Điều 13 Bộ luật tố tụng hình sự đã quy định nguyên tắc trách nhiệm khởi tố và xừ lý vụ án hình sự “Khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì Cơ J • • 1 • • • JL •
quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, trong phạm vi quyền hạn của mình có trách nhiệm khởi tổ vụ án và áp dụng các hiện pháp do Bộ luật này quy định đế xác định tội phạm và xử lỷ tội phạm”. Nguyên tắc này được quy định nhằm
đảm bảo mọi hành vi phạm tội đều bị phát hiện, khởi tố và bị xử lý không để lọt tội phạm, đảm bảo thực hiện công bàng xã hội. Tuy nhiên trong thời gian
qua, vẫn cịn tình trạng Cơ quan điều tra chưa chủ động trong việc khởi tố vụ án, khi Viện kiếm sát yêu cầu Cơ quan điều tra mới tiến hành khởi tổ (số liệu thể hiện cụ thể ở bảng 1 nêu trên). Việc ra quyết định khởi tố và quyết định không khởi tố một số vụ án của Cơ quan điều tra chưa đảm bảo chính xác, Viện kiểm sát đã hủy bỏ quyết định khởi tố, quyết định không khởi tố của Cơ quan điều tra (số liệu thể hiện cụ thể ở bảng 3 nêu trên). Thực tiễn nêu trên cho thấy cần thiết phải nâng cao công tác kiểm sát của Viện kiểm sát trong giai đoạn khởi tố nhằm đảm bảo pháp luật được áp dụng chính xác, có căn cứ tránh bị lọt tội phạm và làm oan người vô tội.
Bên cạnh việc đảm bảo pháp luật được thực thi một cách chính xác, nghiêm minh, thì Viện kiếm sát còn phải bảo vệ quyền con người. Điều này được ghi nhận tại khoản 3 Điều 107 Hiến pháp năm 2013 quy định rõ:
Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tố chức, cá nhân, góp phần đảm bảo pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Thông qua kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự, Viện kiểm sát bảo đảm mọi hành vi phạm tội đều phải được khởi tố và xử lý kịp thời, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội. Không đế người nào bị khởi tố, bị bắt, giữ, bị hạn chế quyền con người, quyền cơng dân, bị xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm một cách trái pháp luật. Bảo đảm bất cứ hành vi phạm tội nào xâm phạm đến quyền con người, quyền công dân đều phải được phát hiện, xử lý trước pháp luật.
Các quyền cơ bản cùa công dân được quy định trong Hiến pháp là thành quả của cuộc đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân ta dưới sự lãnh
đạo của Đảng, những quyên này khơng chỉ có ý nghĩa chính trị mà cịn tác động đến đời sống hàng ngày của người dân. Vì thế, khi tiến hành áp dụng các biện pháp của tố tụng hình sự để giải quyết vụ án, một mặt phải đảm bảo thực hiện được nhiệm vụ của tố tụng hình sự nhưng đồng thời phải tơn trọng các quyền con người cũng như các quyền cơ bản của cơng dân. Điều 4 Bộ luật tố tụng hình sự quy định khi tiến hành tố tụng Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải tơn trọng và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân, thường xun kiểm tra tính hợp pháp và sự cần thiết của những biện pháp đã áp dụng, kịp thời hủy bỏ hoặc thay đổi những biện pháp đó, nếu xét thấy có vi phạm pháp luật hoặc khơng cịn cần thiết nữa.
Với những trách nhiệm to lớn đó cùng với sự tăng về sổ lượng và phức tạp về tính chất mức độ của hành vi phạm tội trên địa bàn thành phố Hà Nội địi hỏi lực lượng kiểm sát viên phải khơng ngừng trau dồi kiến thức và xây dựng bản lĩnh vững vàng. Hơn nữa theo từ khi Nghị quyết trung ưng số 39/NQ/TW ngày 17 tháng 4 năm 2015 về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức được đưa ra, các chỉ tiêu biên chế Viện kiểm sát nhân dân hai cấp ngày càng giảm đây cũng là một áp lực to lớn đổi với ngành kiểm sát nhân dân nói chung và Viện kiềm sát nhân dân hai cấp thành phố Hà Nội nói riêng.