2.2 .Phân tích cơng tác lập dự án tại Tổng cơng ty Hạ tầng mạng
2.3. Đánh giá công tác lập dự án đầu tư tại Tổng công ty Hạ tầng mạng
2.3.1. Các k t quả đ t được
- Công tác thẩm định dự án có sự tham gia đóng góp của các Phịng chức năng
trong Tổng công ty; của các cơ quan quản lý nhà nước theo chức năng, các chuyên gia, các nhà khoa học...vì thế mà những nhận xét, đánh giá về dự án có tính thực tiễn, sát với u cầu thị trường.
- Công tác lựa chọn nhà thầu được triển khai thực hiện chặt chẽ đúng quy định
của Nhà nước và có những chuyển biến tích cực.
- Cơng tác giám sát và kiểm sốt dự án đã đạt được những thành cơng nhất định.
Trong q trình thực hiện dự án , trưởng ban dự án đã liên tục rà soát, kiểm tra tiến độ, chất lượng công tác lập dự án của các thành viên nhằm kịp thời sửa chữa những lỗi sai phát sinh. Nhờ thế mà giảm thiểu được sai sót trong q trình thực thi dự án, sản phẩm được nâng cao chất lượng.
- Mơ hình tổ chức QLDAĐT ở Tổng công ty, được tổ chức theo quan hệ ngang,
các phòng nghiệp vụ cùng tham gia QLDA theo chức năng đã phân cơng và có thể giám sát lẫn nhau, nhất là chuẩn bị đầu tư và kết thúc DA.
Có thể thấy, Tổng cơng ty đặc biệt quan tâm tới cơng tác lập dự án đầu tư vì đây là tiền đề để có thể đầu tư hiệu quả. Các công tác nghiên cứu môi trường, kinh tế - xã hội cũng như tìm hiểu về các cơng nghệ mới trên thế giới, vì vậy các dự án luôn hướng tới sự phát triển của Tổng cơng ty nói riêng cũng như ngành viễn thơng của nước nhà nói chung. Sau vài năm hoạt động dưới hình thức là một Tổng cơng ty lớn mạnh, công ty vẫn ln nhận được sự tin tưởng và tín nhiệm của Nhà nước đối với các dự án được lập ra. Các dự án của công ty luôn đề cao đến sự phát triển của lĩnh vực viễn thông của Việt Nam, ln mang lại những trải nghiệm mới và tích cực cho nhân dân dưới sự chỉ đạo của Tập đồn cũng như của Bộ Thơng tin & Truyền thông.
67
Bảng 2.5: Số lượng dự án do Tổng công ty Hạ tầng mạng lập giai đoạn 2017-2021
Năm 2017 2018 2019 2020 2021
Tổng số dự án được lập 62 65 78 86 87
Số dự án được lập với nội dung sơ sài 6 6 5 3 2
Số dự án được lập với nội dung đầy đủ 56 59 73 84 85
Số lượng dự án thành công 53 55 70 81 81
(Nguồn: Ban Kế hoạch và Đầu tư VNPT-Net) 2.3.1.1. Số dự án được lập tăng
Có thể nhận thấy số dự án được Tổng công ty lập ngày càng tăng qua các năm. Năm 2017 với số lượng dự án được lập là 62 dự án tuy nhiên đến năm 2021, tức là chỉ sau 5 năm, số lượng dự án được lập đã lên đến 87 dự án, tăng 25 dự án. Đây là một kết quả đáng mừng cho đội ngũ lập dự án cũng như cho tồn bộ Tổng cơng ty.
2.3.1.2. Số dự án được lập với nội dung đầy đủ tăng
Số lượng dự án được lập của Tổng cơng ty tăng đi kèm theo đó là chất lượng của mỗi dự án được lập cũng tăng theo. Từ năm 2017 với số lượng dự án được lập với nội
dung đầy đủ chỉ có 56 dự án (chiếm 90.3% số lượng dự án được lập) thì đến năm 2021 con số đó đã tăng lên 85 dự án (tương đương chiếm 97.7% số lượng dự án được lập). Có thể thấy đây là một kết quả rất đáng mừng của công ty, công ty rất nên phát huy kết quả tốt đẹp này.
