Quy trình thiết kế câu hỏi, bài tập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và ứng dụng câu hỏi, bài tập theo hướng phát huy tính cực của học sinh trong dạy học phần sinh học tế bào sinh học 10 trung học phổ thông (Trang 35)

Bƣớc 1 Phân tích lơgíc nội dung chương trình Sinh học tế bào - THPT

Bƣớc 2 Xác định mục tiêu của bài học

Bƣớc 3 Lập giàn ý bài học và xác định nội dung kiến thức trong bài có thể

mã hóa thành câu hỏi, bài tập

Bƣớc 4 Diễn đạt các khả năng mà hóa nội dung các kiến thức đó thành câu

hỏi hoặc bài tập

Bƣớc 5 Sắp xếp các câu hỏi, bài tập thành hệ thống

2.3.1. Phân tích lơgic cấu trúc nội dung chƣơng trình Sinh học tế bào – Sinh học 10 – THPT

Toàn bộ nội dung của mơn học, của từng bài học đều có mối liên hệ lơgíc với nhau. Nếu như mối liên hệ này bị vi phạm, thì việc tiếp thu tri thức gặp rất nhiều khó khăn vì muốn nghiên cứu một nội dung mới cần gắn cái chưa biết với cái đã biết.

Phân tích lơgíc cấu trúc nội dung chương trình là cơ sở quan trọng cho việc thiết kế và sử dụng câu hỏi, bài tập để tốt chức hoạt động nhận thức cho học sinh. Việc phân tích lơgíc cấu trúc nội dung chương trình cần đi đơi với việc cập nhật hóa và chính xác hóa kiến thức; đặc biệt chú ý tính kế thừa và phát triển hệ thống các khái niệm qua mỗi bài, mỗi chương và tồn bộ chương trình. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng cho việc dự kiến các khả năng mã hóa nội dung kiến thức đó thành câu hỏi, bài tập.

- Xác định vị trí bài học trong chương để thiết kế câu hỏi , bài tập tạo tình huống học tập cho học sinh.

- Xác định nội dung cơ bản , kiến thức trọ ng tâm của bài học để thiết kế câu hỏi, bài tập để tổ chức học sinh tiếp thu các kiến thức.

Do đó việc xác định nội dung , phân tích nội dung trong bài , trong chương là điều hết sức quan trọng tạo tiền đề cho việc xây dựng câu hỏi, bài tập.

Khi tiến hành phân tích lơgíc cấu trúc nội dung chương trình Sinh học tế bào, phải vận dụng phương pháp luận tiếp cận cấu trúc hệ thống.

Khung phân phối chương trình

a. Về thời lượng

Bảng 2.2: Thời lƣợng chƣơng trình Sinh học lớp 10 năm 2011

Nội dung chƣơng trình Sinh học lớp 10 Số tiết dạy

- Phần I: Giới thiệu chung về thế giới sống - Phần II: Sinh học tế bào

- Phần III: Sinh học vi sinh vật - Ôn tập kiểm tra

3 tiết 17 tiết 8 tiết 7 tiết

Tổng số tiết 35

Bảng 2.3: Thời lƣợng phần sinh học tế bào Sinh học 10

Nội dung chƣơng trình Sinh học tế bào

Sớ tiết dạy thút Bài tập Thƣ̣c hành Ôn tập Kiểm tra Chương I: Thành phần hóa học của tế bào 03 - - - -

Chương II: Cấu trúc của tế bào 04 01 01 - 01 Chương III: Chuyển hóa vật

chất và năng lượng trong tế bào 04 - 01 01

Chương IV: Phân bào 02 01 01 01 -

Trong chương trình Sinh học 10, sau 2 phần (Phần một – Giới thiệu chung

về thế giới sống và phần hai – Sinh học tế bào) có hai bài ơn tập. Điều này cũng

gây khơng ít khó khăn cho giáo viên trong việc ơn tập vì thời gian trên lớp là rất ít để bố trí hai bài ôn tập.

b. Về nội dung dạy học phần Sinh học tế bào * Yêu cầu về kiến thức

Bảng 2.4: Nội dung kiến thƣ́c phần Sinh học tế bào – Sinh học 10 để xây dƣ̣ng bảng trọng số của hệ thống câu hỏi , bài tập

Chương Nợi dung

Chương I: Thành phần hóa học của tế bào

- Trình bày các nguyên tố cơ bản của vật chất sống. - Phân biệt nguyên tố đại lượng, nguyên tố vi lượng.

