Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng chịu hạn của tập đoàn giống lúa cạn thu thập tại các tỉnh miền núi phía bắc (Trang 43 - 67)

1.1.1 .Một số khái niệm về lúa cạn và lúa chịu hạn

2.3.3.Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

2.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

2.3.3.Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

Số liệu của các thí nghiệm được xử lý và phân tích trên máy tính theo chương trình IRRISTAT ver 4.0 và chương trình Microsoft Excel.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đánh giá một số đặc điểm sinh trưởng và hình thái của các giống lúa trong điều kiện tự nhiên

3.1.1. Thời gian sinh trưởng của các giống lúa

Việc phân loại các giống lúa thành các nhóm có thời gian sinh trưởng khác nhau có ý nghĩa rất quan trọng vì mỗi giống có thời gian sinh trưởng khác nhau địi hỏi bố trí thời vụ gieo trồng khác nhau và các biện pháp canh tác cũng khác nhau. Dựa vào các điều kiện trên, cây lúa được phân thành các nhóm có thời gian sinh trưởng: Nhóm mùa cực sớm có thời gian sinh trưởng < 100 ngày, nhóm mùa sớm từ 100 -115 ngày, nhóm mùa trung từ 116 -130 ngày, nhóm mùa muộn có thời gian sinh trưởng > 130 ngày.

Thời gian sinh trưởng của một giống lúa phụ thuộc vào mùa vụ, vùng và các điều kiện khác. Song trong từng vùng, từng mùa vụ thời gian sinh trưởng của một giống tương đối ổn định, đó là chỉ tiêu quan trọng để bố trí một giống lúa vào cơ cấu cây trồng thích hợp. Qua theo dõi các giống lúa tham gia thí nghiệm chúng tơi thu được kết quả ở bảng 3.1

Bảng 3.1. Phân loại giống theo thời gian sinh trưởng

Đơn vị: Giống

Thời gian từ trỗ đến chín

Thời gian sinh trưởng (ngày) Tổng số giống Tỷ lệ % < 100 100-115 116-130 131-145 ≤ 25 ngày 16 1 13 2 32 50,0 26-30 ngày 4 4 18 3 29 45,3 > 30 ngày 0 0 1 2 3 4,7 Tổng số giống 20 5 32 7 64 Tỷ lệ (%) 31,2 7,8 50,0 11,0 100

Qua kết quả ở bảng 3.1 cho thấy đa số giống được theo dõi có thời gian sinh trưởng thuộc nhóm chín trung bình (chiếm 50% tổng số giống), có 7

giống thuộc nhóm chín muộn có thời gian sinh trưởng > 130 ngày và có 31,2% sớ giớng thuộc nhóm chín cực sớm.

Các giống lúa tham gia thí nghiệm có thời gian từ trỗ đến chín khơng đều nhau, số giống có thời gian từ trỗ đến chín tập trung nhiều trong khoảng ≤ 25 ngày chiếm 50%, có 45,3% số giống có thời gian trỗ đến chín từ 26 - 30 ngày. Các giống lúa có thời gian từ trỗ đến chín ngắn tập trung vào những giống chín cực sớm, trung bình, các giống có thời gian trỗ dài hơn tập trung các nhóm chín ṃn.

Hình 3.1. Phân loại giống theo thời gian sinh trưởng

Nhìn chung tập đồn giống lúa thí nghiệm có thời gian từ gieo đến mọc tương đối đồng đều, hầu hết các giống đều mọc sau 3 đến 4 ngày sau khi gieo.

3.1.2. Đánh giá một số đặc tính nơng học của các giống lúa

Chiều cao cây là một trong những đặc điểm thể hiện khả năng chống đổ và mức độ thâm canh của giống. Xu hướng hiện nay của các nhà chọn tạo giống là chọn ra những giống lúa thấp cây, không bị lốp đổ, chịu thâm canh, chúng thường có đặc điểm là lá đứng, bản lá vừa phải, không lả lướt, thân đứng vững. Đối với lúa cạn chiều cao cây quyết định khả năng cạnh tranh sinh trưởng với cỏ dại. Thơng thường các giống có chiều

cao cây lớn hơn 100 cm sẽ cạnh tranh với cỏ dại tốt hơn các giống có chiều cao cây nhỏ hơn 100 cm. Bởi vậy tùy thuộc vào chiều cao cây cuối cùng của từng giống mà ta lưu ý các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, làm cỏ để tạo điều kiện cho cây sinh trưởng tốt.

