Các yếu tố tác động đến rèn luyện đạo đức của nữ sinh

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho nữ sinh trung học phổ thông thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình (Trang 54)

1 Sự động viên khích lệ của bạn bè 98,2%

2 Khen thưởng, kỷ luật kịp thời 95,8%

3 Nội dung giáo dục phù hợp 97,4%

4 Sự quan tâm thường xuyên của các thầy giáo, cô giáo 96,0%

5 Không bị định kiến của xã hội 92,8%

6 Được gia đình thơng hiểu, tạo điều kiện 91,7%

Các nhà quản lý cần xem xét cụ thể các yếu tố tác động ở trên để đưa ra các nội dung, hình thức, biện pháp giáo dục đạo đức cho phù hợp.

Về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục đạo đức qua khảo sát thấy:

Bảng 2.9. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả quản lý

1 Thiếu sự phối hợp với các tổ chức đoàn thể xã hội ở địa phương 71,5% 2 Thiếu sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình 67,2% 3 Tác động tiêu cực của môi trường xã hội 56,5% 4 Phẩm chất, lối sống của thầy, cô, cha mẹ, bạn bè 54,5%

2.2.2. Thực trạng giáo dục đạo đức cho nữ sinh ở các trường THPT thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình

Qua khảo sát lấy ý kiến của CBQL và GV các nhà trường cho thấy:

Bảng 2.10. Ý kiến của CBQL và GV các nhà trƣờng

1 Đã làm tốt việc xác định mục tiêu giáo dục đạo đức cho nữ sinh 70,8% 2 Chưa làm tốt việc xác định mục tiêu giáo dục đạo đức cho nữ sinh 29,2% 3 Đã làm tốtviệc xây dựng kế hoạch cụ thể của năm học và từng

học kỳ. 74,1%

4 Chưa làm tốt việc xây dựng kế hoạch cụ thể của năm học và từng

học kỳ. 25,9%

Khảo sát CBQL và giáo viên thấy: Tất cả các nội dung công việc của hoạt động giáo dục đạo đức đều được tổ chức, chỉ đạo thực hiện nhưng chỉ ở mức trung bình, chưa làm tốt, đặc biệt chưa quan tâm riêng đến nữ sinh. Việc tuyên truyền công tác giáo dục đạo đức cho nữ sinh đã được nhà trường thực hiện nhưng chủ yếu là từ Ban Giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm lớp và qua các cuộc họp phụ huynh đầu năm, hết học kỳ và cuối năm. Những thông tin về giáo dục đạo đức cho nữ sinh của nhà trường chỉ mang tính thời vụ, khơng thường xuyên và liên tục nên hiệu quả không được cao.

Quản lý nội dung, hình thức hoạt động giáo dục đạo đức

Kết quả khảo sát cho ta thấy 45% GV và 50% HS đánh giá hình thức: Giáo dục thơng qua các giờ dạy văn hố trên lớp có mức độ thường xun. Cịn lại các hình thức khác mức độ thường xuyên rất thấp. Như vậy nhà trường chưa thực sự quan tâm đến việc thực hiện các nội dung, hình thức giáo dục đạo đức cho nữ sinh. Tuy vậy, các em rất thích các nội dung và hình thức giáo dục đạo đức của nhà trường như:

Bảng 2.11. Các nội dung và hình thức GDĐĐ mà nữ sinh rất thích

1 Giáo dục thơng qua hoạt động tham quan, du lịch, cắm trại 93,0% 2 giáo dục thông qua hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể

thao, vui chơi giải trí 95,6%

Tuy nhiên có những hình thức giáo dục có số ý kiến học sinh khơng thích tham gia như:

Bảng 2.12. Các nội dung và hình thức GDĐĐ mà nữ sinh khơng thích

1 Giáo dục thơng qua lao động, vệ sinh trường, lớp, hướng nghiệp 35,2% 2 Giáo dục thơng qua hoạt động chính trị xã hội nhân đạo 20% 3 Giáo dục thông qua các buổi tuyên truyền, giáo dục chính

trị, tư tưởng 18,4%

Từ số liệu trên cho thấy các nhà quản lý cần hết sức lưu ý để đưa ra những hình thức giáo dục phù hợp.

