Khảo sát các bà mẹ nữ sinh

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho nữ sinh trung học phổ thông thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình (Trang 59 - 88)

1 Thường xuyên kiểm tra phòng riêng của con gái 19,5%

2 Thỉnh thoảng mới kiểm tra 70,5%

3 Không bao giờ kiểm tra 10%

4 Các bà mẹ để ý biết chính xác kì kinh nguyệt của con hằng tháng 15,8%

Việc cha, mẹ thờ ơ với con cái đã dẫn đến điều khơng mong muốn, khi được thơng báo về tình hình của con mới giật mình bởi mọi chuyện đã đi quá tầm kiểm sốt của mình. Trên thực tế, lâu nay, sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường trong việc giáo dục đạo đức cho nữ sinh khơng cịn chặt chẽ như trước kia. Sự lỏng lẻo của mối quan hệ này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, song do cả hai phía giáo viên và cha mẹ học sinh. Chuyện cha mẹ học sinh chỉ gặp gỡ trong 3 buổi họp phụ huynh trong một năm học, liên lạc với giáo viên qua điện thoại, thậm chí khơng liên lạc với cô giáo của con cũng không phải là hiếm. Giáo viên chủ nhiệm đến thăm nhà học sinh lại càng hiếm hơn. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới việc giáo dục đạo đức cho nữ sinh trong các nhà trường.

Trước thực tế đó chúng ta phải đẩy mạnh phối hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội và các tổ chức đoàn thể trong việc giáo dục đạo đức, pháp luật, kỹ năng sống cho nữ sinh. Sự phối hợp này phải thể hiện bằng những việc làm cụ thể và thiết thực. Nhà trường - Gia đình - Xã hội cần thấy rõ trách nhiệm xây dựng môi trường giáo dục tốt để học sinh được học tập và rèn luyện trở thành những cơng dân có đức, có tài.

Với các trường THPT ở thành phố Thái Bình nhìn chung, cơng tác quản lý giáo dục đạo đức cho nữ sinh của các trường còn những tồn tại như: Việc xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức chưa cụ thể đến đối tượng là nữ sinh, chưa phù hợp với đặc điểm tình hình của trường nằm trên địa bàn thành phố, nội dung các hoạt động giáo dục đạo đức thực hiện ở mức độ trung bình; các phương pháp giáo dục đạo đức chưa được tốt, các em chưa thấy được tác dụng hiệu quả của các phương pháp trong việc rèn luyện bản thân; các lực lượng giáo dục chưa có sự phối hợp nhịp nhàng, thống nhất và đồng bộ; việc kiểm tra đánh giá nhiều lúc còn chiếu lệ, qua loa, chưa mang tính động viên, khuyến khích, răn đe kịp thời; GVCN chưa xây dựng được kế hoạch cụ thể hằng tuần phù hợp với đặc thù riêng của lớp, ít quan tâm và đầu tư công sức vào công tác chủ nhiệm; ý thức thực hiện nội quy của học sinh chưa cao, nhiều em thường xuyên vi phạm.

2.4. Nguyên nhân thực trạng

Đạo đức là gốc, là nền tảng của sự phát triển nhân cách con người. Công tác quản lý, giáo dục đạo đức học sinh nói chung và nữ sinh nói riêng là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong nhà trường.

Xác định điều đó, ngành giáo dục Thái Bình đã quan tâm, chú trọng chỉ đạo việc giáo dục đạo đức cho học sinh, trang bị kiến thức về sức khoẻ sinh sản vị thành niên. Tuy nhiên, thực tế hiện nay hiệu quả của cơng tác này cịn chưa cao. Cùng với đó, mặt trái của cuộc sống và mơi trường xã hội với những tác động tiêu cực, sự thiếu quan tâm của gia đình đang khiến cho vấn đề vi phạm đạo đức trong lứa tuổi nữ sinh THPT ngày càng trở nên nhức nhối.

Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở Thái Bình trong những năm gần đây đã được các cấp, các ngành và toàn xã hội quan tâm, đặc biệt là ngành giáo dục. Nhờ đó, kết quả cơng tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các cấp học, ngành học đã có những chuyển biến tích cực.