Độ cứng cây phản ánh khả năng chống đổ của cây. Độ cứng cây yếu làm giảm năng suất rõ rệt, do vậy trong việc quản lý ruộng lúa cần quan tâm chỉ tiêu này. Độ cứng cây của các giống lúa cạn phụ thuộc chủ yếu vào giống, mật độ gieo và biện pháp bón phân và thời kỳ sinh trưởng của cây lúa.

Bảng 3.2. Đánh giá tập đồn theo đặc tính nơng học

Đơn vị: Giống

Chỉ tiêu Thang điểm

1 5 9

Chiều cao cây 4 53 7

Độ cứng cây 38 21 5

Độ thốt cổ bơng 50 11 3

Độ tàn lá 10 52 3

Độ rụng hạt 9 48 7

Ngồi ra, độ thốt cổ bơng, độ tàn lá, độ rụng hạt cũng là những đặc tính nơng học có liên quan mật thiết đến năng suất lúa, đây cũng là một trong các căn cứ để phân biệt giữa các giống với nhau. Kết quả theo dõi đặc tính nơng học của các giống lúa thí nghiệm được trình bày trong bảng 3.2.

Kết quả bảng 3.2 cho thấy: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chiều cao cây: đa số các giống lúa trong tập đoàn giống lúa nghiên cứu có chiều cao cây từ 90 - 125 cm, có 53 giống chiếm tỷ lệ 83% tổng số giống được đánh giá ở mức điểm 5, chỉ có 4 giống lúa có chiều cao cây < 90 cm là các giống Lúa nếp rẫy 89,4 cm, Khẩu nua (hom) 89,1 cm, Lúa nương tẻ 88,5cm và Khẩu non NB 88,6 cm.

Hình 3.2. Chiều cao cây các giống lúa

Độ cứng cây: Đa số các giống lúa tham gia thí nghiệm thuộc loại cứng cây khơng bị đổ có 38 giống chiếm 59,3% được đánh giá ở mức điểm 1, 21 giống chiếm 32,8% được đánh giá ở điểm 5 và còn lại 5 giống chiểm tỷ lệ 7,8% thuộc điểm 9.

Độ thoát cổ bông: có 50 giống có độ thoát tớt thốt hồn tồn đạt điểm 1 chiểm tỷ lệ cao 76,1%, 11 giống có độ thoát cổ bông trung bình chiểm 17,1% và có 3 giống có độ thoát cổ bông ở điểm 9 vừa đúng cổ bông chiếm 4,6%.

Độ tàn lá tập trung nhiều nhất ở mức điểm 5 trung bình có tới 52 giống chiểm tỷ lệ cao 81,2%, các giống có độ tàn lá muộn và chậm điểm 1 có 10 giống chiếm 15,6% và còn 3 giống có độ tàn lá sớm và nhanh, ở giai đoạn sinh trưởng 9 tất cả các lá vàng hoặc chết, đây là một yếu tố bất lợi đối với cây lúa, làm giảm năng suất thu hoạch số giống này còn chiếm 4,6%. .

Đối với độ rụng hạt, đây là một đặc tính nơng học có ý nghĩa quan trọng đến việc thu hoạch và vận chuyển. Yêu cầu độ rụng hạt ở mỗi điều kiện khác nhau thì cũng khác nhau, nó phụ thuộc vào trình độ và tập qn của mỗi địa phương. Kết quả theo dõi cho thấy độ rụng hạt của các giống

tập trung nhiều nhất ở mức điểm 5 mức độ rụng trung bình có 48 giớng chiểm tỷ lệ 75%. Ở điểm 1 khó rụng là 9 giống chiếm 14% và điểm 9 là 7giống chiểm tỷ lệ 10,9%.

3.1.3. Đánh giá khả năng đẻ nhánh và đường kính lóng gốc

Đẻ nhánh là một tập tính của cây lúa, nhánh lúa đẻ ra tạo nên số lượng bông/m2 đất. Nghiên cứu khả năng đẻ nhánh của các giống lúa cho ta thấy: Số lượng nhánh đẻ và chất lượng đẻ nhánh của lúa ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất.