Qua khảo sát giáo viên và học sinh chúng tôi thấy: chƣa thƣờng xuyên sử dụng các phương pháp giáo dục đạo đức cho nữ sinh như:

Bảng 2.13. Khảo sát GV và HS về sự chưa thường xuyên sử dụng các PPGDĐĐ

TT Giáo

viên

Học sinh

1

Kích thích tình cảm và hành vi: thi đua, nêu gương, khen thưởng, trách phạt, phê phán hành vi xấu, kỷ luật…

72,0%, 57,3%

2 Tác động vào nhận thức tình cảm: đàm thoại, tranh

luận, kể chuyện, giảng giải, khuyên răn... 60,6%, 41,4% 3 Phương pháp về tổ chức hoạt động thực tiễn: giao việc, rèn luyện, tập thói quen 48,0%, 37,8

Ý kiến cho rằng vai trò rất quan trọng của lực lượng giáo dục đạo đức

trong nhà trường đó là:

Bảng 2.14. Vai trị rất quan trọng của các lực lƣợng GD trong nhà trƣờng

1 Giáo viên chủ nhiệm 100%

2 Cán bộ quản lý 95,5%

3 Giáo viên bộ mơn và Đồn thanh niên 90,9%

4 Bạn thân 89,1%

5 Tập thể lớp 88,6%

Như vậy có thể thấy là vai trị của các thầy cơ giáo, CBQL và bạn bè, tập thể học sinh là những lực lượng rất quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho nữ sinh.

2.3. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho nữ sinh ở các trƣờng THPT thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình trƣờng THPT thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình

Theo Giáo sư Viện sĩ Phạm Minh Hạc - Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Việt Nam (nguyên Bộ trưởng Bộ GD): Yếu tố quyết định là ý thức tự giáo dục thật sự nghiêm khắc - sự phấn đấu hướng thiện của từng cá nhân, nhất là HS các lớp cuối cấp THCS, THPT. Kết hợp chặt chẽ giáo dục đạo đức trong nhà trường với từng gia đình và ngồi xã hội. Theo Bộ Công an: Nguyên nhân dẫn đến trẻ em phạm pháp chủ yếu đến từ những gia đình bất hạnh. Giáo dục đạo đức cho tuổi trẻ, đặc biệt là HS, SV đã và đang trở thành nhiệm vụ hết sức cấp bách, nhiệm vụ hàng đầu của các gia đình, nhà trường và tồn xã hội.

Hiện nay, số lượng trẻ vị thành niên nói chung và HS, SV nói riêng phạm pháp đang gia tăng theo xu hướng trẻ hóa và mức độ tội lỗi ngày càng nghiêm trọng. Có rất nhiều nguyên nhân từ phía: Gia đình - nhà trường - xã hội... đã xô đẩy các em rơi vào vũng bùn tội lỗi. Trong đó, tình trạng cách ni dạy con phản khoa học và sự thiếu gương mẫu của các bậc cha mẹ là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng thanh thiếu niên phạm tội.

Thống kê mới đây của Viện kiểm sát nhân dân tối cao: 71% thiếu niên phạm pháp do khơng được gia đình chăm sóc giáo dục đến nơi đến chốn. Về phía các trường học, việc giáo dục đạo đức từ bậc phổ thơng đến ĐH có nhiều bất ổn. Nhiều nhà giáo cho rằng: chúng ta vẫn “nặng về dạy chữ, nhẹ về dạy người”. Giáo viên lên lớp chỉ lo truyền giảng kiến thức chun mơn, khơng có thì giờ để uốn nắn chỉnh sửa những sai trái của HS. Chương trình giáo dục đạo đức; giáo dục cơng dân thì q ơm đồm nặng nề, xem nhẹ GD kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử hằng ngày cho HS, đặc biệt là kiến thức về sức khoẻ sinh sản vị thành niên và kỹ năng tự bảo vệ đối với nữ sinh. Bản thân tôi công tác ở trường THPT đã được 20 năm, đã từng đảm nhiệm các công việc: GV bộ môn, GV chủ nhiệm, cơng tác Đồn và bây giờ làm nhiệm vụ quản lí cũng nhận thấy rõ nhiều năm qua nhà trường giáo dục đạo đức cho nữ sinh theo kiểu quan liêu, giáo điều. Nội dung giáo dục nào cũng có, nhưng lại chưa quan tâm đầy đủ đến phương thức giáo dục, hình thức giáo dục phù hợp. Trong giáo dục đạo đức cho nữ sinh các em phải được tôn trọng, tế nhị, các em phải được tâm sự, bộc bạch một cách tự nhiên, cởi mở và hứng thú. Chúng ta phải từ bỏ cách GD áp đặt, thuyết trình, nhồi nhét, khơ cứng.

