5. Kết cấu của đề tài khóa luận
1.4. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay Khách hàng cá nhân của Ngân hàng
hàng thƣơng mại
1.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá về quy mô cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng thương mại về mặt lượng
a. Số lượng khách hàng cá nhân
Đây là chỉ tiêu phản ánh số lượng khách hàng cá nhân có quan hệ vay mượn với ngân hàng thương mại trong một khoảng thời gian xác định. Số lượng KHCN
20
năm sau cao hơn năm trước cho thấy sự phát triển hoạt động cho vay KHCN và ngược lại.
Số lượng khách hàng vay càng lớn và mức tăng số lượng khách hàng cá nhân dương, điều đó có nghĩa là lượng khách hàng trong cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng năm sau lớn hơn năm trước, phản ánh sự phát triển của cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng đó.
b. Dư nợ cho vay
Dư nợ cho vay phản ánh số tiền mà khách hàng đang nợ các TCTD tại một thời điểm, nên chỉ tiêu này là một con số thời điểm. Căn cứ vào lượng tăng giảm dư nợ và tỉ lệ tăng trưởng dư nợ có thể cho ta biết tình hình phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân.
- Lượng tăng giảm dư nợ cho vay khách hàng cá nhân
Chỉ tiêu này có giá trị âm có nghĩa tổng dư nợ cho vay KHCN năm (t) nhỏ hơn tổng dư nợ cho vay KHCN năm (t-1), điều này chứng tỏ hoạt động cho vay KHCN của ngân đang không phát triển tốt. Ngược lại, nếu con số này dương, con số này càng lớn, càng cho thấy cho vay KHCN tại ngân hàng thương mại đó phát triển và mở rộng.
- Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân
Đây là một chỉ tiêu tương đối, được tính bằng phần trăm theo cơng thức:
Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân qua các năm để đánh giá khả năng cho vay và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đặt ra của ngân hàng. Nếu tỷ lệ tăng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân năm (t) càng lớn càng phản ánh được sự phát triển của cho vay khách hàng các nhân. Một ngân hàng thương mại được đánh giá có hoạt động cho vay khách hàng cá nhân phát triển nếu NHTM đó có tỷ lệ tăng trưởng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân lớn
21
hơn tỷ lệ tăng trưởng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân bình quân ngành, và ngược lại.
c. Doanh số cho vay
Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản cho vay mà ngân hàng đã phát ra trong một khoảng thời gian, khơng kể món vay đó thu hồi về hay chưa. Doanh số cho vay thường được xác định theo tháng, quý, năm. Căn cứ vào tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay khách hàng cá nhân để đánh giá khả năng cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại.
- Tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay khách hàng cá nhân
Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng cho vay KHCN qua các năm để đánh giá khả năng cho vay. Chỉ tiêu này càng cao thì mức độ hoạt động cho vay KHCN của ngân hàng càng ổn định và có hiệu quả. Ngược lại tức là ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng cho vay và việc thực hiện kế hoạch tín dụng chưa hiệu quả.
d. Sự đa dạng hóa các sản phẩm
Ngân hàng càng cung cấp các sản phẩm cho vay đa dạng, càng tăng thêm cơ hội lựa chọn cho KHCN, giúp khách hàng có thể thỏa mãn được tốt nhất nhu cầu của họ. Các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng ngày càng phong phú và da dạng. Để nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như thu hút thêm nhiều tập khách hàng, ngân hàng cần tạo ra những sản phẩm mới phù hợp với từng phân đoạn khách hàng, nhu cầu khách hàng, phù hợp với địa bàn hoạt động. Đa dạng hóa các sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân là xu hướng phát triển chung của ngân hàng thương mại trong thời đại hiện nay.
1.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay khách hàng cá nhân của NHTM về mặt chất
- Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay KHCN
Chỉ tiêu này nói lên chất lượng tín dụng của một ngân hàng. Thơng thường chỉ số này dưới mức 5% thì hoạt động cho vay của ngân hàng bình thường. Nếu tại một thời điểm nhất định nào đó tỷ lệ nợ quá hạn chiếm tỷ trọng trên tổng dư nợ lướn thì
22
nó phản ánh chất lượng nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng kém, rủi ro tín dụng cao và ngược lại.
- Tỷ lệ nợ xấu cho vay KHCN
Bên cạnh chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn cho vay KHCN, ta còn dùng chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu cho vay KHCN để phân tích thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng. Tổng nợ xấu của ngân hàng bao gồm các khoản nợ thuộc nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ mất vốn) và nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn). Chính vì vậy chỉ tiêu này cho thấy thực chất tình ình chất lượng tín dụng tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng tại ngân hàng trong cho vay.