Đã xây dựng, hình thành những hành vi, thói quen ban đầu theo những chuẩn mực đạo đức, tác phong phù hợp với điều kiện phát triển và hội nhập. Đó là tác phong sống nhanh nhẹn, năng động, thái độ ứng xử văn hóa. Các em ngày càng tự tin trong giao tiếp, kỹ năng ứng xử theo chuẩn mực đạo đức ngày càng trở thành thói quen tốt.

Cùng với đó, việc giáo dục đạo đức học sinh THCS và THPT đã được thực hiện đúng nội dung, chương trình giáo dục đạo đức theo hướng dẫn của Sở GD&ĐT, triển khai đồng bộ, cụ thể, phù hợp với từng khối lớp. Các nhà trường phối hợp với tổ chức, Đoàn Thanh niên, các tổ chức đoàn thể khác trong trường học và các tổ chức xã hội để tổ chức các hoạt động tuyên truyền phòng chống các tệ nạn, chấp hành luật giao thơng, phịng chống bạo lực học đường, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh... trong các buổi ngoại khóa, hoạt động ngồi giờ lên lớp, tích hợp trong các giờ học. Có một thực tế là càng lớn, ý thức đạo đức của các em càng khó kiểm sốt, sự gia tăng đột biến của tệ nạn, bạo lực học đường ở nữ sinh THPT ngày càng trở thành mối quan tâm của toàn xã hội.

Đặc biệt, những năm gần đây hiện tượng nữ sinh THPT vi phạm luật giao thông, đánh nhau, quan hệ tình dục, nạo phá thai là điều nhức nhối của ngành giáo dục và xã hội. Tình trạng vi phạm luật giao thơng của học sinh với các lỗi như: đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm, ngồi vắt chân tạo dáng,lạng lách... thường xuyên xảy ra.

Số lượng trẻ vị thành niên nói chung và học sinh nói riêng phạm pháp đang gia tăng theo xu hướng trẻ hóa và mức độ vi phạm ngày càng nghiêm trọng. Sự xuống cấp về mặt đạo đức, vi phạm về pháp luật không chỉ giới hạn ở một vài trường đặc biệt, giới hạn ở những học sinh cá biệt mà có những em học sinh giỏi, học sinh ngoan cũng có biểu hiện vi phạm.

Nguyên nhân của thực trạng này có từ rất nhiều phía, cả từ gia đình, nhà trường và xã hội. Thực tế cho thấy, tình trạng cách ni dạy con phản khoa học và thiếu gương mẫu của các bậc cha mẹ chính là ngun nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng thanh thiếu niên phạm tội. Mặt khác, môi trường sống với những cám dỗ, những cạm bẫy của các tệ nạn xã hội, của Internet đen, tác động tiêu cực của văn hóa ngoại lai... cũng tác động xấu đến các em học sinh. Cả gia đình, nhà trường và xã hội phải chung tay giáo dục, chỉ bảo các em. Rất đáng tiếc khi có những em học sinh nữ ngoan, học giỏi nhưng vì hồn cảnh gia đình mà hư hỏng, bng xi cả tương lai dù thầy cơ đã tận tình động viên, giúp đỡ. Giáo dục đạo đức, giáo dục nhân cách cho nữ sinh thì nhà trường chỉ là một phần, ngồi ra cịn trách nhiệm của gia đình và xã hội. Hơn bao giờ hết, nhà trường, gia đình và xã hội cần phải phối hợp chặt chẽ trong giáo dục đạo đức cho nữ sinh.

Do các cấp lãnh đạo và xã hội coi việc đánh giá chất lượng giáo dục ở các trường là kết quả học tập văn hoá (xếp loại học lực) nhiều hơn là chất lượng về đạo đức ( xếp loại hạnh kiểm); do ảnh hưởng của gia đình và mơi trường xã hội; do phần lớn GVCN thiếu kinh nghiệm trong thực hiện biện pháp giáo dục; do giáo viên phải làm thêm nghề phụ hoặc đi dạy thêm, ít quan tâm và đầu tư công sức vào công tác giáo dục đạo đức học sinh.