Hiện nay việc tuyển chọn SV vào các trường sư phạm, việc tuyển dụng giáo viên đang nặng về trình độ học lực, xem nhẹ lòng yêu nghề, chưa chú trọng rèn luyện kỹ năng xử lí các tình huống sư phạm và nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo.

Mỗi chúng ta luôn nhận thức sâu sắc rằng tấm gương sáng về tinh thần vượt khó tự học tự rèn, hết lịng vì học sinh thân yêu, lối sống gương mẫu, ý thức kỷ luật, năng lực chuyên mơn... của người thầy đã đang và mãi mãi có sức hút lớn nhất, mạnh mẽ nhất, cao quý nhất đối với tất cả học sinh.

Ở góc độ xã hội, kỷ cương phép nước ở một số lĩnh vực, ở thành phố Thái Bình cũng như một số địa phương khác bị bng lỏng, vơ tình tạo nên tình trạng tội phạm gia tăng. Chúng ta chú trọng chống tội phạm, nhưng cơng tác

phịng ngừa còn yếu, nhất là việc phổ biến tuyên truyền về pháp luật, về việc nhân các điển hình tốt để lấn át cái xấu... Để giúp nữ sinh tránh xa các cạm bẫy khơn lường ngồi xã hội, điều hết sức cấp bách là nhà trường - gia đình - xã hội phải không ngừng phối hợp chặt chẽ trong mọi hoạt động. Phải quản lý tốt các tụ điểm vui chơi giải trí, triệt để truy quét tệ nạn xã hội và tội phạm hình sự, v.v... Gia đình, nhà trường và xã hội luôn được coi là 3 lực lượng giáo dục quan trọng đối với mỗi đứa trẻ. Tầm quan trọng của mỗi lực lượng cũng như mối quan hệ giữa chúng trong việc giáo dục đạo đức cho nữ sinh ai cũng hiểu nhưng vẫn có khoảng cách lớn giữa nói và làm.

Cha mẹ quá bận khơng có thời gian để trò chuyện với con; quá nuông chiều thỏa mãn mọi nhu cầu của con và cho rằng thế là đã quan tâm, chăm sóc chúng một cách đủ đầy; quá kỳ vọng để buộc con phải đạt được những mục tiêu vượt xa khả năng của chúng, đặc biệt là trong học tập, trong việc dạy dỗ con mình thì “trăm sự nhờ thầy cơ”... có lẽ là tình trạng phổ biến trong các gia đình hiện nay. Rất nhiều bà mẹ không quan tâm, để ý đến sự thay đổi về sinh lí của con gái mình, mẹ là người gần gũi nhất với con, phải tâm sự, chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm của mình với con gái, nhất là ở thời điểm con mình bắt đầu có kinh nguyệt, lúc này các em rất lúng túng, lo sợ, không biết cách xử lí. Hiện nay ở thành phố nhiều gia đình có kinh tế khá giả, mỗi con đều có một phịng riêng được trang bị đầy đủ các trang thiết bị, ban ngày bố mẹ đi làm, các con đi học, tối về các em vào phịng riêng học hay làm gì thì bố, mẹ cũng khơng biết. Kết quả khảo sát các bà mẹ cho thấy:

Bảng 2.15. Khảo sát các bà mẹ nữ sinh

1 Thường xuyên kiểm tra phòng riêng của con gái 19,5%

2 Thỉnh thoảng mới kiểm tra 70,5%

3 Không bao giờ kiểm tra 10%

4 Các bà mẹ để ý biết chính xác kì kinh nguyệt của con hằng tháng 15,8%

Việc cha, mẹ thờ ơ với con cái đã dẫn đến điều không mong muốn, khi được thơng báo về tình hình của con mới giật mình bởi mọi chuyện đã đi quá tầm kiểm sốt của mình. Trên thực tế, lâu nay, sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường trong việc giáo dục đạo đức cho nữ sinh khơng cịn chặt chẽ như trước kia. Sự lỏng lẻo của mối quan hệ này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, song do cả hai phía giáo viên và cha mẹ học sinh. Chuyện cha mẹ học sinh chỉ gặp gỡ trong 3 buổi họp phụ huynh trong một năm học, liên lạc với giáo viên qua điện thoại, thậm chí khơng liên lạc với cô giáo của con cũng không phải là hiếm. Giáo viên chủ nhiệm đến thăm nhà học sinh lại càng hiếm hơn. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới việc giáo dục đạo đức cho nữ sinh trong các nhà trường.

