Thẩm định tài chính doanh nghiệp

Một phần của tài liệu nghiên cứu về hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện tiên du (Trang 51 - 55)

5.4 .Thẩm định về mặt tài chính

5.4.1.Thẩm định tài chính doanh nghiệp

Hoạt động tài chính là một trong những nội dung cơ bản thuộc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm giải quyết các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ. Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu về mặt tài chính hiện hành với quá khứ. Thơng qua việc phân tích tình hình tài chính người sử dụng thơng tin có thể đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh rủi ro trong tương lai và triển vọng của doanh nghiệp.

Đối với các ngân hàng thường quan tâm tới khả năng trả nợ của doanh nghiệp khi phân tích tài chính doanh nghiệp. Ngân hàng đặc biệt chú ý đến số lượng tiền và các tài sản khác có thể chuyển đổi thành tiền nhanh từ đó so sánh với số nợ ngắn hạn để biết được khả năng thanh toán hiện hành của doanh nghiệp. Mặt khác ngân hàng cũng thường quan tâm tới số lượng vốn của chủ sở hữu bởi vì nguồn vốn chủ sở hữu là khoản đảm bảo khi doanh nghiệp gặp rủi ro.

Phân tích tình hình tài chính của khách hàng có vai trị quan trọng trong hoạt động tín dụng ngân hàng. Do vậy trước khi cho vay thì một cơng việc hết sức quan trọng đối với Ngân hàng là đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Để tiến hành phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, Ngân hàng thường sử dụng các báo cáo tài chính bao gồm:

- Bảng cân đối kế toán (Bảng tổng kết tài sản) - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:

Để tiến hành phân tích thường chia theo các chỉ tiêu sau: * Phân tích tình hình và khả năng thanh tốn:

Tình hình cơng nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp phản ánh rõ nét chất lượng cơng tác tài chính. Nếu hoạt động tài chính tốt, doanh nghiệp sẽ ít cơng nợ, khả năng thanh tốn dồi dào, ít bị chiếm dụng vốn cũng như ít đi chiếm dụng vốn và ngược lại.

Để đánh giá khả năng thanh toán ta dùng chỉ tiêu sau:

Hệ số thanh toán ngắn hạn = Tài sản lưu động

Nợ ngắn hạn (Hệ số thanh toán hiện hành)

Hệ số này phản ánh mức độ đảm bảo của tài sản lưu động đối với nợ ngắn hạn. Hệ số lớn thì khả năng thanh tốn các khoản nợ ngắn hạn càng cao và ngược lại. Tuy nhiên hệ số này quá cao cũng không phải là tốt.

Hệ số thanh toán nhanh = Tài sản lưu động - Hàng tồn kho

Nợ ngắn hạn

( Hệ số thanh toán tức thời)

Hệ số này > 0,5 là đảm bảo được khả năng thanh toán

< 0,5 doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thanh tốn nợ Thông thường hệ số này được chấp nhận từ 0,5 đến 1,2

Khả năng thanh toán bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, chứng khốn có giá, các khoản phải thu. Nhu cầu thanh toán là các khoản nợ quá hạn và đến hạn

Nếu hệ số này > 1 thì đơn vị có khả năng thanh tốn nợ đến hạn và quá hạn. Nếu < 1 thì tình hình tài chính doanh nghiệp đang gặp khó khăn, khơng có khả năng thanh tốn.

Hệ số quay vòng hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho bình quân

Hệ số này cao thì việc kinh doanh được đánh giá tốt

Hệ số quay vòng các khoản phải thu = Doanh thu bán hàng Số dư BQ các khoản phải thu

Hệ số này phản ánh tốc độ cao khoản phải thu. Hệ số này càng cao chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh. Doanh nghiệp không bị chiếm dụng vốn và ngược lại.

Tỷ suất vốn tự có trên tổng tài sản (tỷ suất tự tài trợ) = Vốn chủ sở hữu Tổng nguồn vốn

Tỷ lệ càng lớn thể hiện doanh nghiệp có nhiều vốn tự có tính độc lập cao và khả năng an tồn về trả nợ cao.

* Phân tích hiệu quả sinh lời của hoạt động sản xuất kinh doanh

Hiệu quả sinhlời của hoạt động sản xuất kinh doanh là vấn đề rất được Ngân hàng quan tâm vì đây là nguồn quan trọng để trả nợ Ngân hàng. Do vậy trước khi quyết định cho vay cán bộ tín dụng phải nắm rõ nguồn trả nợ trong tương lai của khách hàng. Để đánh giá khả năng sinh lời của hoạt động sản xuất kinh doanh người ta thường phân tích so sánh các chỉ tiêu.

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu =

Lợi tức sau thuế Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này cho biết trong một đồng doanh thu thuần thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng sau thuế.

Hệ số vòng quay tài sản = Doanh thu thuần Tài sản vốn bình qn

Nói chung hệ số này càng cao thì doanh nghiệp sử dụng tài sản càng hiệu quả. Tuy nhiên khi đánh giá hai chỉ tiêu này phải kết hợp xem xét bản chất của ngành kinh doanh và điều kiện kinh doanh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngoài ra để đánh giá tài chính doanh nghiệp người ta cịn dùng một số chỉ tiêu như:

Hệ số an toàn = Tổng vốn tự có X Tổng nợ

Tổng vốn tài sản nợ Tổng vốn tự có

Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí = Lợi nhuận rịng Tổng chi phí

Hệ số vốn tự có tham gia đầu tư = Tổng số vốn tự có tham gia đầu tư Tổng số vốn đầu tư

Một phần của tài liệu nghiên cứu về hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện tiên du (Trang 51 - 55)