NGHIỆP CÓ VỐN ĐTNN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội và tổ chức bộ máy quản lý của Cục thuếtỉnh Nghệ An tỉnh Nghệ An
2.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội và hoạt động của các DN có vốn ĐTNNtrên địa bàn tỉnh Nghệ An trên địa bàn tỉnh Nghệ An
2.1.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An
Nghệ An là tỉnh nằm ở trung tâm vùng Bắc Trung bộ, giáp tỉnh Thanh Hóa ở phía bắc, tỉnh Hà Tĩnh ở phía nam, nước Cộng hịa dân chủ nhân dân Lào ở phía tây với 419 km đường biên giới trên bộ; bờ biển ở phía đơng dài 82 km. Vị trí này tạo cho Nghệ An có vai trị quan trọng trong mối giao lưu kinh tế - xã hội Bắc - Nam, xây dựng và phát triển kinh tế biển, kinh tế đối
ngoại và mở rộng hợp tác quốc tế. Nghệ An nằm trên các tuyến đường quốc lộ Bắc - Nam; các tuyến quốc lộ chạy từ phía Đơng lên phía Tây, nối với nước bạn Lào thông qua các cửa khẩu (quốc lộ 7, quốc lộ 46, quốc lộ 48). Tỉnh có tuyến đường sắt Bắc - Nam dài 94 km chạy qua.
Tỉnh Nghệ An có 1 thành phố loại 2 (TP. Vinh), 2 thị xã (Cửa Lò, Thái Hòa) và 17 huyện gồm 10 huyện miền núi và 7 huyện đồng bằng.
Nghệ An nằm trong hành lang kinh tế Đông - Tây nối liền Mianma - Thái Lan - Lào - Việt Nam - Biển Đơng theo đường 7 đến cảng Cửa Lị. Nằm trên các tuyến du lịch quốc gia và quốc tế (tuyến du lịch xuyên Việt; tuyến du lịch Vinh - Cánh đồng Chum - Luôngphabang - Viêng Chăn - Băng Cốc và ngược lại qua Quốc lộ 7 và đường 8).
So với nhiều tỉnh bạn, Nghệ An có rất nhiều lợi thế mà khơng phải tỉnh nào cũng có được. Vị trí địa lý của tỉnh Nghệ An nằm trên trục giao thông Bắc - Nam cả về đường bộ, đường sắt, đường biển lẫn đường hàng khơng. Vì vậy tỉnh có nhiều thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế với các tỉnh thành trong cả nước và một số nước trong khu vực. Bên cạnh đó, tỉnh cịn có lợi thế là quỹ đất nơng nghiệp rộng hơn 19,5 vạn ha, diện tích đất trống, đồi núi trọc chưa sử dụng trên 58 vạn ha, tài nguyên rừng và biển rất phong phú với nhiều loại cây, con có giá trị kinh tế cao. Mặc dù thời tiết có phần khắc nghiệt, khi nóng, khi bão lụt nhưng khí hậu ở đây lại thích hợp với nhiều loại cây trồng và vật ni như: lúa, lạc, vừng, mía, dứa, chuối; một số cây cơng nghiệp, cây ăn quả như: cà phê, cao su, cam, nhãn, xồi... Bên cạnh đó, nguồn nhân lực của tỉnh lại tương đối dồi dào, có truyền thống cần cù, hiếu học, trình độ sản xuất ngày càng cao, thuận lợi để thúc đẩy Nghệ An phát triển kinh tế tồn diện cả về nơng - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp và dịch vụ trong tương lai.
Năm 2013, toàn tỉnh đã hoàn thành tốt 20/25 chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm (GDP) đạt khoảng 7,0%/KH 7- 8% (cùng kỳ năm 2012 đạt 6,13%); trong đó, nơng, lâm, ngư nghiệp tăng
4,14%; cơng nghiệp - xây dựng tăng 5,34% (riêng công nghiệp tăng 8,28%); dịch vụ tăng 10,2%. Giá cả ổn định hơn, chỉ số giá tiêu dùng tháng 11 tăng 4,92% so với tháng 12/2012. Thu nhập bình quân đầu người đạt 23,57 triệu đồng (năm 2012 là 21,22 triệu đồng).