Trước thực tế đó chúng ta phải đẩy mạnh phối hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội và các tổ chức đoàn thể trong việc giáo dục đạo đức, pháp luật, kỹ năng sống cho nữ sinh. Sự phối hợp này phải thể hiện bằng những việc làm cụ thể và thiết thực. Nhà trường - Gia đình - Xã hội cần thấy rõ trách nhiệm xây dựng môi trường giáo dục tốt để học sinh được học tập và rèn luyện trở thành những cơng dân có đức, có tài.

Với các trường THPT ở thành phố Thái Bình nhìn chung, cơng tác quản lý giáo dục đạo đức cho nữ sinh của các trường còn những tồn tại như: Việc xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức chưa cụ thể đến đối tượng là nữ sinh, chưa phù hợp với đặc điểm tình hình của trường nằm trên địa bàn thành phố, nội dung các hoạt động giáo dục đạo đức thực hiện ở mức độ trung bình; các phương pháp giáo dục đạo đức chưa được tốt, các em chưa thấy được tác dụng hiệu quả của các phương pháp trong việc rèn luyện bản thân; các lực lượng giáo dục chưa có sự phối hợp nhịp nhàng, thống nhất và đồng bộ; việc kiểm tra đánh giá nhiều lúc còn chiếu lệ, qua loa, chưa mang tính động viên, khuyến khích, răn đe kịp thời; GVCN chưa xây dựng được kế hoạch cụ thể hằng tuần phù hợp với đặc thù riêng của lớp, ít quan tâm và đầu tư công sức vào công tác chủ nhiệm; ý thức thực hiện nội quy của học sinh chưa cao, nhiều em thường xuyên vi phạm.

2.4. Nguyên nhân thực trạng

Đạo đức là gốc, là nền tảng của sự phát triển nhân cách con người. Công tác quản lý, giáo dục đạo đức học sinh nói chung và nữ sinh nói riêng là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong nhà trường.

Xác định điều đó, ngành giáo dục Thái Bình đã quan tâm, chú trọng chỉ đạo việc giáo dục đạo đức cho học sinh, trang bị kiến thức về sức khoẻ sinh sản vị thành niên. Tuy nhiên, thực tế hiện nay hiệu quả của cơng tác này cịn chưa cao. Cùng với đó, mặt trái của cuộc sống và môi trường xã hội với những tác động tiêu cực, sự thiếu quan tâm của gia đình đang khiến cho vấn đề vi phạm đạo đức trong lứa tuổi nữ sinh THPT ngày càng trở nên nhức nhối.

Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở Thái Bình trong những năm gần đây đã được các cấp, các ngành và toàn xã hội quan tâm, đặc biệt là ngành giáo dục. Nhờ đó, kết quả cơng tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các cấp học, ngành học đã có những chuyển biến tích cực.

Đã xây dựng, hình thành những hành vi, thói quen ban đầu theo những chuẩn mực đạo đức, tác phong phù hợp với điều kiện phát triển và hội nhập. Đó là tác phong sống nhanh nhẹn, năng động, thái độ ứng xử văn hóa. Các em ngày càng tự tin trong giao tiếp, kỹ năng ứng xử theo chuẩn mực đạo đức ngày càng trở thành thói quen tốt.

Cùng với đó, việc giáo dục đạo đức học sinh THCS và THPT đã được thực hiện đúng nội dung, chương trình giáo dục đạo đức theo hướng dẫn của Sở GD&ĐT, triển khai đồng bộ, cụ thể, phù hợp với từng khối lớp. Các nhà trường phối hợp với tổ chức, Đoàn Thanh niên, các tổ chức đoàn thể khác trong trường học và các tổ chức xã hội để tổ chức các hoạt động tuyên truyền phòng chống các tệ nạn, chấp hành luật giao thơng, phịng chống bạo lực học đường, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh... trong các buổi ngoại khóa, hoạt động ngồi giờ lên lớp, tích hợp trong các giờ học. Có một thực tế là càng lớn, ý thức đạo đức của các em càng khó kiểm sốt, sự gia tăng đột biến của tệ nạn, bạo lực học đường ở nữ sinh THPT ngày càng trở thành mối quan tâm của toàn xã hội.

Đặc biệt, những năm gần đây hiện tượng nữ sinh THPT vi phạm luật giao thông, đánh nhau, quan hệ tình dục, nạo phá thai là điều nhức nhối của ngành giáo dục và xã hội. Tình trạng vi phạm luật giao thơng của học sinh với các lỗi như: đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm, ngồi vắt chân tạo dáng,lạng lách... thường xuyên xảy ra.

Số lượng trẻ vị thành niên nói chung và học sinh nói riêng phạm pháp

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho nữ sinh trung học phổ thông thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)