Các tiêu chuẩn tế bào tương tự 1G đã triển khai trên toàn cầu được liệt kê dưới đây. Cần lưu ý rằng một tiêu chuẩn tồn cầu duy nhất đã khơng tồn tại.
Điều chế FM tương tự, song công FDD, đa truy cập dựa trên FDMA
Hỗ trợ N-AMPS cho băng tần hẹp, băng thông kênh bị giảm từ 30 xuống 10 kHz.
Điện thoại di động Bắc Âu (NMT) - Các nước Bắc Âu
Điều chế FM tương tự, song công FDD, đa truy cập dựa trên FDMA
Băng thông kênh phụ thuộc vào dải tần được triển khai: 25 kHz hoặc 12.5 kHz.
Hỗ trợ chuyển vùng ở các nước châu Âu.
Hệ thống thông tin truy cập toàn bộ (TACS) ở Anh
Sự biến thể cho Nhật Bản thì có sẵn (J-TACS)
Điều chế FM tương tự, song công FDD, đa truy cập dựa trên FDMA
Băng thông kênh 30 kHz.
1.2.3 Các hệ thống tế bào thế hệ thứ hai
Các hệ thống tế bào di động thế hệ thứ hai (2G) đã được tạo ra để mở rộng dung lượng sử dụng giọng nói cũng như cung cấp khả năng tích hợp dữ liệu đa dịch vụ. Cơng nghệ chuyển từ tương tự sang điều chế số. Sự chuyển đổi này cho phép kỹ thuật thơng tin thoại có chất lượng tốt hơn thơng qua sử dụng bộ mã hóa tiếng nói (bộ ghi mã tiếng nói), hỗ trợ dịch vụ dữ liệu, ban đầu thông qua dịch vụ nhắn tin ngắn (SMS), cho phép mật mã hóa để hỗ trợ bảo mật và tăng dung lượng hệ thống.
Thế hệ này đã tạo ra sự thay đổi từ FDMA sang TDMA và CDMA. Đây là những khoảng thời gian rất thú vị mà các người dùng di động thích ứng; bằng cách này, chúng ta được tiếp cận với các hệ thống tế bào 2G khơng tương thích. Cộng đồng châu Âu đã ủng hộ hệ thống thơng tin di động tồn cầu (GSM), trong khi Hoa Kỳ đang phải cạnh tranh với hai tiêu chuẩn: IS-54 (sau đổi tên thành IS- 135) dựa trên TDMA và IS-95 (sau đổi tên thành CDMA-One) dựa trên CDMA. Tất cả ba tiêu chuẩn tế bào này đều có giá trị về mặt kỹ thuật.
Để tăng dung lượng hệ thống, không chỉ băng tần được chia thành các kênh mà cả thời gian cũng được chia thành các khe thời gian cho TDMA. Trong
CDMA, mỗi thông tin của người dùng đã bị xáo trộn và tần số được trải rộng theo chuỗi giả ngẫu nhiên (PN); tất cả người dùng truyền cùng một lúc trên toàn bộ kênh. Những tiêu chuẩn này sử dụng phổ tần được cấp phép và được mua bởi các nhà khai thác mạng từ cơ quan quản lý phổ địa phương. Độ phức tạp của máy thu đang tăng theo cấp số nhân, đặc biệt tốc độ dữ liệu, phương thức điều chế và số lượng ăng ten liên quan đã tăng lên.
Các tiêu chuẩn tế bào số 2G triển khai trên toàn cầu được liệt kê dưới đây. Cần lưu ý rằng một tiêu chuẩn di động tồn cầu khơng tồn tại.
GSM - Tiêu chuẩn duy nhất ở Châu Âu
Dựa trên TDMA
Điều chế số (GMSK), song công FDD
Băng thông kênh = 200 kHz
Độ dài khung = 4.615 ms
Độ dài khe thời gian = 0.557 ms (8 khe/khung)
Tốc độ dữ liệu = 270.833 Kbps
Được phát triển thành các dịch vụ vơ tuyến gói chung (GPRS), cũng được coi là 2.5G
Được phát triển để tăng tốc độ dữ liệu cho sự phát triển GSM (EDGE), cũng được coi là 2.75G.
IS-54 (còn gọi là IS-136) - Tiêu chuẩn ở Mỹ
Dựa trên TDMA
Điều chế số (π/4-DQPSK), song công FDD
Băng thông kênh = 30 kHz
Độ dài khung = 40 ms
Độ dài khe thời gian = 6.67 ms (6 khe/khung)
Tốc độ dữ liệu = 48.6 Kbps.
IS-95 (còn gọi là CDMA-One) - Tiêu chuẩn ở Hoa Kỳ và Hàn Quốc
Dựa trên CDMA, được phát triển bởi Qualcomm
Độ dài khung = 20 ms
Tốc độ dữ liệu = 115 Kbps.
Tất cả các tiêu chuẩn này là các mạng dựa trên chuyển mạch kênh (CS), theo thời gian có thêm các phần mở rộng (ví dụ: phát triển từ 2G → 2.5G → 2.75G) cho phép giao tiếp với các mạng dựa trên chuyển mạch gói (PS). Do tính kinh tế của quy mơ, chi phí triển khai, chính sách bằng sáng chế và sự ủng hộ trên toàn cầu, GSM đã chiếm phần lớn nhất trong thị trường di động tế bào. Nhu cầu của người dùng tăng lên do đó buộc 2G phải thực hiện các bước phát triển mới như 2.5G (GPRS) và 2.75 (EDGE). Cả hai đều được tạo ra để tăng tốc độ dữ liệu người dùng vượt quá khả năng GSM ban đầu cũng như thêm khả năng các dịch vụ gói. Ngày nay các hệ thống này được sử dụng rất nhiều.
Phân hệ trạm gốc (BSS) bao gồm hai phần: các BTS và bộ điều khiển trạm gốc (BSC)
Phân hệ vận hành và hỗ trợ (OSS) điều khiển và giám sát toàn bộ mạng GSM