Đối với chỉ tiêu đường kính lóng gốc: Sự phát triển của các lóng có liên quan đến khả năng chống đổ của cây, do vậy cũng ảnh hưởng đến năng suất của cây.

Kết quả đánh giá khả năng đẻ nhánh và đường kính lóng gốc của tập đồn giống tham gia thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.3.

Bảng 3.3. Phân loại giống theo khả năng đẻ nhánh và đường kính lóng gốc

Đơn vị: Giống Khả năng đẻ nhánh ≤4,5mmĐường kính lóng gốc4,6-6,0 mm > 6,0 mm ≤ 3 nhánh 1 0 3 4 6,3 3,1-5,0 nhánh 12 17 22 51 79,6 > 5,0 nhánh 0 3 6 9 14,1 Tổng số giống 13 20 31 64 100 Tỷ lệ % 20,3 31,2 48,5 100

Khả năng đẻ nhánh của hầu hết các giống lúa thí nghiệm thuộc loại thấp, số nhánh giao động từ 1,9 đến 6,5 nhánh. Số giống có số nhánh đẻ trung bình ≤ 3 nhánh có 4 giớng với tỷ lệ 6,3%, tập trung nhiều nhất ở mức trên 3 đến 5,0 nhánh có 51 giống chiếm tỷ lệ 73,5% . Số giống đẻ trên 5 nhánh không nhiều chỉ chiếm tỷ lệ 14,1% gồm 9 giống.

Đường kính lóng gốc giao đợng mạnh từ 3 mm đến 10,3 mm, trong đó có 13 giớng chiếm tỷ lệ 20,3% có đường kính ≤ 4,5mm, đường kính trên 6 mm có 31 giống chiếm tỷ lệ 48,5% và số lượng giống có đường kính từ 4,6mm - 6 mm có 20 giống với tỷ lệ 31,2%.

3.1.4. Đánh giá tập đoàn theo mức nhiễm sâu bệnh hại

Tác hại do sâu bệnh gây ra là một trong những yếu tố làm giảm năng suất lúa và cũng là trở ngại chính trong sản xuất lúa.

Song song với việc nghiên cứu các đặc điểm hình thái, sinh trưởng, phát triển của tập đồn giống lúa thí nghiệm, chúng tơi tiến hành đánh giá chỉ tiêu chống chịu sâu bệnh của các giống lúa, từ đó phân loại tập đồn giống theo dõi.

3.1.4.1. Đối với bệnh hại

Xuất hiện 3 loại bệnh đó là: Bệnh đạo ơn (Pyricularia oryzae), bệnh khơ vằn (Pellicularia sasaki), bệnh bạc lá (Xanthomonas oryzae) và cũng nhiễm ở mức nhẹ

Khi nghiên cứu bệnh hại đối với tập đồn giống lúa thí nghiệm, chúng tôi tiến hành quan sát ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng, có sử dụng các biện pháp phòng trừ bệnh hại. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 3.4.

Bảng 3.4. Đánh giá tập đoàn theo mức nhiễm bệnh hại

Đơn vị: Giống

Điểm Đạo ôn Khô vằn Bạc lá

Số giống Tỷ lệ % Số giống Tỷ lệ % Số giống Tỷ lệ %

0 34 53,1 50 78,1 54 84,4

1 20 31,3 9 14,1 8 12,5

3 10 15,6 5 7,8 2 3,1

Tổng 64 100 64 100 64 100

+ Đối với bệnh đạo ôn: 53,1% trong tổng số 64 giống theo dõi khơng thấy có vết bệnh, 31,3% số giống bị nhiễm bệnh ở mức nhẹ (điểm 1) và có 10 giống bị nhiễm bệnh ở mức điểm 3 chiếm 15,6%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Đối với bệnh khơ vằn: Hầu hết các giống thí nghiệm bị nhiễm bệnh ở mức nhẹ hoặc không bị nhiễm. Có 50 giống (chiếm 78,1% số giống) khơng có triệu chứng bệnh, 9 giống (chiếm 14,1% số giống) có vết bệnh ở vị trí thấp hơn 20% chiều cao cây, còn 5 giống với tỷ lệ 7,8% nhiệm bệnh ở điểm 3, không xuất hiện vết bệnh ở mức hại nặng.

