Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.2. Quy trình thiết kế và tổ chức bài học Sinh thái học tích hợp giáodục
2.2.1. Xácđịnh mục tiêu
Theo Trần Bá Hoành, mục tiêu học tập có thể chia làm 3 nhóm bao gồm [29]:
*Nhóm mục tiêu nhận thức: là các kiến thức về khái niệm, định luật,
quá trình, học thuyết…các mục tiêu kiến thức từ thấp đến cao theo thang phân loại của Bloom:
- Biết: HS có thể nhắc lại các sự kiện, khái niệm, nội dung định luật, học thuyết …đã được học.
- Hiểu: HS có thể giải thích, chứng minh những kiến thức đã lĩnh hội.
- Vận dụng: HS có thể vận dụng những gì đã học vào những tình huống mới, từ đó giải quyết được vấn đề.
- Phân tích: phân chia được một vấn đề, sự việc, hiện tượng tổng hợp thành những thành phần nhỏ hơn theo những mối quan hệ nhất định.
- Tổng hợp: sắp xếp được các bộ phận thành phần thành một tổng thể thống nhất, hồn chỉnh.
- Đánh giá: có thể nhận định, đánh giá, phán đốn về giá trị, ý nghĩa của kiến thức đã lĩnh hội.
Mỗi bậc năng lực nhận thức đó được đặc trưng bởi hệ các kỹ năng hành động ở các mức độ khác nhau, đề cập đến mức độ thành thạo của các kĩ năng thực hiện hành động. Trong lĩnh vực này có thể phân biệt các mức độ sau:
- Bắt chước: Quan sát và lặp lại các hành động.
- Thao tác: Thực hiện hành động theo chỉ dẫn hơn là dựa vào quan sát trước đó.
- Hành động chuẩn xác: Thực hiện hành động một cách đúng đắn, chính xác.
- Hành động phối hợp: Thực hiện một chuỗi hành động phối hợp nhịp nhàng nhất quán.
- Hành động tự nhiên: Thực hiện chuỗi hành động một cách thành thạo, dễ dàng, tự động, không cần cố gắng nhiều về thể lực, trí lực.
* Nhóm mục tiêu thái độ, cảm xúc: Đề cập đến cảm xúc, thái độ, giá
- Tiếp nhận: Tiếp thu một kích thích, tham gia một hoạt động một cách thụ động.
- Đáp ứng: Trả lời kích thích, tham gia hoạt động một cách vui lòng, thích thú, đồng ý hưởng ứng.
- Định giá: Thấy rõ giá trị công việc, kiên định thái độ, tự nguyện tham gia. - Tổ chức: Sắp xếp, phối hợp những hoạt động dài ngày, qua đó tích hợp những giá trị mới vào hệ thống giá trị của bản thân.
- Biểu thị tính cách riêng: Bằng việc định hình các giá trị đã tiếp thụ. Theo Gronlund (1985), khi viết mục tiêu cần dựa vào 5 tiêu chí sau: - Mục tiêu phải định rõ mức độ hồn thành cơng việc của HS. Cần chỉ rõ học xong bài này HS phải đạt được những gì chứ khơng phải là trong bài này GV phải làm những gì.
- Mục tiêu phải nói rõ đầu ra của bài học chứ khơng phải là tiến trình bài học.
- Mục tiêu khơng phải là chủ đề của bài học mà là cái đích bài học phải đạt tới.
- Mỗi mục tiêu chỉ nên phản ánh một đầu ra để thuận tiện cho việc đánh giá kết quả bài học. Nếu bài học có nhiều mục tiêu thì nên trình bày riêng từng mục tiêu với mức độ phải đạt về mục tiêu đó.
- Mỗi đầu ra trong mục tiêu nên được diễn đạt bằng một động từ được lựa chọn để xác định rõ mức độ HS phải đạt được bằng hành động. Những động từ như nắm được, hiểu được,… thường chỉ thích hợp cho những mục tiêu chung. Để xác định mục tiêu cụ thể cần dùng những động từ hành động như:
+ Định nghĩa, giải thích, chứng minh, phân biệt, so sánh… + Đo, vẽ, giải, liệt kê, phân loại,…
+ Hình thành, chấp nhận, cam kết, tự nguyện,…
Như vậy có thể hiểu xác định mục tiêu bài học (chương, phần) là trả lời câu hỏi: Sau khi học xong bài (chương…) thì HS phải tiếp thu được những kiến thức gì, có những kĩ năng gì và hình thành những thái độ gì, với mức độ đạt
được như thế nào? Nó sẽ là căn cứ để đánh giá chất lượng và hiệu quả giảng dạy, điều chỉnh hoạt động dạy của thầy. Trò tự đánh giá kết quả học, điều chỉnh hoạt động học, từng bước thực hiện hoạt động dạy học một cách vững chắc.