- Trình bày cấu trúc và chức năng sinh học của các thành phần hóa học trong tế bào: các hợp chất vô cơ (nước) và hữu cơ trong tế bào (cacbohidrat, lipit, Protein, axit Nuclêic)

Chƣơng II: Cấu trúc tế bào

- Trình bày các thành phần chủ yếu của một tế bào.

- Mô tả cấu trúc của tế bào vi khuẩn. Phân biệt tế bào nhân sơ với tế bào nhân thực, tế bào động vật với tế bào thực vật.

- Cấu trúc và chức năng của nhân tế bào , các bào quan (ribôxôm, ti thể, lạp thể, lưới nội chất....), tế bào chất, màng sinh chất. - Các phương thức vận chuyển các chất qua màng tế bào : Vận chuyển thụ động, chủ động, xuất nhập bào.

- Phân biệt các khái niệm khuếch tán, thẩm thấu, ưu trương, nhược trương..

- Làm được thí nghiệm co và phản co nguyên sinh.

Chƣơng III. Chuyển hóa vật chất và năng lƣợng trong tế bào

- Các khái niệm cơ bản của chuyển hóa vật chất và năng lượng: Năng lượng, thế năng, động năng, chuyển hóa năng lượng, hơ hấp, quang hợp, hóa tổng hợp.

- Mơ tả cấu được cấu trúc và chức năng của ATP.

- Mô tả được cấu trúc , cơ chế, vai trò của enzim trong tế bào, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim.

- Nêu được vai trò của enzim trong tế bào , các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt tính của enzim. Điều hòa hoạt động trao đổi chất.

- Mơ tả các giai đoạn chính của q trình quang hợp (pha sáng và pha tối)

- Bản chất của hô hấp, quang hợp.

- Hướng dẫn một số thí nghiệm về enzim

Chƣơng IV. Phân bào

- Chu kì tế bào: khái niệm, các giai đoạn của chu kì tế bào. - Mô tả những diễn biến cơ bản của các kì trong nguyên phân. - Mô tả những diễn biến cơ bản của các kì trong giảm phân. - Nếu ý nghĩa của nguyên phân và giảm phân trong lĩnh vực y học. - Quan sát tiêu bản tế bào

* Yêu cầu về kĩ năng

- Kĩ năng quan sát, mô tả các hiện tượng sinh học: học sinh phải thành thạo. - Kĩ năng thực hành sinh học: học sinh phải thành thạo.

- Kĩ năng vận dụng vào thực tiễn: học sinh có thể vận dụng được.

- Kĩ năng học tập: học sinh thành thạo các kĩ năng học tập, đặc biệt là kĩ năng tự học ( biết thu thập, xử lí thơng tin, lập bảng biểu, làm việc cá nhân và làm việc theo nhóm, làm báo cáo nhỏ...)

2.3.2. Xác định mục tiêu của bài học

Việc xác định mục tiêu bài học tức là xác định mức độ mà học sinh sau khi học xong bài phải đạt được về kiến thức , kĩ năng, thái độ ở mức nào , làm cơ sở để xây dựng câu hỏi cho phù hợp.

*Theo Gronlund (1985) khi xác định mục tiêu dạy học, cần dựa vào 5 tiêu chí sau: - Mục tiêu phải định rõ mức độ hoàn thành cơng việc của học sinh; điều đó có nghĩa là cần chỉ rõ khi học xong bài học, học sinh phải đạt được cái gì.

- Mục tiêu phải nói rõ “đầu ra” của bài học chứ khơng phải là tiến trình bài học. - Mỗi mục tiêu nên chỉ phản ánh một hành động đầu ra để thuận lợi cho việc đánh giá kết quả học tập của học sinh. Nếu bài học có nhiều mục tiêu thì nên trình bày riêng từng mục tiêu với mức độ phải đạt được về mỗi mục tiêu đó.

- Mỗi đầu ra của mục tiêu nên được diễn đạt bằng một động từ để xác định rõ mức độ học sinh phải đạt được bằng hành động. Để xác định các mục tiêu cụ thể, cần dùng những động từ như: phân tích, so sánh, chứng minh, áp dụng, quan sát, đo đạc...

* Theo Mager (1975) khi xác định được mục tiêu cần quan tâm ba thành phần: - Nêu rõ hành động mà học sinh cần phải thực hiện. Phần này chứa một động từ chỉ cái đích học sinh cần đạt tới. (VD: nêu, kể ra, so sánh, trình bày, đánh giá...)

- Xác định những điều kiện học sinh cần có để thực hiện hành động (VD: Để định hướng hành động, học sinh cần có những vật liệu, thiết bị gì? Để hồn thành hành động, học sinh cần có bao nhiêu thời gian?)

