Đặc điểm thời tiết khí hậu vụ mùa năm 2012 tại Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng chịu hạn của tập đoàn giống lúa cạn thu thập tại các tỉnh miền núi phía bắc (Trang 32 - 35)

1.1.1 .Một số khái niệm về lúa cạn và lúa chịu hạn

1.4.Đặc điểm thời tiết khí hậu vụ mùa năm 2012 tại Thái Nguyên

Sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa có liên quan mật thiết với điều kiện thời tiết khí hậu. Đó là các yếu tố về nhiệt độ, ẩm độ khơng khí, lượng mưa và ánh sáng. Các yếu tố này thuận lợi sẽ là điều kiện cơ bản để nâng cao năng suất cây trồng. Khí hậu của tỉnh Thái Nguyên chia làm hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Qua kết quả theo dõi diễn biến một số yếu tố khí hậu năm 2012 của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Thái Nguyên được thể hiện ở bảng 2.1 như sau:

Bảng 1.2. Diễn biến thời tiết khí hậu vụ mùa 2012 tại Thái Nguyên

Tháng Nhiệt độ TB/tháng (0C) Độ ẩm TB/tháng (%) Tổng lượng mưa (mm) Số ngày mưa (ngày) Số giờ nắng (giờ) Lượng bốc hơi (mm) 6 29,5 80 211,4 14 135 117,2 7 29,7 81 367,1 20 178 121,0 8 27,8 85 328,2 24 147 82,5 9 27,9 83 166,6 13 166 89,4 10 25,1 77 8,7 7 142 140,3

(Nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Thái Nguyên)

Qua bảng số liệu cho thấy:

- Nhiệt độ

Nhiệt độ trung bình các tháng từ tháng 6 đến tháng 10 giao động từ 25,1 – 300C. Nhiệt độ cao nhất vào tháng ....., thấp nhất vào tháng...... Nói chung nhiệt độ như vậy là thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây

lúa. Tuy nhiên nhiệt độ các tháng 7,8,9 cũng là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát triển như sâu đục thân, sâu cuốn lá, đạo ôn, khô vằn....

- Lượng mưa

Lúa cạn là loại cây trồng chịu hạn cao, tuy nhiên trong từng giai đoạn thì cũng cần một lượng nước đáng kể cho quá trình sinh trưởng và phát triển. Đặc biệt là giai đoạn làm địng của lúa. Thái Ngun là tỉnh có lượng mưa khá lớn.

Tổng lượng mưa hàng tháng dao động khá lớn 8,7mm – 367,1mm. các tháng 6, 7, 8 có tổng lượng mưa từ 211,4 mm – 367,1mm rất thuận lợi cho cây lúa sinh trưởng. Tuy nhiên, mưa lớn dẫn đến rửa trơi xói mịn trong đất, đặc biệt là phun thuốc bảo vệ thực vật mà không diệt được sâu, bệnh hại. Đến tháng 9, 10 lượng mưa giảm dần 166,6mm (tháng 9), 8,7mm (tháng 10) thuận lợi cho cây lúa trong giai đoạn vào chắc và thu hoạch.

- Ẩm độ khơng khí

Ẩm độ trong các tháng tương đối cao và ổn định, ẩm độ dao động từ 77 – 85%, trong đó tháng 10 có ẩm độ thấp nhất 77%, ca nhất là tháng. Với ẩm độ trên rất thuận lợi cho cây lúa phát triển nhưng mặt khác lại cũng thuận lợi cho một số loại sâu bệnh phát triển.

- Số giờ nắng

Số giờ nắng của các tháng trong vụ mùa dao động từ 135 – 178 giờ, cao nhất là tháng 7 và thấp nhất là tháng 6, rất thích hợp cho q trình sinh trưởng và phát triển của lúa.

Nhìn chung, diễn biến khí hậu năm 2012, năm 2013 tại Thái Nguyên là khá thuận lợi, đã tạo điều kiện cho cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt.

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Gồm 64 giống lúa cạn thu thập tại một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam

2.2. Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu

2.2.1. Địa điểm tiến hành nghiên cứu

- Phịng thí nghiệm Bộ mơn Sinh hóa – Sinh lý của khoa Nông học trường đại học Nông lâm – Thái Nguyên.

- Khu bãi tại xã Hóa trung huyện Đồng hỷ - Thái nguyên.

2.2.2. Thời gian tiến hành nghiên cứu

Các thí nghiệm được tiến hành từ tháng 6/ 2012 đến tháng 6/ 2013.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng chịu hạn của tập đoàn giống lúa cạn thu thập tại các tỉnh miền núi phía bắc (Trang 32 - 35)