Tỷ lệ nợ xấu càng cao thể hiện chất lượng Cho vay KHCN của ngân hàng càng kém và ngược lại.
23
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU- CHI
NHÁNH THĂNG LONG HÀ NỘI
2.1 Giới thiệu khái quát về Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Á Châu – Chi nhánh Thăng Long Hà Nội
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu – Chi nhánh Thăng Long Hà Nội
- Tên doanh nghiệp: Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Á Châu - Chi Nhánh Thăng Long Hà Nội
- Mã số thuế:0301452948-030
- Tình trạng hoạt động: Đang hoạt động (đã được cấp GCN ĐKT)
- Nơi đăng ký quản lý: Cục Thuế Thành phố Hà Nội
- Địa chỉ: Số 10 phố Phan Chu Trinh, Phường Phan Chu Trinh, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Đại diện pháp luật: Trần Anh Tuấn
- Giám đốc: Lê Huy Dũng
- Ngày cấp giấy phép: 22/05/2007
- Ngày bắt đầu hoạt động: 12/04/2007
ACB – Chi nhánh Thăng Long được kết nối trực tuyến với Hội sở và tất cả các chi nhánh, phòng giao dịch (PGD) trong hệ thống. Khách hàng có thể gửi tiền tại CN Thăng Long và rút tiền tại bất kỳ CN/PGD trong hệ thống ACB, được cung cấp các dịch vụ qua ngân hàng điện tử. Cho đến nay, với tốc độ phát triển mạnh mẽ, bền vững và tạo được niềm tin đối với khách hàng, CN ngày càng khẳng định vị thế trong hệ thống CN và nâng cao vị thế uy tín của ngân hàng.
24
2.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức
a. Mơ hình tổ chức Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Thăng Long
Hà Nội
Sơ đồ 2.1: Mơ hình tổ chức Ngân hàng Á Châu – CN Thăng Long Hà Nội
(Nguồn: Phịng hành chính Ngân hàng Á Châu – CN Thăng Long Hà Nội)
b. Chức năng và nhiệm vụ
- Giám đốc chi nhánh: Giữ chức năng quản lý, điều hành hoạt động của CN và
hướng dẫn triển khai các kế hoạch, chỉ tiêu xuống cho từng phòng ban trong CN. Là người quyết định thông qua các hoạt động diễn ra tại CN và các PGD, có trách nhiệm kiểm tra kiểm sốt từ các bộ phận trình lên.
- Phịng hành chính: Đảm nhiệm các cơng việc có liên quan đến thủ tục hành
chính và lễ tân đón khách hàng, tổ chức cơng tác văn thư, hỗ trợ các nhân viên trong ngân hàng. Tiếp nhận và lưu trữ các công văn, giấy tờ chuyển đến, giải quyết các công việc trong thẩm quyền; Lập bảng chấm cơng, tính lương thưởng trình lên lãnh đạo duyệt;
- Phịng Khách hàng doanh nghiệp: Trực tiếp giao dịch với những khách hàng
là doanh nghiệp hoặc các tổ chức. Tìm kiếm, duy trì và phát triển quan hệ khách hàng lâu dài. Tiếp thị, giới thiệu các sản phẩm của ACB đến khách hàng như: Huy
25
động vốn bằng VNĐ & ngoại tệ; Xử lý các nghiệp vụ liên quan đến cho vay; quản lý hoạt động của các Quỹ tiết kiệm; mở thẻ tín dụng, tài khoản Thương gia; ...
- Phòng Khách hàng cá nhân: Trực tiếp giao dịch với những khách hàng là cá
nhân. Tìm kiếm, duy trì và phát triển quan hệ khách hàng lâu dài. Tiếp thị, giới thiệu các sản phẩm của ACB đến khách hàng như: Huy động vốn bằng VNĐ & ngoại tệ; Xử lý các nghiệp vụ liên quan đến cho vay; quản lý hoạt động của các Quỹ tiết kiệm; mở thẻ tín dụng, tài khoản Thương gia; ...
- Bộ phận hỗ trợ nghiệp vụ: Là người hỗ trợ cho phòng kinh doanh trong việc
xử lý hồ sơ khách hàng sau khi khoản vay đã được phê duyệt; Kiểm tra, kiểm sốt lại các hồ sơ sau đó thực hiện các thủ tục cho khách hàng vay vón; Quản lý hồ sơ khách hàng trong thời gian vay.
- Bộ phận giao dịch ngân quỹ: các nghiệp vụ thu, chi và điều chuyển tiền mặt.
