Sự thay đổi kiến thức và thực hành tự chăm sĩc của người bệnh Lao

Một phần của tài liệu Tạp chí khoa học điều dưỡng tập 5 số 3 năm 2022 (Trang 29 - 32)

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 1 Đối tượng nghiên cứu

4.2. Sự thay đổi kiến thức và thực hành tự chăm sĩc của người bệnh Lao

hành tự chăm sĩc của người bệnh Lao điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Thái Bình sau giáo dục sức khỏe

Theo kết quả bảng 2 chỉ ra rằng trước can thiệp giáo dục sức khoẻ người bệnh cĩ điểm trung bình về kiến thức bệnh khá thấp chỉ đạt 8,8 ± 1,7 và điểm thấp nhất là 5, cao nhất là 13 điểm trên tổng số điểm là 16 điểm. Tuy nhiên, sau can thiệp giáo dục sức khoẻ 1 tháng kiến thức về bệnh đã thay đổi đáng kể với điểm trung bình kiến thức về bệnh là 12,5 ± 1,2, điểm cao nhất là 14 điểm, thấp nhất là 9 điểm. Sự khác biệt trước và sau can thiệp 1 tháng cĩ ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Trong bảng này kết

quả cũng chỉ ra rằng sau 2 tháng can thiệp thì kiến thức về bệnh của người bệnh lao giảm đáng kể gần như bằng với thực trạng trước can thiệp 2 tháng với điểm trung bình về kiến thức là 8,8 ± 1,7; điểm cao nhất là 13 điểm, thấp nhất là 5 điểm. Sự khác biệt về kiến thức giữa trước can thiệp và sau 2 tháng can thiệp cĩ ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Kết quả này cũng tương tự với kết quả của các nghiên cứu khác như nghiên cứu của tác giả Thân Thị Bình năm 2019 [12] cũng đã chỉ ra rằng tỷ lệ người bệnh biết về các nguyên tắc điều trị trước can thiệp khá thấp nhưng sau can thiệp giáo dục sức khoẻ thì tỷ lệ người bệnh biết về 3 và 4 nguyên tắc điều trị tăng lên rõ rệt với p < 0,05. Vì vậy, cĩ thể kết luận rằng can thiệp giáo dục sức khoẻ đã nâng cao được kiến thức của người bệnh. Điều này là rất quan trọng trong việc ảnh hưởng đến sự tuân thủ các nguyên tắc điều trị của người bệnh lao, một trong các yếu tố quan trọng trong phịng tránh lao kháng thuốc dẫn đến giảm chi phí điều trị cũng như gánh nặng về kinh tế cho người bệnh, gia đình và xã hội [11]. Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hồng Dương đã chỉ ra rằng bệnh nhân điều trị lao đa kháng, với thời gian cĩ thể lên đến 24 tháng, sử dụng nhiều thuốc dùng đồng thời làm ảnh hưởng đến kinh tế và khả năng cơng tác của người bệnh. Nếu người bệnh tuân thủ điều trị một cách nghiêm túc, việc sử dụng thuốc đúng đắn và cĩ sự theo dõi giám sát phù hợp từ cán bộ y tế, bệnh lao đa kháng cĩ thể được kiểm sốt. Ngược lại, sử dụng thuốc khơng phù hợp, khơng chính xác, hoặc bỏ điều trị cĩ thể dẫn đến việc kháng thuốc tăng lên, đặc biệt là lao siêu kháng. Điều này là một thách thức lớn đối với nhiều quốc gia, trong đĩ cĩ Việt Nam khi cơng tác quản lý bệnh cịn khĩ khăn, hệ thống y tế chưa phát triển ở một vùng, tình hình dịch tễ cịn phức tạp [1].

Bảng 3 trong nghiên cứu này cũng đã chỉ ra rằng cĩ sự thay đổi rõ rệt kiến thức về

thuốc của người bệnh với điểm trung bình trước can thiệp là 5,4 ± 1,6, điểm thấp nhất là 3, cao nhất là 10. Sau 1 tháng can thiệp điểm trung bình là 10,9 ± 1,08 điểm thấp nhất là 9, cao nhất là 13. Sau 2 tháng can thiệp điểm trung bình 10,9 ± 1,6; điểm cao nhất là 14, thấp nhất là 7; sự khác biệt cĩ ý nghĩa thống kê trước giáo dục sức khỏe và sau giáo dục sức khoẻ 1 tháng, trước giáo dục sức khoẻ và sau giáo dục sức khoẻ 2 tháng, sự khác biệt này cĩ ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Kết quả này cũng tương tự kết quả nghiên cứu của tác giả Thân Thị Bình cho thấy sau 1 tháng can thiệp, nguyên tắc uống thuốc đầy đủ tăng 23,3%, nguyên tắc dùng thuốc đúng liều tăng 11,7%, nguyên tắc uống thuốc đều đặn tăng 30%, nguyên tắc uống thuốc đủ thời gian tăng 18,3% so với trước can thiệp sự khác biệt này cĩ ý nghĩa thống kê với p < 0,05 [12]. Kết quả trong nghiên cứu này cao hơn kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Khánh cho thấy tỷ lệ người bệnh sau can thiệp giáo dục sức khoẻ biết uống thuốc đúng liều tăng 18,2%, nguyên tắc uống thuốc đều đặn tăng 16,4%, uống đủ thời gian tăng 25,4% [8]. Sự khác biệt này cĩ thể do mỗi nghiên cứu cĩ những tiêu chí đánh giá khác nhau, được tiến hành vào thời gian, địa điểm và cỡ mẫu khác nhau.