- Tiêu chí đánh giá mức độ đạt mục tiêu (giáo viên phải dự kiến mức độ thành thạo của học sinh. Chẳng hạn như: Bài kiểm tra được hoàn thành trong bao nhiêu phút? Tỷ lệ học sinh đạt điểm từ trung bình trở lên? Số sai sót tối đa cho phép trong bài làm của học sinh?...)

Như vậy, việc xác định mục tiêu của bài học là trả lời câu hỏi : Sau khi học xong một bài, một phần nào đó thì học sinh phải có được các kiến thức gì , những kỹ năng gì, hoặc hình thành được thái độ gì và mức độ đạt được như thế nào . Do đó, mục tiêu đặt ra càng cụ thể, sát với yêu cầu của nội dung và với điều kiện của quá trình dạy học thì càng thuận lợi cho việc đánh giá hiệu quả và điều chỉnh hợp lý trong quá trình dạy học.

Bảng 2.5: Phân tích mục tiêu chủ yếu phần Sinh học tế bào để làm cơ sở để xây dựng câu hỏi, bài tập

Tiết (theo PPCT

Tên bài Mục tiêu

4

Các nguyên tớ hóa học và

nƣớc

1. Kiến thức:

- Nêu được các nguyên tố chính cấu tạo nên tế bào, kể tên các nguyên tố cơ bản trong vật chất sống.

- Nêu được vai trò các nguyên tố vi lượng, đa lượng đối với tế bào.

- Kể tên được vai trò của nước đối với tế bào.

- Phân biệt được nguyên tố đại lượng và nguyên tố vi lượng 2. Kỹ năng: Nhận biết một số thành phần hóa học của tế bào. 3. Thái độ: thấy được vai trò của nước đối với tế bào --> biết quý trọng nguồn nước.

5

Cacbohiđrat, lipit và

prôtêin

1. Kiến thức:

- Nêu được cấu tạo hóa học của cacbohidrat, lipit, prơtêin. - Trình bày được chức năng sinh học của cacbohidrat, lipit, prôtêin trong cơ thể sinh vật.

3.Thái độ: Biết sử dụng thức ăn đầy đủ chất và lượng cho cơ thể.

6 Axit nuclêic

1. Kiến thức: Nêu được thành phần hóa học của một nuclêôtit và axit nuclêic. Mô tả được cấu trúc của một phân tử ADN và ARN. Trình bày chức năng sinh học của ADN và ARN.

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng phân tích tổng hợp để nắm vững cấu trúc của axit nuclêic.

3. Thái độ: Hiểu được cơ sở phân tử của sự sống là axit nuclêic

7 Tế bào nhân

1. Kiến thức:

- Mô tả được thành phần chủ yếu của một tế bào. - Nêu được đặc điểm của tế bào nhân sơ.

- Mô tả được cấu trúc và chức năng của các bộ phận cấu tạo nên tế bào vi khuẩn.

2.Kỹ năng: Quan sát hình vẽ, tư duy so sánh, phân tích tổng hợp các mơ hình và tranh vẽ.

3.Thái độ: Thấy rõ tính thống nhất của tế bào.

8 Tế bào nhân thƣ̣c

1. Kiến thức:

- Trình bày đặc điểm chung của tế bào nhân thực. - Nêu được cấu tạo và chức năng của nhân tế bào.

- Nêu cấu tạo và chức năng của hệ thống lưới nội chất, ribôxôm, bộ máy golgi, ti thể, lục lạp.

2. Kỹ năng: Quan sát hình vẽ

3.Thái độ: Tính thống nhất về cấu trúc và chức năng của nhân tế bào, của tế bào nhân thực.

9

Tế bào nhân thƣ̣c (tiếp

theo)

1. Kiến thức:

- Nêu được cấu tạo và chức năng của nhân tế bào.

- Nêu cấu tạo và chức năng của không bào, lizôxôm, màng sinh chất.

- Phân biệt tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực. 2. Kỹ năng: Quan sát hình vẽ

3.Thái độ: Tính thống nhất về cấu trúc và chức năng của các bào quan.

10 Vận chuyển các chất qua màng sinh chất 1. Kiến thức:

- Trình bày và phân biệt được kiểu vận chuyển thụ động và chủ động.

- Mô tả được hiện tượng nhập bào và xuất bào.

- Phân biệt được thế nào là khuếch tán, thẩm thấu, dung dịch ưu trương, nhược trương.