Mức tồn quỹ tiền mặt ở mỗi ngân hàng phụ thuộc vào quy mơ hoạt động; tính chất thường xuyên hay thời vụ của các khoản thu, chi tiền mặt qua quỹ nghiệp vụ của tổ chức tín dụng đó. Một mặt đảm bảo thực hiện nhu cầu thu, chi tiền mặt bất cứ lúc nào; mặt khác không để tồn quỹ tiền mặt quá cao làm ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của Ngân hàng. Quỹ tiền mặt do bộ phận ngân quỹ (hay phòng ngân quỹ) thực hiện và bảo quản trong kho, két tuyệt đối an toàn. Tại bộ phận ngân quỹ bố trí thủ quỹ và các nhân viên kiểm ngân. Thủ quỹ chịu trách nhiệm về số tài sản trong kho, két. Việc tổ chức công tác quỹ phụ thuộc vào mơ hình giao dịch Ngân hàng lựa chọn: mơ hình giao dịch nhiều cửa hay mơ hình giao dịch một cửa.
Trong mơ hình giao dịch nhiều cửa: quỹ là một bộ phận trực tiếp giao dịch
với khách hàng trong các nghiệp vụ liên quan đến việc thu (chi) tiền mặt từ (cho) khách hàng.
Với mơ hình giao dịch một cửa: mỗi đầu ngày, cuối ngày, quỹ chính thực
hiện việc giao (nhận) tiền mặt cho các giao dịch viên (Teller) phù hợp với hạn mức quỹ mà các giao dịch viên được nắm giữ.
Như vậy, khi có nghiệp vụ tiền mặt phát sinh; quỹ không phải trực tiếp thu – chi tiền mặt cho khách hàng (trừ các giao dịch vượt hạn mức giao dịch của các giao dịch viên).
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh tại ACB Thăng Long giai đoạn 2019- 2021
26
Bảng 2.1: Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Á Châu- CN Thăng Long Hà Nội
(Đơn vị : Triệu đồng ) Chỉ tiêu 2019 2020 2021 Chênh lệch 2020/2019 Chênhlệch 2021/2020 Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Tổng vốn huyđộng 2.071.007 100 2.318.440 100 2.644.233 100 247.333 11,94 325.893 14,06 Theo loại tiền
Nội tệ 1.982.269 95,72 2.232.441 96,30 2.562.102 96,89 250.172 12,62 329.661 14,77 Ngoại tệ 88.738 4,28 85.899 3,70 82.131 3,11 (2.839) (3,20) (3.768) (4,39)
Theo đối tượng huy động
Dân cư 1.691.092 81,66 1.848.970 79,76 2.117.950 2,62 157.878 9,34 268.980 14,55 Tổ chức kinh tế 351.778 16,98 437.798 18,88 505.590 19,12 86.020 24,45 67.792 15,48 Các đối tượng khác 28.137 1,36 31.572 1,36 20.693 78,26 3.435 12,21 (10.879) (34,46)
3.Theo thời hạn huy động
Ngắn hạn 489.731 23,65 631.877 27,26 794.923 30,06 142.146 29,03 163.046 25,80 Trung và dài hạn 1.581.276 76,35 1.686.463 72,74 1.849.310 69,94 105.187 6,65 162.847 9,66
27
Qua bảng số liệu 2.1 ta thấy nguồn vốn huy động của ACB – CN Thăng Long Hà Nội có sự tăng trưởng đều qua các năm. Năm 2019 là 2.071.007 triệu đồng, năm 2020 tăng lên so với năm 2019 là 247.333 triệu đồng. Năm 2021 đạt mức 2.644.233 triệu đồng, tăng 14,06% so với năm 2020. Điều này chứng tỏ việc quảng cáo, tiếp thị về các sản phẩm, dịch vụ tiền gửi tại ACB – CN Thăng Long Hà Nội luôn được nâng cao và đạt kết quả tốt. Lượng vốn huy động tăng qua các năm cho thấy vị thế của ngân hàng đối với khách hàng là rất cao.
Phân theo loại tiền: Nhìn vào bảng trên có thể thấy được kết cấu vốn huy động theo loại tiền có sự biến động lớn qua các năm: Tiền gửi nội tệ chiếm tỷ trọng lớn và tăng qua các năm, đặc biệt tăng mạnh ở giai đoạn 2020-2021, năm 2020 đạt mức 2.232.441 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 96,30% trong tổng nguồn vốn, tăng 12,62% so với năm 2019. Sang năm 2021 mức tiền gửi nổi tệ tăng mạnh hơn đạt 2.562.102 triệu đồng, tăng 14,77% so với năm 2020. Tiền gửi ngoại tệ trong thời gian nay có sự giảm sút, không ổn định và chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong giai đoạn 2019-2021, năm 2019 đạt mức 88.738 triệu đồng thì năm 2020 lại giảm xuống cịn 85.899 triệu đồng, giảm 2.839 triệu đồng so với năm 2019. Năm 2021 giảm 3.768 triệu đồng so với năm 2020 chỉ còn 82.131 triệu đồng.
