Sử dụng bài tập vật lý trong dạy học vật lí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học theo hướng tiếp cận công nghệ phần bài tập chương động lực học chất điểm sách giáo khoa vật lý lớp 10 nâng cao (Trang 34 - 36)

9. Cấu trúc của luận văn

1.3.4. Sử dụng bài tập vật lý trong dạy học vật lí

1.3.4.1. Tiêu chuẩn lựa chọn hệ thống BTVL

Tiêu chuẩn của một hệ thống BTVL là những căn cứ để giáo viên dựa vào đó soạn cho mình một hệ thống bài tập riêng, giáo viên phải tự giải được các bài tập đó và dự đốn được những khó khăn, những sai sót học sinh thường gặp phải.

Hệ thống bài tập phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau:

 Thông qua việc giải hệ thống bài tập, những kiến thức cơ bản, đã được xác định của đề tài phải được củng cố, ôn tập, hệ thống hoá và khắc sâu thêm.

Các bài tập giúp nhận thức được mối quan hệ lôgic giữa các đại lượng vật lí để hệ thống hố kiến thức cho học sinh là rất có lợi. Những mối quan hệ này phản ánh những mối quan hệ có thực giữa các đối tượng vật lí và các q trình vật lí hoặc những tính chất của chúng. Đó là một trong những tiêu chuẩn để giáo viên căn cứ vào đó lựa chọn hệ thống bài tập.

 Tính tuần tự tiến lên từ đơn giản đến phức tạp của các mối quan hệ

giữa các đại lượng và các khái niệm đặc trưng cho các quá trình hoặc hiện tượng phải được mô tả trong hệ thống bài tập. Đặc biệt cần có những bài tập mà việc tìm ra mối quan hệ vật lí địi hỏi phải có sự sáng tạo, độc đáo và giải quyết được những sai lầm của học sinh.

 Mỗi bài tập phải đóng góp phần nào đó vào việc hồn thiện kiến thức

cho học sinh. Mỗi bài tập phảo đem lại cho học sinh một điều mới mẻ nhất định, một khó khăn vừa sức.

 Hệ thống bài tập phải đa dạng về thể loại (bài tập định tính, bài tập

định lượng, bài tập đồ thị,…) và về nội dung phải không được trùng lặp.

 Các kiến thức tốn lí được sử dụng trong bài tập phải phù hợp với trình

độ học sinh.

 Số lượng bài tập được chọn phải phù hợp với phân bố thời gian.

Các BTVL được sắp xếp hệ thống và đa dạng về thể loại là một trong những phương tiện quan trọng để rèn kĩ năng, kĩ xảo và năng lực hoạt động sáng tạo trong học tập vật lí. [9]

1.3.4.2. Các yêu cầu khi dạy học bài tập Vật lý

a) Người giáo viên cần dự tính kế hoạch cho tồn bộ cơng việc về bài tập, với từng đề tài, từng tiết học cụ thể. Muốn vậy:

- Phải lựa chọn, chuẩn bị các bài tập nêu vấn đề để sử dụng trong tiết nghiên cứu tài liệu mới nhằm kích thích hứng thú học tập và phát triển tư duy học sinh.

- Phải lựa chọn, chuẩn bị các bài tập nhằm củng cố, bổ sung, hoàn thiện những kiến thức lí thuyết cụ thể đã học, cung cấp cho người học những hiểu biết về thực tế và kĩ thuật có liên quan với kiến thức lí thuyết.

- Phải lựa chọn, chuẩn bị các bài tập điển hình nhằm hình thành phương pháp chung giải mỗi loại bài tập đó.

- Phải lựa chọn, chuẩn bị các bài tập nhằm kiểm tra, đánh giá chất lượng kiến thức, kĩ năng về từng kiến thức cụ thể và từng phần của chương trình.

b) Sắp xếp các bài tập đã chọn thành một hệ thống, định kế hoạch và phương pháp sử dụng.

Bảng 1.1. Kế hoạch sử dụng BTVL trong dạy học

STT bài ở SGK

Nội dung tiết học

Bài tập giải ngay tại lớp Bài tập về nhà Giải ở lớp các bài tập về nhà đã cho Hình thành kiến thức mới Củng cố Bài 1 Bài 2 …

c) Khi dạy giải BTVL cần dạy cho học sinh biết vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề đặt ra, rèn cho người học kĩ năng giải bài tập cơ bản thuộc các phần khác nhau trong chương trình vật lí.

d) Người giáo viên cần đặc biệt coi trọng việc rèn luyện tư duy và tính tự lập của học sinh.

Chính thơng qua việc giải BTVL mà có thể hình thành ở người học phong cách nghiên cứu, phương pháp tiếp cận các hiện tượng cần nghiên cứu, qua đó có thể phát triển tư duy của người học.

Khi lựa chọn bài tập, cần xác định cho được mục tiêu dạy học của bài tâp đó. Mục tiêu nói chung, là kết quả dự kiến cần đạt được sau khi thực hiện thành công một hoạt động và các yếu tố trong mục tiêu được mô tả dưới hình thức những hành vi quan sát được. Mục tiêu dạy học của bài tập thường có hình thức như sau:

- Nhớ lại được định nghĩa, định luật;

- Giải thích được, mơ tả được hiện tượng, so sánh được mức độ khác nhau hay giống nhau của các sự kiện hoặc hiện tượng nào đó;

- Đánh giá được tầm quan trọng, ý nghĩa, giá trị, mức độ,… của quá trình hay sư kiện, hiện tượng;

- Biết thực hiện (hay tiến hành, hoàn thành,…), hành động hay hành vi nào đó ở trình độ nhất định và mức độ chính xác đến đâu;

- Biết thể hiện ý thức (hay thái độ, xúc cảm, tình cảm, nhu cầu, lí trí,…) trước sự kiện theo định hướng giá trị nhất định.

- Biết hồn thành cơng việc nào đó với những tiêu chí cụ thể như lập kế hoạch, tổ chức, phát hiện, tra cứu, xử lí só liệu, đánh giá, phê phán, biện luận,… [9], [10]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học theo hướng tiếp cận công nghệ phần bài tập chương động lực học chất điểm sách giáo khoa vật lý lớp 10 nâng cao (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)