+ Đối với bệnh bạc lá: Có 84,4% tổng số giống khơng thấy có triệu chứng bệnh, 12,59% tổng số giống bị nhiễm bệnh ở mức điểm 1, có 2 giớng bị nhiễm bệnh ở mức điểm 3, tuy nhiên chỉ chiếm 3,1% tổng số giống theo dõi.

Như vậy, trong điều kiện vụ mùa các giống lúa tham gia thí nghiệm chỉ nhiễm nhẹ các loại bệnh chính, nhiều giống khơng nhiễm một trong số các bệnh kể trên.

3.1.4.2. Đối với sâu hại

Xuất hiện 3 loài sâu chủ yếu đó là: Sâu cuốn lá nhỏ (Cnaphalocrocis medinalis Guenee), sâu đục thân hai chấm (Scipophaga incertulas Walker),

rầy nâu (Ninaparvata lugens).

Cũng như đối với bệnh hại, trong q trình tiến hành thí nghiệm, khi thấy sâu hại gây hại tới ngưỡng, chúng tôi đã sử dụng các biện pháp phòng trừ nhằm giảm thiểu thiệt hại đối với tập đoàn giống theo dõi. Mức độ hại của sâu đối với các giống lúa thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.5.

Kết quả ở bảng 3.5 cho thấy:

+ Đối với sâu đục thân: Hầu hết các giống của tập đồn giống theo dõi khơng bị hại hoặc bị hại nhẹ ở mức điểm 1-3. Có 15 giống không bị hại chiếm tỷ lệ 23,4%, số giống bị hại ở điểm 1 chiếm tỷ kệ lớn với 31 giống chiếm

48,4%, số giống bị hại ở điểm 3 là 13 giống với tỷ lệ 20,3% còn lại 5 giống bị hại ở điểm 5 chiếm 7,8% tổng số giống tham gia thí nghiệm.

Bảng 3.5. Đánh giá tập đoàn theo mức độ hại của sâu

Đơn vị: Giống

Điểm

Sâu đục thân Sâu cuốn lá Rầy nâu

Số giống Tỷ lệ % Số giống Tỷ lệ % Số giống Tỷ lệ %

0 15 23,4 21 32,8 12 18,8

1 31 48,4 25 39,1 34 53,1

3 13 20,3 12 18,8 18 28,1

5 5 7,8 6 9,4 0 0

Tổng 64 100 64 100 64 100

+ Đối với sâu cuốn lá: Đa số các giống tham gia thí nghiệm đều bị sâu cuốn lá gây hại, trong đó tập trung ở mức độ điểm 1 đến 5 với 25 giống (39,1%) bị hại ở điểm 1, 12 giống (18,8%) bị hại ở điểm 3 và 6 giống ( 9,4%) bị hịa ở điểm 5 cịn lại là khơng bị hại 21 giông chiếm 32,8% tổng số giống tham gia thí nghiệm.

+ Rầy nâu thường gây hại trong thời gian dài và có khả năng phát dịch cao, chúng thương gây hại từ giai đoạn đẻ nhánh đến lúc kết thúc do vậy việc theo dõi và đánh giá mức gây hại của lồi sâu này la vơ cùng quan trọng. Qua theo dõi các giống tham gia thí nghiệm có 12 giống khơng bị rầu nâu gây hại cịn lại các giống khác bị hại ở mức độ nhẹ từ điểm 1 và 3.

Qua kết quả theo dõi tình hình sâu hại đối với tập đồn giống lúa thí nghiệm ở vụ mùa 2012, chỉ có 3 loài sâu là sâu đục thân, sâu cuốn lá và rầy nâu xuất hiện và gây hại ở mức nhẹ, không gây ảnh hưởng đáng kể đến sinh trưởng, phát triển của các giống lúa, còn lại các loài sâu hại khác mức độ phát sinh, phát triển rất ít hoặc khơng thấy xuất hiện.

