Triệu chứng lâm sàng, X-quang của người bệnh RLTDH

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả điều trị rối loạn thái dương hàm bằng máng nhai ổn định (Trang 53 - 55)

Đau vùng khớp và quanh tai chiếm tỷ lệ cao nhất 59,1%, tiếp đến là đau vùng cơ mặt 31,8% và đau vùng thái dương chiếm tỷ lệ 9,1%. Theo Wright (2010) đau là lý do khiến người bệnh đến khám hay gặp nhất [1]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, 22 người bệnh đều đến khám vì lý do chính là đau tự nhiên hoặc đau khi há ngậm miệng. Vị trí đau xuất hiện khác nhau ở mỗi người bệnh nhưng hay gặp nhất là vùng khớp và quanh tai, sau đó đến vùng cơ mặt và vùng thái dương. Những người bệnh đến khám sau 6 tháng xuất hiện bệnh thường đau ở vùng khớp và quanh tai, trong khi đó những người bệnh đến khám trước 6 tháng thường biểu hiện đau ở vùng cơ mặt. Các nhà nghiên cứu nổi tiếng về RLTDH như Scrivani, Wright, Dimitroulis

đều cho rằng một trong những yếu tố khiến rối loạn thái dương hàm trở nên phức tạp trong chẩn đoán và điều trị đó là nguồn đauvị trí đau nhiều khi không trùng nhau – một tính chất đặc trưng của đau ở vùng do thần kinh V chi phối [1] [2] [11]. Vì vậy, vị trí đau không phải là yếu tố quyết định trong chẩn đoán và tiên lượng rối loạn thái dương hàm.

Tiếng kêu khớp và đường há ngậm miệng: Tiếng kêu khớp 2 bên và đường há miệng ziczac chiếm 45,5%, tiếng kêu khớp một bên và há miệng lệch sang bên chiếm 40,9%, còn lại không có tiếng kêu khớp chiếm 13,6%. Trong nghiên cứu của chúng tôi, người bệnh có tiếng kêu khớp 2 bên bao giờ cũng kèm theo há miệng ziczac, người bệnh có tiếng kêu khớp 1 bên kèm theo há miệng lệch về bên có tiếng kêu.

Khi tìm mối liên hệ giữa vị trí đau và hạn chế há miệng, chúng tôi nhận thấy rằng những người bệnh có vị trí đau ở cơ mặt thường có xu hướng hạn chế há miệng tự nhiên. Trong khi đó, người bệnh đau ở vùng khớp và quanh tai có tỷ lệ há miệng cưỡng bức cao hơn so với người bệnh đau cơ mặt (p<0,05). Theo Wright hạn chế há miệng có tăng biên độ khi có tác động của nha sĩ thường là biểu hiện của sự co cơ quá mức. Trong khi hạn chế há miệng mà không thay đổi biên độ kể cả khi cưỡng bức thường là biểu hiện của sự cản trở có tính không hồi phục ở khớp.

Giữa hai nhóm người bệnh đến khám trước 6 tháng và sau 6 tháng không có sự khác biệt về các triệu chứng tiếng kêu khớp, há miệng lệch và hạn chế há miệng.

Trong khi tiến hành nghiên cứu, người bệnh đã được chụp phim Panorama để tìm tổn thương trên phim. Chúng tôi đã không quan sát thấy tổn thương phần xương trên phim Panorama của 22 người bệnh rối loạn thái

dương hàm nhóm I và IIa. Theo Wright (2010), phim MRI (chụp cộng hưởng từ hạt nhân) là kĩ thuật chụp phim tốt nhất để đánh giá đĩa khớp thái dương hàm [1]. Khi thực hiện nghiên cứu, vì lý do kinh tế và sự hợp tác của người bệnh nên chúng tôi chưa có điều kiện thực hiện chụp MRI cho người bệnh để đánh giá chính xác vị trí và tổn thương của đĩa khớp thái dương hàm.

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả điều trị rối loạn thái dương hàm bằng máng nhai ổn định (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w