2004/CT-TTg của Thủ tướng Chính Phủ về phát triển dịch vụ trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2006-2010.

- Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính Phủ về quy hoạch xây dựng.

- Luật Đất đai năm 2003

- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai.

- Thơng tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 01 tháng 11 năm 2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Quyết định số 04/2005/QĐ - BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2005 của Bộ Tài ngun và Mơi trường về việc ban hành quy trình lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Công văn số 881/BTNMT-ĐKTK ngày 24 tháng 4 năm 2003 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc dành quỹ đất cho các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá - thể thao.

- Văn bản số 2111/BTNMT/ĐKTKĐĐ ngày 17/06/2005 của Bộ tài nguyên và Môi trường về việc quy hoạch sử dụng đất cho lĩnh vực GD-YT-VH-TDTT.

- Quyết định số 1107/2006/QĐ-TTg về quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.

- Báo cáo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Phổ Yên - tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2000 - 2010.

- Báo cáo chính trị trình Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XXVII nhiệm kỳ 2005 - 2010.

- Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện Phổ Yên, nhiệm kỳ 2005 - 2010. - Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của huyện các năm.

Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự thay đổi cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp của huyện phổ yên tỉnh thái nguyên giai đoạn 2005 2010 (Trang 26 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w