Hình 3.3. Mức độ sâu bệnh hại đối với các giống lúa 3.1.5. Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất

3.1.5.1. Phân loại giống theo số hạt chắc/bông và khối lượng 1000 hạt

Cùng với chỉ tiêu số hạt chắc/bơng, có thể căn cứ khới lượng 1.000 hạt để đánh giá phân loại các giống thí nghiệm kết quả thu được ở bảng 3.6.

Bảng 3.6. Phân loại giống theo số hạt chắc/bông và khối lượng 1000 hạt

Đơn vị: Giống

Số hạt chắc/bông

Khối lượng 1000 hạt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(đơn vị tính g) Tổng số

giống Tỷ lệ % ≤20, 0 20,1 - 25,0 25,1-30,0 30,1-35,0 ≤ 50,0 1 0 1 1 3 4,7 50,1 - 100,0 4 24 10 4 42 65,6 >100,0 1 11 6 1 19 29,7 Tổng số giống 6 35 17 6 64 100 Tỷ lệ % 9,4 54,7 26,6 9,4 100

Qua bảng 3.6 cho thấy: 65,6 % tổng số giống theo dõi thí nghiệm có số hạt chắc/bơng dao động từ trên 50 đến 100 hạt, chỉ có 4,7% số giống có số hạt chắc/bơng nhỏ hơn 50 hạt, và có 29,7% số giống có số hạt chắc/bơng trên 100 hạt. Trong đó giống có số hạt chắc/bơng đạt cao nhất 150,8 hạt/bông là giống

Thóc nếp thơm, giống Khẩu điệp te 125,8 hạt chắc/bơng. Giống có số hạt chắc/bơng đạt thấp nhất 36,4 hạt/bông là giống Lúa nếp nương.

3.1.5.2. Phân loại giống theo số hạt/bông và tỷ lệ hạt chắc

Số hạt trên bông và số hạt chắc/bông là những yếu tố quyết định đến năng suất lúa. Nếu số hạt/bông cao nhưng tỷ lệ hạt chắc thấp sẽ ảnh hưởng đến năng suát lúa. Các yếu tố này phụ thuộc vào giống lúa, điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật canh tác. Kết quả theo dõi số hạt/bông, tỷ lệ hạt chắc được trình bày ở bảng 3.7.

Bảng 3.7. Phân loại giống theo số hạt/bông và tỷ lệ hạt chắc

Đơn vị: Giống

Số

hạt/bông Tỷ lệ hạt chắc (%)

Tổng cộng Tỷ lệ % ≤ 60,0 60,1-70,0 70,1-80,0 80,1-90,0 >90,0 ≤ 50,0 0 0 0 0 0 0 0,0 50,1 -100,0 0 3 4 17 3 27 42,2 >100 1 5 4 21 6 37 57,8 Tổng cộng 1 8 8 38 9 64 Tỷ lệ % 1,5 12,5 12,5 59,4 14,1 100

Số hạt/bông giao động từ 53,8 đến 180,9, nhìn chung số hạt/bơng của các giống tập trung ở khoảng trên dưới 100 hat/bông. Nhóm có số hạt trên 50 đến 100 hạt/bông chiếm số lượng 27 giớng chiếm tỷ lệ 42,2%, cịn lại là nhóm có số hạt trên 100 hạt/bông 37 giống với tỷ lệ 57,8%.

Tỷ lệ hạt chắc giao động từ 46,5 đến 92,2%, tập trung chủ yếu ở khoảng 80,1 – 90% có 38 giống chiếm tỷ lệ 59,4%, chỉ có một giớng có tỷ lệ hạt chắc thấp dưới 60% là Khẩu nua đeng 46,5%. Nhóm có tỷ lệ hạt chắc cao trên 90% có 9 giống chiếm tỷ lệ 14,1% tổng số các giống tham gia thí nghiệm.

3.1.5.3. Phân loại giống theo số bơng/khóm và chiều dài bơng

Số bơng/khóm và chiều dài bông là một trong các yếu tố cấu thành năng suất. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa, mỗi thời kỳ sinh trưởng sẽ tập trung vào một quá trình hoạt động trung

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng chịu hạn của tập đoàn giống lúa cạn thu thập tại các tỉnh miền núi phía bắc (Trang 43 - 67)