Cán bộ quản lý còn xem nhẹ việc xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho nữ sinh; công tác giáo dục đạo đức cho nữ sinh chưa được tuyên truyền rộng rãi trong tập thể giáo viên; sự phối hợp của GVCN với cha, mẹ học sinh và các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường chưa tốt. Hoạt động của Đoàn thanh niên trong việc giáo dục đạo đức cho nữ sinh chưa thật sự toàn diện và hiệu quả. Việc thực hiện xã hội hoá giáo dục đạo đức nhà trường làm chưa tốt; việc đánh giá, khen thưởng còn nhiều hạn chế…

Kết luận chƣơng 2

Từ kết quả nghiên cứu của chương 2, chúng tôi rút ra những kết luận sau đây: 1. Hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh nói chung và cho nữ sinh nói riêng ở các trường THPT thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình trong những năm qua đã đạt được những kết quả bước đầu. Các nội dung giáo dục đạo đức đã được chủ động tích hợp vào các mơn học, tiết học. Các chương trình và tài liệu về giáo dục đạo đức đã đến được với giáo viên, học sinh. Phần lớn giáo viên, học sinh trong các trường THPT của Thành phố đã được tuyên truyền, giáo dục về giáo dục đạo đức, pháp luật. Tuy nhiên, việc triển khai giáo dục đạo đức cho nữ sinh ở 5 trường THPT thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình trên địa bàn vẫn cịn bất cập so với yêu cầu.

2. Các trường THPT ở thành phố Thái Bình đã quan tâm đến công tác tổ chức, quản lý hoạt động giáo dục đạo đức, pháp luật cho nữ sinh trong nhà trường nhưng mục đích, nội dung, hình thức và phương pháp quản lý cịn chưa được xác định rõ ràng, đầy đủ.

3. Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục dục đạo đức, pháp luật cho nữ sinh trong nhà trường ở các trường THPT thành phố Thái Bình. Trong đó, ngun nhân chủ yếu nhất vẫn là cán bộ, giáo viên nhà trường chưa được bồi dưỡng đầy đủ về nghiệp vụ quản lý hoạt động giáo dục này.

Chƣơng 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO NỮ SINH TRUNG HỌC PHỔ THƠNG

THÀNH PHỐ THÁI BÌNH, TỈNH THÁI BÌNH

3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc mục tiêu

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp đề xuất phải hướng vào việc nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho nữ sinh THPT thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.

3.1.2. Nguyên tắc thực tiễn

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp đề xuất phải phù hợp với thực tiễn quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho nữ sinh THPT thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.

3.1.3. Nguyên tắc khả thi

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp đề xuất phải có khả năng áp dụng một cách thuận lợi, nhanh chóng vào cơng tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho nữ sinh THPT thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho nữ sinh THPT thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình

Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn của quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho nữ sinh THPT thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình cũng như những nguyên tắc đề xuất biện pháp nói trên, chúng tơi đưa ra 5 biện pháp quản lý hoạt động

giáo dục đạo đức cho nữ sinh THPT thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình:

* Một là: Xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho nữ sinh THPT thành

phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình một cách khoa học.

* Hai là: Tổ chức tốt hoạt động giáo dục đạo đức cho nữ sinh THPT thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.

* Ba là: Tổ chức việc phối hợp các lực lượng giáo dục trong nhà trường,

ngoài xã hội đối với hoạt động giáo dục đạo đức cho nữ sinh THPT thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.

* Bốn là: Thường xuyên kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức

cho nữ sinh THPT thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.

* Năm là: Đảm bảo các điều kiện để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt

động giáo dục đạo đức cho nữ sinh THPT thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình. Các biện pháp này được xây dựng dựa trên những chức năng của công tác quản lý. Trong từng biện pháp, chúng tơi đều trình bày mục tiêu, nội dung và cách thức thực hiện.