2.3.1.3. Số lượng dự án thành công
Bên cạnh việc chất lượng của các dự án được lập có tốt, có đầy đủ khơng cịn cần phải xét đến việc liệu rằng những dự án đó khi thực hiện có thành cơng hay khơng. Về chỉ tiêu này, tổng công ty lại một lần nữa đang làm rất tốt. Tại thời điểm năm 2017 chỉ có 53 dự án thành cơng trên tổng số 62 dự án được lập tương đương tỉ lệ 85,48% nhưng cho đến năm 2021 con số đó đã tăng mạnh lên 81 dự án thành công trên tổng số 87 dự án được lập tương ứng tỉ lệ 93,1%. Đây là một kết quả đáng mừng mà công ty cần phát huy.
68
2.3.1.4.Mức độ đầy đủ, tồn diện và chính xác của các nội dung phân tích trong q trình lập dự án
Có thể thấy vào năm 2017, số lượng dự án với nội dung được lập sơ sài là khá nhiều cũng như số lượng dự án được lập với nội dung được lập đầy đủ còn chiếm tỉ lệ thấp so với tổng số dự án được lập. Tuy nhiên con số này đã được cải thiện dần qua từng năm cả về số lượng lẫn chất lượng, cùng với đó là số lượng dự án được lập thành công cũng đã tăng một cách đáng kể chứng tỏ sự phát triển của đội ngũ cán bộ lập dự án của công ty.
2.3.2. Lý d c n t đ t được các k t quả t ên
1. Về phương pháp lập dự án
Đến thời điểm hiện công ty đã áp dụng nhiều phương pháp một cách linh hoạt phục vụ công tác lập dự án như phương pháp dự báo, phương pháp so sánh đối chiều hay phương pháp chuyên gia... giúp nâng cao chất lượng của vệc soạn thảo dự án, từ đó ban giám sát, nhà đầu tư và các bên liên quan có các dự liệu cho dự án đặc biệt là quá trình đi vào hoạt động có thể phát huy được hiệu qua tốt nhất. Ngồi ra có thể lường trước được các rủi ro liên quan đến việc hoàn vốn và khả năng trả nợ của mỗi dự án đầu tư. Mỗi dự án đầu tư có thể phát huy được hết các tiềm lực của mình hay khơng cần phải dựa vào các phương pháp để số liệu hố, từ đó có thể đưa ra quyết định có nên đầu tư vào dự án hay khơng.
2. Về nội dung lập dự án
Nội dung lập dự án tại Tổng công ty tương đối rõ ràng và theo khuôn mẫu, thường bao gồm: sự cần thiết phải đầu tư dự án và căn cứ pháp lý, nội dung nghiên cứu thị trường, nghiên cứu kỹ thuật, nghiên cứu khía cạnh tài chính và các tác động đến kinh tế xã hội. Các nội dung đầy đủ theo quy định của Nhà nước, tuy nhiên vẫn có sự linh hoạt đối với từng dự án. Nhờ có đội ngũ cán bộ công nhân viên dày dặn kinh nghiệm nên việc hoàn thiện nội dung của dự án khơng gây nhiều khó khăn, đây là ưu điểm mà các nhà đầu tư muốn tin tưởng và lựa chọn cũng như công ty được Nhà nước và Bộ Thông tin & Truyền thông giao cho các dự án đặc thù, các dự án trọng điểm quốc gia. Ngồi ra việc tiến hành cơng tác lập dự án, thu thập và xử lý thơng tin, có các
69
dự báo và kế hoạch cụ thể đang được Tổng công ty ngày càng cố gắng hoàn thiện nâng cao chất lượng.
3. Về công tác tổ chức lập dự án
Trong Tổng công ty mọi công việc liên quan đến lập dự án đầu tư đều do Ban Kế hoạch và Đầu tư trực tiếp thực hiện. Ban Kế hoạch và Đầu tư được thành lập trên cơ sở chun mơn hố cao, mỗi thành viên có chun mơn khác nhau sẽ được giao những nhiệm vụ khác nhau, do đó tránh được việc chồng chéo các công việc, nâng cao chất lượng trong mỗi nội dung của dự án, đảm bảo về tiến độ công việc, các cơng việc sẽ được hồn thành một cách logic, mỗi thành viên biết họ sẽ phải làm gì và chịu trách nhiệm về phần mình đảm nhiệm, do vậy khi kiểm tra công tác lập dự án, có thể dễ dàng tìm ra những sai sót và truy cứu trách nhiệm của người phụ trách, từ đó kịp thời sửa chữa khắc phục nhằm soạn thảo ra một dự án đạt yêu cầu về chất lượng. Không chỉ dừng lại ở việc lập dự án, các hồ sơ này cịn phải được kiểm tra và thơng qua công tác thẩm định phê duyệt từ những cấp cao hơn như trưởng Ban, Tổng giám đốc công ty, Giám đốc Tập đồn thậm chí lên cả Hội đồng quản trị của Tập đồn, qua đó phục vụ cho việc thu hút kêu gọi vốn, cấp phép đầu tư... vậy nên công ty rất chú trọng việc tổ chức lập dự án.