Phân theo đối tượng: Có thể thấy rằng vốn huy động từ khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn huy động. Cụ thể, năm 2019 đạt 1.691.092 triệu đồng chiếm 81,66% trong tổng vốn huy động, năm 2020 đạt 1.848.970 triệu đồng tăng 9,34% so với năm 2019, năm 2021 tăng 268.980 triệu đồng, tăng tới 14,55% so với năm 2020. Nguồn vốn huy động tiền gửi các tổ chức kinh tế có xu hướng tăng về quy mơ và tỷ trong qua các năm. Năm 2020 đạt 437.798 triệu đồng, tăng 24,45% so với năm 2019. Năm 2021 tăng lên đến 505.590 triệu đồng và chiếm tỷ trọng 19,12% trong tổng vốn huy động. So với năm 2020 thì năm 2021 tăng 15,48%.
Phân theo thời hạn: Nhìn chung tiền gửi ngắn hạn, trung và dài hạn đều có sự
tăng trưởng rõ rệt qua các năm. Cụ thể: Năm 2019 đạt 1.581.276 triệu đồng chiếm 76,35% trong trong tổng nguồn vốn, năm 2020 tăng lên 105.187 triệu đồng so với năm 2019 đạt 1.686.463 triệu đồng. Năm 2021 chỉ tiêu nay đã vượt lên đến 1.849.310 triệu đồng, tăng 9,66% so với năm 2020. Với sự thay đổi này có thể thấy rằng lãi suất huy động vốn trung và dài hạn đã được ACB – CN Thăng Long Hà Nội điều chỉnh hợp lí, kéo theo sự hấp dẫn cho KH. Mặt khác, tiền gửi ngắn hạn
28
cũng có sự tăng trưởng nhưng chỉ chiếm phần nhỏ trong giai đoạn 2019-2021. Năm 2020 đạt 631.877 triệu đồng tăng 142.146 triệu đồng so với năm 2019, năm 2020 tăng 163.046 triệu đồng so với năm 2020 đạt mức 794.923 triệu đồng.
29
Bảng 2.2: Tình hình hoạt động cho vay của ACB – CN Thăng Long Hà Nội giai đoạn 2019-2021
(Đơn vị: Triệu đồng) Chỉ tiêu 2019 2020 2021 Chênh lệch 2020/2019 Chênh lệch 2021/2020 Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Tổng dư nợ 2.239.172 100 2.595.658 100 3.015.940 100 356.486 15,92 420.282 16,19
Theo loại tiền
Nội tệ 2.178.372 97,28 2.530.092 97,47 2.949.574 97,80 351.720 16,15 419.482 16,58
Ngoại tệ 60.800 2,72 65.566 2,53 66.366 2,20 4.766 7,84 800 1,22
Theo đối tượng cho vay
Dân cư 1.351.336 60,35 1.610.978 62,07 1.921.656 63,72 259.642 19,21 310.678 19,29 Tổ chức
kinh tế 887.836
39,65
984.680 37,93 1.094.284 36,28 96.844 10,91 109.604 11,13 Theo thời hạn huy động
Ngắn hạn 1.206.623 53,89 1.504.201 57,95 1.872.442 62,09 297.578 24,66 368.241 24,48 Trung
hạn 153.813 6,87 132.082 5,089 114.975 3,81 (21.731) 14,13 (17.107) 12,95 Dài hạn 878.736 39,24 959.375 36,96 1.028.523 34,10 80.639 9,18 69.148 7,21
30
Qua bảng số liệu 2.2 ta thấy hoạt động cho vay của ACB – CN Thăng Long Hà Nội có sự tăng trưởng đều qua các năm. Năm 2019 là 2.239.172 triệu đồng, năm 2020 tăng lên so với năm 2019 là 356.486 triệu đồng. Năm 2021 đạt mức 3.015.940 triệu đồng, tăng 16,19 % so với năm 2020. Điều này chứng tỏ việc quảng cáo, tiếp thị về các sản phẩm, dịch vụ tiền gửi tại ACB – CN Thăng Long Hà Nội luôn được nâng cao và đạt kết quả tốt. Quy mô hoạt động cho vay tăng qua các năm cho thấy vị thế của ngân hàng đối với khách hàng là rất cao, sẽ tạo nguồn cho giải ngân cho vay khách hàng nói chung là KHCN nói riêng.
Phân theo loại tiền: Nhìn vào bảng trên có thể thấy được hoạt động cho vay