GDMT hiện nay đã được đưa vào nội dung của nhiều bài học thuộc các môn học khác nhau trong chương trình đào tạo. Tuy nhiên ở mỗi cấp học, lớp học khác nhau GDMT có những mục tiêu khác nhau. Nếu như ở các lớp dưới, cấp dưới GDMT chủ yếu là giúp HS làm quen với các khái niệm về môi trường, cung cấp các kiến thức đơn giản về môi trường nhưng thường là môi trường hẹp (các sự vật, hiện tượng ở ngay xung quanh HS); thì ở THPT mục tiêu của GDMT được nâng lên cao hơn. Đó là:
Cung cấp một số hiểu biết cơ bản về môi trường, tài nguyên thiên nhiên và tình hình sử dụng các tài nguyên ở Việt Nam cũng như tình trạng mơi trường hiện nay, nguyên nhân và hậu quả sinh thái; Giúp HS thấy được mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố môi trường và đặc biệt là tác động của các hoạt động sống của con người tới môi trường thông qua việc khai thác và sử dụng không hợp lý các tài nguyên thiên nhiên. Từ đó xây dựng ý thức trách nhiệm về những hành động của bản thân và của xã hội đối với môi trường sống. Cụ thể là:
- Làm cho mọi HS có được những hiểu biết khái quát về môi trường
nơi họ sống, cũng như những vấn đề môi trường liên quan trong khu vực và toàn cầu.
- Làm cho mọi HS nhận thức được mối tác động tương hỗ giữa các yếu
tố kinh tế - xã hội, chính trị văn hố... tới mơi trường.
- Làm cho mọi HS hiểu được vai trò và sự tác động của con người tới
tồn bộ mơi trường như thế nào, đặc biệt là nguy cơ do khai thác cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Giáo dục những thái độ tích cực, các giá trị, kỹ năng làm cho mọi HS tự giác cam kết bảo vệ và phát triển bền vững môi trường và biết cách thực hiện những cam kết đó.
Từ những mục tiêu trên của GDMT ở trường THPT, GV sẽ xác định mục tiêu cụ thể của bài học, chương học trong phần STH, trong đó có những mục tiêu về GDMT. Một vấn đề cần lưu ý là mục tiêu giảng dạy của GV phải được thay thế bằng mục tiêu học tập của HS theo quan điểm dạy học mới.
2.2.2. Xác định nội dung và mức độ tích hợp giáo dục mơi trường
Chương trình sinh học bậc trung học phổ thông được xây dựng theo trình tự tổ chức của thế giới sống, bắt đầu từ: Tế bào -> Cơ thể -> QT - loài - > QX - HST - > Sinh quyển. Đây những tri thức về cơ sở khoa học của việc BVMT. Có thể chia kiến thức GDMT trong chương trình Sinh học phổ thơng làm 2 nhóm để từ đó hình thành tri thức BVMT:
- Theo hệ thống các nhóm SV: Gồm các khái niệm sinh học chuyên khoa phản ánh cấu trúc, hiện tượng, quá trình của một đối tượng hay một nhóm đối tượng SV nhất định, hoặc các khái niệm phản ánh từng dạng quan hệ riêng biệt giữa các đối tượng, hiện tượng đó. Ví dụ như khái niệm về các mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của một cơ quan, quan hệ giữa cơ thể và môi trường, quan hệ về nguồn gốc giữa các loài... mà HS đã được học ở các phân mơn sinh học theo nhóm SV như thực vật học, động vật học, giải phẫu sinh lý người ở trường trung học cơ sở.
- Theo hệ thống các cấp độ TCS: Gồm các khái niệm về trao đổi chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng và vận động, các qui luật di truyền, tiến hoá..., phản ánh những cấu trúc, hiện tượng, quá trình sống cơ bản của các cấp độ TCS từ: Tế bào -> Cơ thể -> QT - loài -> QX - HST -> SQ mà HS được học trong chương trình sinh học ở trường THPT.