2.3.3. Các tồn t i t n c n tác ậ dự án t i n c n t H tần m n
Công tác lập dự án còn một số hạn chế như sau:
a. Quy trình và cơng tác tổ chức lập dự án
- Quy trình lập dự án cịn tồn tại nhiều hạn chế như cứng nhắc, dài dòng, cồng kềnh nhiều giai đoạn. Các cán bộ lập dự án cần gửi dự án cho các thành viên cấp cao hơn của công ty như trưởng ban, giám đốc, tổng giám đốc phê duyệt theo các cấp, nếu dự án bị vướng mắc tại bất kỳ cấp nào đều sẽ được chuyển về cho cán bộ làm lại và sẽ lặp lại quy trình như trên. Đối với những dự án quy mơ lớn, các dự án cịn cần phải trình lên các cán bộ thuộc Tập đoàn VNPT hay Hội đồng Quản trị của Tập đoàn. Điều này gây ra mất nhiều thời gian cũng như dễ tạo sự chán nản mệt mỏi cho các cán bộ lập dự án.
70
- Việc thực hiện theo một quy trình dự án vẫn cịn thiếu tính linh hoạt và sáng tạo, đối với mỗi loại dự án sẽ đòi hỏi các yêu cầu khác nhau trong quá trình nghiên cứu và soạn thảo, cơng ty đã có nhiều năm kinh nghiệm trong cơng việc này tuy nhiên chưa thật sự có những bước đột phá nhằm tăng chất lượng của công tác lập dự án kết hợp với tiết kiệm thời gian và nhân lực cho các cơng tác này, các bước lập dự án cịn khá cứng nhắc và phải qua quá nhiều khâu kiểm duyệt chất lượng dẫn đến trì hỗn tiến độ của dự án cũng như làm giảm tinh thần làm việc của các cán bộ lập dự án.
- Công tác tổ chức lập dự án của cơng ty vẫn cịn nhiều lỗ hổng, điển hình trong đó là việc rời rạc trong việc phối hợp, kết hợp giữa các thành viên trong đội ngũ lập dự án. Các thành viên khơng có sự gắn kết trong cơng tác tổ chức lập dự án, mỗi thành viên đều có một thế mạnh riêng tuy nhiên nhiều khi xảy ra việc mỗi người lập một dự án riêng và chịu trách nhiệm riêng cho dự án đó. Điều này khiến cho thế mạnh của từng thành viên không được kết hợp cùng nhau và phát huy tối đa, cũng như khơng có sự rà sốt trước của các thành viên cùng cấp gây ra sự mất thời gian khi rà soát dự án ở các cấp cao hơn.
- Công ty chưa đưa ra các chỉ số NPV, IRR để các nhà đầu tư dễ dàng đánh giá có nên đầu tư dự án hay khơng. NPV hay cịn gọi là phương pháp Giá trị hiện tại rịng,
tính tốn giá trị hiện tại của dòng tiền, của một dự án đầu tư, sử dụng chi phí vốn làm tỷ lệ chiết khấu. Mặt khác, IRR, tức là tỷ suất hoàn vốn nội bộ là tỷ lệ lãi phù hợp với
giá trị hiện tại của dòng tiền trong tương lai với dòng vốn ban đầu. Trong vòng đời của
mỗi cơng ty, có một tình huống khó xử, nơi nó phải đưa ra lựa chọn giữa các dự án khác nhau. NPV và IRR là hai thông số phổ biến nhất được các công ty sử dụng để quyết định, đề xuất đầu tư nào là tốt nhất. Tuy nhiên, trong một dự án nhất định, cả hai tiêu chí đều cho kết quả trái ngược nhau, tức là một dự án có thể chấp nhận được nếu chúng ta xem xét phương pháp NPV, nhưng đồng thời, phương pháp IRR ủng hộ dự án khác. Chính vì vậy các chỉ số NPV và IRR rất quan trọng trong việc đánh giá dự án đầu tư.
b. Nội dung lập dự án
Chất lượng của mỗi dự án được lập chưa thật sự được đảm bảo, số lượng dự án khơng đạt u cầu vẫn cịn tồn tại gây nhiều tổn thất về cả thời gian và tiền bạc cho cơng ty.
