Khái niệm về du lịch

Một phần của tài liệu vận dụng phương pháp dãy số thời gian phân tích biến động doanh thu du lịch trên địa bàn hà nội giai đoạn 2002 - 2008 và dự đoán đến năm 2010 (Trang 25 - 28)

2.1. doanh thu du lịch

2.1.1.1.Khái niệm về du lịch

Khái niệm

Cho đến nay có nhiều những khái niệm về du lịch ở mỗi một khái niệm đều có chung những ý tưởng gần giống nhau, nhưng có những khái niệm đều có thì thiên về mặt này nhiều, có những khái niệm thiên về mặt kia nhiều. Ta cần xem xét tất cả các định nghĩa để có thể hiểu thêm về du lịch và bổ sung thêm những cái gì cịn thiếu.

Có định nghĩa cho rằng du lịch là sự di chuyển tạm thời từ nơi này sang nới khác, từ vùng này sang vùng khác, mà nơi đó khơng phải là nơi làm việc thường xuyên của họ. Còn theo Nguyễn Khắc Viên, Trần Nhọn, họ định nghĩa du lịch là hình thức thăm quan giải trí để nâng cao tầm hiểu biết về văn hố, lịch sử...

Nhưng theo định nghĩa của Pháp lệnh du lịch ở Điều 10 pháp lệnh số 02 PL/CTN ngày 20/02/1999 của Chủ tịch nước cơng bố Pháp lệnh du lịch có ghi:

Du lịch là hoạt động của con người ngồi nơi cư trú thường xuyên của mình, nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.

Đối với nhiều người, hoạt động du lịch gắn liền với cuộc sống hiện nay được xem như là hiện tượng tương đối mới mẻ. Nhưng thực ra du lịch đã tồn tại từ khi con người xuất hiện trên trái đất. Tuy nhiên hoạt động như hiện nay thì du lịch là một ngành non trẻ. Trong nhiều thế kỷ trước đây, khách du lịch hầu như chỉ gồm những người hành hương, lái buôn, sinh viên và các nghệ sĩ.

Vào đầu thập kỷ 20, du lịch dành cho những người khá giả, họ đi du lịch để giải trí, cịn du lịch như hiện nay gắn liền với cuộc sống của hàng triệu con người, chỉ thực sự có từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai.

Hội nghị quốc tế về du lịch ở Ottawa, Canada 6/1991 đã đưa ra định nghĩa về du lịch như sau:

Du lịch là các hoạt động của con người đi tới nơi (ngồi mơi trường thường xun của mình) trong thời gian đã được các tổ chức du lịch quy định sẵn, mục đích của chuyến đi khơng phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm.

Như vậy đã phần nào hiểu về tiêu chí du lịch để phân chia, xem xét và nghiên cứu vấn đề này.

Các loại hình du lịch.

Một chuyến đi du lịch người ta chia theo nhiều loại hình khác nhau và mỗi loại hình này có tiêu chí khác nhau phù hợp với mục đích

a) Du lịch thuần tuý. *Tham quan:

Du khách đi du lịch để tham quan là nhằm thoả mãn nhu cầu nhìn ngắm phong cảnh của đất nước mình hoặc nước ngồi, tạo niềm vui hiểu biết thêm về cảnh quan, con người, phong tục tập quán, các di sản... ở nước đến thăm quan.

*Nghỉ ngơi giải trí:

Loại hình du lịch để nghỉ ngơi nhằm thoả mãn nhu cầu mong muốn tạm thời dẹp bỏ các công việc bận rộn hàng ngày, giúp cho đầu óc và cơ thể được nghỉ ngơi, giải trí lấy lại sức để tiếp tục làm việc với hiệu quả cao hơn.

b) Du lịch kết hợp với chữa bệnh.

Trong những trường hợp sức khoẻ bị suy giảm cần chữa trị, điều dưỡng người ta có thể dùng loại hình du lịch chữa bệnh. Trong trường hợp này nơi du lịch thường là nơi thoáng mát, yên tĩnh, có thể có suối nước nóng hoặc

nước khống hoặc là nơi có khí hậu thích hợp: Chẳng hạn vùng khí hậu khơ và ẩm thích hợp với bệnh hen phế quản...

c)Du lịch cơng vụ.

Là loại hình du lịch có thể kết hợp với cơng việc: Như có thể du khách cần ký hợp đồng đàm phán, giao dịch lại nơi mà họ đén du lịch hoặc họ cần đến một địa điểm nào đó để làm ăn, chào hàng... Sau đó kết hợp du lịch vùng đó.

d)Du lịch thăm thân.

Những người thân nhưng không ở cùng nơi cư trú, họ đi thăm nhau và kết hợp đi du lịch.

e)Du lịch kết hợp với thể thao.

Du khách vừa thoả mãn nhu cầu du lịch, thăm quan hoạt động các mơn thể thao u thích. Hoặc cũng có thể các vận động viên đi thi đấu sau đó họ đi du lịch vùng mà họ đến thi đấu.

f)Du lịch nghiên cứu chuyên đề.

Đây là du lịch kết hợp với việc làm công tác khoa học về sử học, dân tộc học... Trong các trường hợp này nơi đến du lịch đáp ứng được các nhu cầu của đề tài khoa học đang nghiên cứu.

g)Du lịch có chủ đề.

Du khách đi du lịch có mục đích và chủ đề xác định. Việc phân chia du lịch thành các loại hình như trên chỉ có ý nghĩa nghiên cứu, trên thực tế rất khó có thể tách rời các loại hình mà nó thường đan xen nhau bởi vì khách du lịch thường kết hợp nhiều mục đích khác nhau trong chuyến đi.

Các dạng du lịch

Có 3 dạng du lịch sau: a) Du lịch từ nước ngoài vào (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Là dạng du lịch mà khách du lịch là những người khơng mang quốc tịch của quốc gia đó vào quốc gia đó với mục đích khơng phải là để kiếm tiền hoặc định cư.

b)Du lịch trong nước

Là dạng du lịch mà khách hàng du lịch mang quốc tịch của một nước đi du lịch đến các vùng lãnh thổ thuộc địa phận nước đó, khơng vượt sang biên giới của nước khác.

c)Du lịch ra nước ngoài

Là dạng du lịch của những người mang quốc lịch của một nước đi du lịch ở những vùng khơng thuộc lãnh thổ nước đó.

Một phần của tài liệu vận dụng phương pháp dãy số thời gian phân tích biến động doanh thu du lịch trên địa bàn hà nội giai đoạn 2002 - 2008 và dự đoán đến năm 2010 (Trang 25 - 28)