Từ nội dung của mỗi bài học mà GV xác định nội dung có thể tích hợp GDMT. Tùy theo khả năng tích hợp kiến thức GDMT ở mỗi bài là nhiều hay ít mà có thể chia làm các mức độ tích hợp, kết hợp hay liên hệ.
- Tích hợp (Integration) GDMT: Trong mức độ này, nội dung chủ yếu của bài học hay mơn học có sự trùng hợp với nội dung GDMT. Việc khai thác mối quan hệ hữu cơ, có hệ thống giữa kiến thức mơn học chính khóa với kiến
thức GDMT thành một nội dung thống nhất, nhằm đạt được 2 mục tiêu: vừa nâng cao chất lượng dạy – học mơn học chính, vừa đạt được mục tiêu GDMT, đó chính là việc tích hợp GDMT trong dạy học mơn Sinh học.
- Kết hợp (Infusion) hay còn gọi là lồng ghép GDMT: Trong mức độ này, một số nội dung của bài học hay một phần nhất định của nội dung mơn học có liên quan trực tiếp với nội dung GDMT. Về hình thức, chương trình mơn học được giữ nguyên; Các vấn đề GDMT được lựa chọn rồi lồng ghép vào chương trình các mơn học chính khóa ở chỗ thích hợp sau mỗi bài, mỗi chương, hay hình thành một chương riêng. Ví dụ sau mỗi bài có thêm mục “Em có biết”, sau mỗi chương có thêm “Bài đọc thêm”.
- Liên hệ (Permeation) GDMT trong nội dung môn học: Trong mức độ này, các vấn đề môi trường và ô nhiễm môi trường liên quan đến một số nội dung của bài học, môn học được làm sáng tỏ bằng các ví dụ, bài tập, bài thu hoạch về thực trạng mơi trường, giúp liên hệ hợp lí với nội dung GDMT. Về hình thức, chương trình mơn học được giữ nguyên; GV dựa vào kiến thức bài học ở chỗ thuận lợi để liên hệ với nội dung giáo dục dân số, môi trường, phòng chống AIDS, ma túy vào bài giảng trên lớp dưới hình thức phân tích các dẫn liệu thực tế về tình hình mơi trường ở địa phương một cách hợp lí. Hầu hết các bài học đều có khả năng liên hệ thực tế với nội dung GDMT ở địa phương nơi trường đóng.[50]
Trong nội dung phần STH 12 – cấp độ trên cơ thể các nội dung kiến thức từng bài có thể sử dụng để tích hợp kiến thức GDMT như sau.
Bảng 2.1. Mức độ tích hợp GDMT trong chương trình STH cấp độ trên cơ thể, sinh học 12 THPT
Bài Nội dung cơ bản của bài Nội dung có thể tích hợp GDMT Mức độ tích hợp Tích Hợp Kết hợp Liên Hệ QT SV và mối quan hệ giữa các - Khái niệm QT SV, q trình hình thành QT thích nghi.
- Mối quan hệ giữa
- Ứng dụng của hiệu quả nhóm trong trồng rừng phòng hộ.
- Hiện tượng cạnh tranh
cá thể trong QT các cá thể trong QT. + Quan hệ hỗ trợ. + Quan hệ cạnh tranh. giữa các cá thể trong QT khi mật độ tăng cao.
Các đặc trưng cơ bản của QT SV - Tỉ lệ giới tính - Nhóm tuổi - Sự phân bố các cá thể của QT - Mật độ cá thể của QT. - Kích thước của QT.
- Tăng trưởng của QT.
- Ứng dụng tỉ lệ giới tính, nhóm tuổi trong bảo vệ, khai thác bền vững tài nguyên SV, từ đó bảo vệ đa dạng nguồn gen của QT.
- Tác động kích thước của quần thể phù hợp với nguồn sống.
- Có biện pháp bảo vệ các loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
- Những tác động do tăng trưởng của QT người đối với môi trường.
X X Biến động số lượng cá thể của QT - Các dạng biến động số lượng cá thể của QT
- Nguyên nhân gây biến động số lượng cá thể của QT.
- Sự điều chỉnh số lượng cá thể của QT.