Hoạt động đối ngoại, xúc tiến đầu tư, phát triển doanh nghiệp được đổi mới, triển khai mạnh mẽ, rộng khắp, bài bản, tranh thủ tốt các nguồn vốn trong nước cũng như nước ngồi. Đón tiếp nhiều đồn ra vào làm việc với tỉnh, tổ chức và tham dự nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư quan trọng. Đến 15/11/2013, qua 5 lần tổ chức hội nghị đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 72 dự án/vốn đăng ký 12.885,76 tỷ đồng, trong đó 67 dự án đầu tư trong nước/12.464,15 tỷ đồng và 05 dự án đầu tư FDI/21,081 triệu USD.
Về phát triển doanh nghiệp: Đến 16/12/2013, đã cấp mới giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho 1.046 doanh nghiệp, tăng 2,16% so với cùng kỳ; vốn điều lệ đăng ký bình quân 4,56 tỷ đồng/doanh nghiệp.
2.1.1.2. Tình hình hoạt động của các DN có vốn ĐTNN trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Trong thời gian vừa qua, do chính sách khuyến khích và thu hút đầu tư thực hiện có hiệu quả, số lượng các doanh nghiệp có vốn ĐTNN trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã tăng lên. Đến đầu năm 2014 đã có hơn 39 dự án đầu tư với số vốn 1.490 tỷ USD. Trong đó, có nhiều dự án lớn, sử dụng công nghệ cao đã đi vào hoạt động có hiệu quả, tạo thêm nhiều việc làm, nộp ngân sách lớn, như: Dự án chăn ni bị sữa và chế biến sữa TH; Nhà máy bia Sài Gịn - Sơng Lam; bia Hà Nội - Nghệ An, Bao bì Sabeco; Thủy điện Bản Vẽ, Thủy điện Hủa Na; Nhà máy sản xuất linh kiện điện tử BSE của Hàn Quốc, Trung tâm thương mại Siêu thị Metro, BigC, các nhà máy may của các nhà đầu tư Hàn Quốc, Nhật Bản như công ty TNHH PREX Vinh, công ty TNHH HAIVINA Kim Liên,…
các cơng nghệ sản xuất, máy móc, trang thiết bị hiện đại, công nghệ quản lý tiên tiến với khả năng bám sát thị trường và khả năng marketing cao. Đây là một tiềm năng lớn trong việc đảm bảo khả năng về lao động, công ăn việc làm cho người lao động địa phương cũng như tạo ra số thu lớn cho NSNN thông qua thuế và các khoản phải nộp.
Các doanh nghiệp 100% vốn ĐTNN trên địa bàn Nghệ An như: Chi nhánh công ty TNHH METRO CASH & CARRY Việt Nam tại tỉnh Nghệ An, Công ty TNHH Royal Foods Nghệ An, Công ty khai thác đá vôi Yabashi Việt Nam, công ty TNHH INNOV GREEN Nghệ An, Công ty TNHH WOLKEM Việt Nam, công ty TNHH PREX Vinh, công ty TNHH HAIVINA Kim Liên,… thì hồn tồn do chủ đầu tư nước ngồi điều hành quản lý cả trong kinh doanh lẫn các chiến lược phát triển. Các doanh nghiệp có vốn ĐTNN trên địa bàn tỉnh Nghệ An được các nhà đầu tư lựa chọn đầu tư vào nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau từ khai thác khoáng sản; sản xuất hàng may mặc; thủ công xuất khẩu; sản xuất chế biến, kinh doanh thực phẩm,… Trong đó, có nhiều dự án được khuyến khích, ưu đãi, đầu tư vào các chương trình kinh tế lớn, các dự án sử dụng nhiều lao động, dự án sử dụng cơng nghệ cao,…
Bên cạnh đó, một điều dễ nhận thấy là một số doanh nghiệp có vốn ĐTNN trên địa bàn tỉnh Nghệ An hầu hết tập trung vào ngành sản xuất gia công hàng xuất khẩu như may mặc, sản xuất bao bì, chế biến thực phẩm, khai thác khống sản,... và đang trong giai đoạn đầu tư hoặc đã đi vào sản xuất nhưng vẫn trong thời gian miễn giảm thuế TNDN, nên số thu từ thuế của các doanh nghiệp vẫn tập trung nhiều vào thuế GTGT. Năm 2013, Số thuế GTGT của khối các DN này lên đến 129 tỷ đồng, chiếm 63,5% tổng số thu. Thuế tài nguyên đạt hơn 10 tỷ đồng, chiếm 4,9%, thuế TNDN chiếm hơn 30%, còn lại là các khoản thuế, phí, lệ phí khác.