3.2.1. Xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho nữ sinh THPT thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình Thái Bình, tỉnh Thái Bình

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Giúp cho cán bộ quản lý các trường THPT nắm vững yêu cầu, nội dung và cách thức xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức cho nữ sinh THPT thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp

Xây dựng kế hoạch là chức năng đầu tiên của công tác quản lý nói chung, quản lý giáo dục nói riêng. Chức năng này bao gồm xác định mục tiêu, xây dựng chương trình hành động và thiết lập các bước đi cụ thể nhằm đạt được mục tiêu trong một thời gian nhất định.

Xác định mục tiêu là khâu đầu tiên của xây dựng kế hoạch. Mục tiêu là cái đích mà mọi hoạt động của hệ thống cần hướng tới. Các mục tiêu tạo thành một hệ thống phân cấp từ mục tiêu chung của hệ thống đến mục tiêu của bộ phận, mục tiêu của cá nhân và tạo thành hệ thống mạng lưới khi các mục tiêu được phản ánh trong các chương trình phối hợp chặt chẽ với nhau. Các nhà quản lý có thể xác định một cách tốt nhất số lượng mục tiêu xuất phát từ bản chất cơng việc của hệ thống. Như vậy, mục đích của việc xây dựng kế hoạch là hướng mọi hoạt động của hệ thống vào các mục tiêu để tạo khả năng đạt mục tiêu một cách hiệu quả và cho phép người quản lý có thể kiểm sốt được q trình thực hiện nhiệm vụ.

Xây dựng chương trình hành động và bước đi cụ thể nhằm đạt được mục tiêu, thực chất là lập kế hoạch trong quá trình thực hiện chức năng kế hoạch hóa. Lập kế hoạch là quá trình lựa chọn cơ hội, phân tích thực trạng của hệ thống, xây dựng phương án hành động và tổ chức các phương tiện để đạt mục tiêu đã xác định.

Để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục địi hỏi mọi hoạt động của nó cũng phải được kế hoạch hóa.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện

* Xác định rõ nhận thức, thái độ, hành vi của học sinh THPT đối với môi trường giáo dục.

Giáo dục đạo đức cho nữ sinh các trường THPT, đây là bộ phận dân số không nhỏ mà tác động của giáo dục đạo đức cho nữ sinh THPT không chỉ đem lại những kết quả trước mắt mà cịn đạt được những lợi ích lâu dài. Để hoạt động giáo dục đạo đức nói chung, việc xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức cho nữ sinh THPT nói riêng, mang lại hiệu quả mong muốn, cần phải xác định rõ nhận thức, thái độ, hành vi của các em đối với môi trường giáo dục.

- Về mặt nhận thức: Có thể sử dụng các loại phiếu điều tra viết hoặc phỏng vấn trực tiếp nữ sinh về những vấn đề liên quan đến giáo dục đạo đức.

- Về mặt thái độ: Đưa ra các tình huống địi hỏi nữ sinh phải thể hiện thái độ của mình trước những hành vi đạo đức hoặc vi phạm đạo đức.

- Về hành vi: Đòi hỏi nữ sinh phải có những ứng xử phù hợp với các chuẩn mực đạo đức.

* Tổ chức xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức cho nữ sinh THPT theo một quy trình nhất định.

Quy trình xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức cho nữ sinh THPT gồm các bước sau đây:

Ở bước này, cần thu thập các thông tin:

+ Đặc điểm về nhận thức, tình cảm, tâm sinh ly, ý chí của nữ sinh. + Mức độ được giáo dục về đạo đức của nữ sinh.

+ Môi trường sống của các em.

+ Điều kiện học tập, sinh hoạt của các em...

- Bước 2: Phân tích, xác định các vấn đề và nhu cầu giáo dục đạo đức của nữ sinh

Ở bước này, cần đưa các thông tin đã thu thập được ra trao đổi và sắp xếp chúng theo những vấn đề nhất định:

+ Khái niệm đạo đức, giáo dục đạo đức.

+ Mối quan hệ qua lại giữa con người và con người.

- Bước 3: Xác định những vấn đề nhu cầu về giáo dục đạo đức của nữ sinh Ở bước này, việc xác định những vấn đề nhu cầu về giáo dục đạo đức của nữ sinh cần dựa trên các tiêu chí:

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho nữ sinh trung học phổ thông thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình (Trang 59 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)