- Ảnh hưởng của môi trường tới sự biến động số lượng cá thể của QT. - Sự ảnh hưởng qua lại giữa số lượng cá thể trong QT và môi trường sống. X QX SV và một số đặc trưng cơ bản của QX - Khái niệm QX SV. - Đặc trưng về thành phần loài trong QX. - Đặc trưng về phân bố cá thể trong không gian - Các mối quan hệ sinh thái trong QX. + Quan hệ hỗ trợ + Quan hệ đối địch
- Vai trò của các mối quan hệ giữa các loài trong QX đối với môi trường.
- Bảo vệ đa dạng các loài trong QX.
- Ứng dụng hiện tượng khống chế sinh học trong sản xuất, giảm ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái. X DTST - Khái niệm DTST. - Các loại DTST + Diễn thế nguyên sinh. - Ảnh hưởng của các QX SV tới mơi trường trong q trình diễn thế.
- Ứng dụng trong khai
+ Diễn thế thứ sinh. - Nguyên nhân gây DTST
- Tầm quan trọng của việc nghiên cứu DTST. thác, bảo vệ rừng. HST - Khái niệm HST. - Các thành phần của HST. - Các kiểu HST chủ yếu trên trái đất.
- Các yếu tố môi trường trong thành phần của HST. - Bảo vệ khai thác hợp lí các HST tự nhiên và HST nhân tạo. X Trao đổi vật chất trong HST - Chuỗi và lưới thức ăn, khái niệm bậc dinh dưỡng
- Khái niệm và các loại tháp sinh thái.
- Bảo vệ sự đa dạng của HST-> bảo vệ đa dạng sinh học. X Chu trình sinh địa hóa và SQ
- Khái niệm chu trình sinh địa hóa, khái niệm SQ.
- Chu trình cacbon, nito, nước.
- Sự thay đổi thành phần trong chu trình sinh địa hóa của các chất do công nghiệp, do ô nhiễm.
- Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
X Dòng năng lượng trong HST và hiệu suất sinh thái - Khái niệm dòng năng lượng trong HST và hiệu suất sinh thái
- Vai trò của các bậc dinh dưỡng đối với mơi trường. - Vai trị của các nhân tố môi trường đối với HST
X Thực hành: Quản lí bền vững tài nguyên thiên nhiên
- Khái niệm tài nguyên thiên nhiên. - Các hình thúc gây ô nhiễm môi trường. - Các biện pháp khắc phục suy thối mơi trường và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên.
- Phân biệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Các hình thức gây ô nhiễm môi trường -> Hạn chế ô nhiễm môi trường. - Các biện pháp BVMT và tài nguyên thiên nhiên -> Ứng dụng trong đời sống và sản xuất.
2.2.3. Xác định phương pháp dạy học để tổ chức hoạt động học tập
Các biện pháp logic phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa, hệ thống hóa có vai trị quan trọng trong q trình dạy học STH cấp độ trên cơ thể. Trong mỗi bài học, GV không chỉ đơn thuần là truyền thụ kiến thức cho HS mà là dạy cách tư duy. Vì vậy, GV phải nắm vững các cơng cụ này, để trình bày nội dung khoa học, để dạy HS chính cơng cụ ấy. Điều này phù hợp với tinh thần cốt lõi của đổi mới PPDH. Đó là dạy HS cách học, cách tư duy để tự lĩnh hội kiến thức. Hoạt động học của HS không chỉ là thu nhận thông tin từ thầy mà phải biết cách xử lí thơng tin để có thể tự học suốt đời. Trong một bài học GV có thể vận dụng linh hoạt các biện pháp khác nhau một cách riêng lẻ hay kết hợp, tùy thuộc vào nội dung kiến thức của bài và mức độ nhận thức của HS từng lớp. Theo đó PPDH chủ yếu là vấn đáp và làm việc tự lực với SGK. Trong các phương pháp đó, việc phát triển năng lực nhận thức tích cực của HS thơng qua hoạt động tìm tịi câu trả lời. Các câu hỏi, bài tập là biện pháp chủ yếu để tổ chức hoạt động học tập của HS. Để vận dụng tiếp cận cấu trúc – hệ thống tích hợp GDMT, các câu hỏi, bài tập được thiết kế sao cho hoạt động học tập dựa trên các biện pháp logic thiết lập các quan hệ qua lại giữa cấu trúc - chức năng, giữa các yếu tố cấu thành hệ sống.