71
- Phân tích thị trường
Công ty chưa tập trung nhiều vào công tác phân tích thị trường mà vẫn thường chỉ sử dụng những thơng tin vĩ mơ để phân tích mà khơng có những bước thu thập số liệu sâu từ thị trường. Điều này giúp giảm chi phí lập dự án tuy nhiên sẽ mang lại nhiều rủi ro trong việc dự án được lập không phục vụ được đúng thị trường gây ra thua lỗ.
- Phân tích kỹ thuật
Công ty mặc dù đã có những bước phân tích kỹ thuật kĩ càng và đầy đủ, tuy nhiên chưa có những dự trù về rủi ro trong tương lai khi dự án bước vào vận hành liệu cơng nghệ đã có bị cũ hay khơng. Cùng với đó là việc đầu tư xây dựng dự án tốn nhiều thời gian nên đây là một rủi ro về kĩ thuật khá lớn mà công ty cần phải cân nhắc thêm. Bên cạnh việc cơng nghệ có thể bị lỗi thời trong tương lai gần, việc thay máu nhân sự trẻ tuổi năng động vào công ty để sử dụng được những công nghệ mới nhất vẫn là hạn chế của Tổng công ty.
- Phân tích tài chính
Cơng tác phân tích tài chính của cơng ty cần được cải thiện hơn về chất lượng, các bản báo cáo về hiệu quả tài chính của cơng ty cịn sơ sài cũng như các con số mang tính chủ quan cao, khơng phù hợp với môi trường kinh tế đầy biến động như hiện nay.
- Phân tích lợi ích kinh tế - xã hội
Công ty chưa thực sự chú trọng vào việc phân tích khía cạnh này trong cơng tác lập dự án, phần vì các dự án đã được Nhà nước “phân tích hộ” nên khơng cần thiết, phần vì nhu cầu xã hội đã có sẵn nhiều chỉ cần thực hiện là tạo nên lợi ích kinh tế - xã hội nên công ty thường không coi trọng vấn đề này trong công tác lập dự án.
c. Phương pháp lập dự án
Công tác lập dự án của cơng ty cịn nhiều khiếm khuyết trong đó nổi bật là việc không chú trọng đến vấn đề dự trù các rủi ro phát sinh, một phần vì cơng ty hoạt động trong thị trường ít đối thủ cạnh tranh và nhu cầu còn nhiều nên việc dự trù các rủi ro trong thời điểm hiện tại vẫn chưa được chú trọng.
Công ty áp dụng các phương pháp trong quá trình lập dự án, tuy nhiên các phương pháp này đã được sử dụng qua nhiều năm và nhiều dự án nhưng lại chưa cập nhật thêm các phương pháp khác, trong một dự án cịn sử dụng ít phương pháp cho nội
72
dung nghiên cứu kỹ thuật và nội dung phân tích tài chính tác động trực tiếp tới chất lượng dự án cũng như hiệu quả khi tiến hành đầu tư và đi vào hoạt động.
Trong thực tế, một số phương pháp đơn giản thường được sử dụng là: phương pháp thu thập thơng tin, phương pháp cộng chi phí, phương pháp so sánh đối chiếu. Tuy nhiên, việc vận dụng các phương pháp này cịn nhiều hạn chế. Trong khi đó, một số phương pháp quan trọng, rất phù hợp trong nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay như: phương pháp phân tích độ nhạy, phương pháp dự báo, phương pháp triệt tiêu rủi ro lại chưa được sử dụng nhiều
d. Hiệu quả sử dụng các phương pháp còn yếu
Với mỗi cơng đoạn của q trình lập dự án việc sử dụng các phương pháp vẫn chưa đánh giá đầy đủ một số nội dung:
Chưa đánh giá đầy đủ khả năng gia nhập thị trường của sản phẩm (thiếu hụt
nguồn cung sản phẩm có ưu thế so với sản phẩm hiện có mạng lưới phân phối sẵn có). Tính thực tế để tìm hiểu giá cả, tình hình cung - cầu chung của thị trường đối với sản phẩm của dự án, khả năng cung cấp vật tư, nguyên liệu đầu vào cùng với đặc tính của dây chuyền công nghệ để xác định giá thành đơn vị sản phẩm.
Nghiên cứu về mặt kỹ thuật của dự án chưa được đầy đủ, chi tiết. - Mới chỉ