một nghĩa vụ thì phải liên đới thực hiện việc bảo lãnh:
“Khi nhiều người cùng bảo lãnh một nghĩa vụ thì phải liên đới thực hiện việc
bảo lãnh, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định bảo lãnh theo các phần độc lập; bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người bảo lãnh liên đới phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ”.
- Từ đó ta thấy khơng có quy định về việc, người bảo lãnh và người được bảo lãnh liên đới với nhau thực hiện nghĩa vụ cho người có quyền.
- Việc Toà án địa phương yêu cầu bên bảo lãnh (bà Thắng, ông Ân) liên đới với bên được bảo lãnh (bà Mát) cùng thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho bà Nhung là không phù hợp với quy định của pháp luật, không bảo đảm được quyền lợi cho người bảo lãnh.
- Toà giám đốc xác định việc Toà án cấp sơ thẩm và phúc thẩm yêu cầu bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh liên đới trả nợ là sai. Toà giám đốc thẩm xác định bà Mát phải là người thực hiện nghĩa vụ với bà Nhung; nếu bà Mát không thực hiện được hoặc chỉ thực hiện được một phần thì bà Thắng, ơng Ân mới thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho bà Mát là theo đúng luật định, đảm bảo quyền lợi của bên bảo lãnh.
- Việc Toà án địa phương yêu cầu bên bảo lãnh (bà Thắng, ông Ân) liên đới với bên được bảo lãnh (bà Mát) cùng thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho bà Nhung là không phù hợp với quy định của pháp luật, không bảo đảm được quyền lợi cho người bảo lãnh.
Câu 4: Phân biệt thời điểm phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh và thời điểm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh:
- Thời điểm phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh cam kết bảo lãnh cam kết bảo lãnh, bên thứ ba cam kết với bên có quyền thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ đế thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ.
- Thời điểm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh nghĩa vụ bảo lãnh đến hạn mà bên bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên bảo lãnh.
Câu 5: Theo Bộ luật Dân sự, khi nào người bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh?
- Thời điểm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh:
+ Khi đến hạn bên có nghĩa vụ thực hiện nhưng khơng thực hiện thì người có nghĩa vụ bảo lãnh phải thực hiện thay (khoản 1 Điều 335 Bộ luật Dân sự 2015).
+ Khi đến hạn bên có nghĩa vụ thực hiện nhưng thực hiện chưa đủ (hoàn thành nghĩa vụ) hay thực hiện khơng đúng nghĩa vụ thì bên có nghĩa vụ bảo lãnh phải thực hiện thay, nhưng phải chứng minh thêm bên có nghĩa vụ thực hiện thực sự khơng có khả năng thực hiện.
Câu 6: Theo Quyết định, khi nào người bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh?
Theo Quyết định, người bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi bà Mát khơng có khả năng thực hiện nghĩa vụ hay chỉ có thể thực hiện được một phần, thì phần không thực hiện được bà Thắng và ông Ân mới phải có trách nhiệm thực hiện theo quy định của pháp luật.
Câu 7: Có bản án, quyết định nào theo hướng giải quyết trên về thời điểm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh chưa? Nêu rõ bản án, quyết định mà anh/chị biết.
Trên thực tế, đã có Quyết định theo hướng giải quyết trên về thời điểm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
+ Cụ thể, trong Quyết định số 01/2010/DS/GĐT ngày 06/01/2010 của Hội đồng Thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao: Chị Thảo đã vay của ông Sang 60 triệu đồng và chị đã
giao Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà đối với nhà số 50/3 đường Xuân An, phường 3, Thành phố Đà Lạt do ông Lộc và bà Phục (bố, mẹ chị Thảo) đứng tên cho ông Sang để làm tin. Các bên lập hợp đồng thế chấp căn nhà trên (trị giá 100 triệu đồng) để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cho chị Thảo, hợp đồng có cơng chứng hợp pháp vào ngày 09/11/1996, các bên có mặt và khơng phản đối. Sau đó, chị Thảo khơng thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ông Sang. Bên cho vay đã khởi kiện, yêu cầu buộc bà Phục, ông Lộc (với tư cách bị đơn) thanh toán khoản nợ. Tuy nhiên, trong vụ án này, chị Thảo là người vay tiền của ơng Sang, cịn ơng Lộc, bà Phục là người dùng tài sản của mình để bảo đảm cho khoản vay của chị Thảo. Do vậy, ông Sang phải khởi kiện yêu cầu chị Thảo trả nợ, nếu chị Thảo khơng trả được nợ gốc và lãi thì ơng Lộc, bà Phục có trách nhiệm trả thay; nếu ơng Lộc, bà Phục khơng trả được thì có quyền u cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bán đấu giá tài sản bảo lãnh để thu hồi nợ.
Câu 8: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm?
- Hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm là phù hợp với quy định của
pháp luật.
- Bởi lẽ, việc lập giấy biên nhận có sự bảo lãnh của ơng Ân và bà Thắng đã ngầm hàm chứa nội dung là sẽ thực hiện thay cho bên có nghĩa vụ, như là một căn cứ cho rằng hai ơng bà sẽ có trách nhiệm hồn trả cho bà Nhung thay cho bà Mát trong trường hợp bà Mát không thực hiện được nghĩa vụ thanh tốn của mình.
- Theo GS.TS Đỗ Văn Đại, nghĩa vụ bảo lãnh sinh ra từ cam kết của người thứ
ba nhưng đây là nghĩa vụ mà việc thực hiện “có điều kiện”. Bởi lẽ, Bộ luật Dân sự đã quy định người bảo lãnh sẽ thực hiện thay nếu người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đủ và nội dung này cho thấy nghĩa vụ bảo lãnh sinh ra từ cam kết của người bảo lãnh nhưng chưa chắc sẽ phải thực hiện và việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh còn phụ thuộc vào nghĩa vụ được bảo lãnh có được thực hiện đầy đủ hay khơng4.
- Hướng giải quyết trên thỏa đáng cho người bảo lãnh và người được bảo lãnh. Vì khi giải quyết vụ án ta phải xem xét thực kỹ khả năng thực hiện nghĩa vụ của người được bảo lãnh để tránh việc trốn tránh thực hiện nghĩa vụ của mình và đẩy trách nhiệm đó cho người bảo lãnh. Việc làm này giúp bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người bảo lãnh.