2. Kỹ năng: Phân tích tư duy so sánh

3.Thái độ: Nhận thức quy luật vận động của vật chất sống cũng tuân theo quy luật vật lý hóa học.

12 Bài tập về ADN

Học sinh làm được các dạng bài tập:

- Tính số lượng từng loại Nu, tỉ lệ % từng loại Nu, tính khối lượng, số chu kỳ xoắn, số liên kết H2, liên kết hóa trị....

- Bài tập tính số Nu tự do mơi trường nội bào cung cấp cho x lần nhân đôi.

13 Kiểm ta 1 tiết

Kiểm tra mức độ h iểu , nắm vững kiến thức toàn bộ nội dung chương 1 và 2 của học sinh trên cơ sở đó có biện pháp điều chỉnh cách dạy cho phù hợp

14 Khái quát về năng lƣợng và chuyển hóa vật chất 1. Kiến thức:

- Trình bày được sự chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào( năng lương thế năng, động năng, chuyển hóa năng lượng).

- Nêu được q trình chuyển hóa năng lượng. Mơ tả được cấu trúc và chức năng của ATP.

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, khái qt hóa. 3. Thái độ: Vận dụng bài học để giải thích một số hiện tượng thực tế.

15

Enzim và vai trò của enzim trong

quá trình chuyển hóa

vật chất

1. Kiến thức:

- Trình bày được cấu trúc và chức năng của enzim. Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt tính của enzim. Nêu được vai trị điều hịa của enzim trong q trình chuyển hóa vật chất và năng lượng.Điều hòa hoạt động trao đổi chất.

2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích so sánh. 3. Thái độ: Giải thích được các yếu tố môi trường ảnh

hưởng tới hoạt tính của enzim

19 Hơ hấp tế bào

1. Kiến thức: Phân biệt được từng giai đoạn chính của q trình hơ hấp: Giai đoạn đường phân, chu trình Crep, chuỗi chuyền electron

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng, tư duy phân tích, so sánh 3. Thái độ: Giải thích một số hiện tượng trong tự nhiên

20 Quang hợp

1. Kiến thức:

- Trình bày được 2 pha của quang hợp ( pha sáng, pha tối) và nhiệm vụ của mỗi pha.

- Trình bày được diễn biến cơ bản của 2 pha, nêu được các sự kiện cơ bản của chu trình C3.

2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng tư duy phân tích, so sánh , khái quát hóa kiến thức.

3. Thái độ: HS hứng thú vận dụng kiến thức vào thực tiễn

21

Chu kì tế bào và quá trình nguyên

phân

1. Kiến thức:

- Mô tả được các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ tế bào.- - Trình bày diễn biến cơ bản qua các kỳ nguyên phân - Nêu được ý nghĩa của quá trình nguyên phân.

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng tư duy phân tích, so sánh, quan sát. 3. Thái độ: HS hứng thú vận dụng kiến thức vào thực tiễn Giải thích một số hiện tượng chữa bệnh trong y học.

22 Giảm phân

1. Kiến thức: Mô tả được các diễn biến các kỳ trong quá trình giảm phân. Nêu được ý nghĩa của quá trình giảm phân đối với di truyền và biến dị.

2. Kỹ năng:

- Quan sát tiêu bản (mơ hình).

- Biết lập bảng so sánh nguyên phân, giảm phân. 3. Thái độ: HS hứng thú thêm yêu thích môn học.

23 Bài tập nguyên phân, giảm phân 1. Kiến thức:

- HS nắm chắc bản chất kiến thức về nguyên phân, giảm phân. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng giải bài tập và kỹ năng tổng hợp khái quát hóa các vấn đề về nguyên phân, giảm phân.

2.3.3. Lập dàn ý bài học và xác định nội dung kiến thức trong bài có thể mã hóa thành câu hỏi, bài tập

Muốn xác định đúng đắn nội dung kiến thức để mã hóa câu hỏi, bài tập thì cơng việc đầu tiên của giáo viên là phải xác định được nội dung cơ bản và trọng tâm của bài dạy.

Kỹ năng cần thiết của giáo viên là phải phân chia được nội dung cơ bản, trọng tâm ra các đơn vị, kiến thức, chuẩn bị cho việc mã hóa thành câu hỏi, bài tập phù hợp. Ngoài ra, giáo viên cũng cần lưu ý cập nhật, chính xác hóa lại những nội dung mà trong SGK khơng có điều kiện trình bày đầy đủ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và ứng dụng câu hỏi, bài tập theo hướng phát huy tính cực của học sinh trong dạy học phần sinh học tế bào sinh học 10 trung học phổ thông (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)