Thay đổi kiến thức về điều trị của người bệnh trước và sau can thiệp cũng thay đổi rất rõ rệt từ bảng 4. cho thấy rằng kiến thức về điều trị của người bệnh trước can thiệp cĩ điểm trung bình là 5,4 ± 1,6, điểm thấp nhất là 3 điểm, cao nhất là 10 điểm. Một tháng sau can thiệp cĩ điểm kiến thức về điều trị trung bình là 10,1 ± 0,8, điểm thấp nhất 8 điểm, cao nhất là 11 điểm. Sau 2 tháng can thiệp điểm trung bình kiến thức về điều trị là 7,1 ± 1,62, điểm thấp nhất là 5 điểm, cao nhất là 9 điểm. Kiến thức về điều trị trước can thiệp và sau can thiệp 1 tháng và kiến

thức điều trị trước can thiệp và sau can thiệp 2 tháng cĩ liên quan ý nghĩa với nhau với p < 0,01. Kết quả này hồn tồn phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Khánh cho thấy cĩ sự thay đổi rõ rệt về kiên thức điều trị lao sau can thiệp với điểm trung bình trước can thiệp là 9,1 ± 2,9, sau một tháng can thiệp điểm số này tăng lên là 12,7 ± 1,7 [8]. Xu hướng giảm điểm sau 2 tháng can thiệp cũng tương tự kết quả nghiên cứu của tác giả Thân Thị Bình sau can thiệp một tuần và một tháng cĩ thể do người bệnh quên tự nhiên hoặc yếu tố thời gian làm giảm khả năng nhớ của người bệnh [12].

Bảng 5 trong nghiên cứu này đã chỉ rõ những thay đổi trong thực hành tự chăm sĩc của người bệnh trước giáo dục sức khoẻ cĩ điểm trung bình là 14,1 ± 1,3, điểm thấp nhất là 11 điểm, cao nhất là 16 điểm. Sau 1 tháng can thiệp điểm trung bình thực hành tự chăm sĩc là 22,1 ± 1,3, điểm thấp nhất là 19 điểm, cao nhất là 24 điểm, sau 2 tháng giáo dục sức khoẻ điểm trung bình thực hành tự chăm sĩc là 19,4 ± 1,7, điểm thấp nhất là 15 điểm, cao nhất là 23 điểm trên thơng số điểm là 18 điểm. Thực hành tự chăm sĩc trước và sau can thiệp liên quan cĩ ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Điều này cho thấy rằng kiến thức về bệnh về điều trị cĩ thay đổi rõ rệt cũng tác động rất quan trọng vào quá trình duy trì thực hành tự chăm sĩc của người bệnh. Kết quả này cũng tương tự với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thu Hường [9] khi chỉ ra mối liên quan giữa số lần bị bệnh lao và thời gian mắc bệnh và tỷ lệ người bệnh tiếp nhận thơng tin hướng dẫn từ các kênh truyền thơng cĩ ảnh hưởng tích cực tới duy trì tự chăm sĩc của họ . Cụ thể như trong bảng 5 đã chỉ ra cĩ sự thay đổi rất rõ ràng trong duy trì thực hành chăm sĩc về chế độ ăn uống của người bệnh. Trước khi can thiệp 100% người bệnh khơng uống đủ

lượng nước uống hằng ngày. Nhưng tỷ lệ này đã thay đổi rõ sau 1 tháng can thiệp đã cĩ 62,6% uống đủ lượng nước. Tuy nhiên, một tỷ lệ đáng buồn là chỉ sau 2 tháng can thiệp tỷ lệ này đã giảm xuống chỉ cịn 23.5%. Về vấn đề ăn đa dạng các loại thực phẩm trước can thiệp hầu hết là người bệnh cĩ thĩi quen ăn kiêng chưa hợp lý chỉ cĩ 20,9% người bệnh thỉnh thoảng ăn đa dạng các loại thực phẩm và sau 1 tháng 100% người bệnh đã duy trì được thĩi quen này. Một điều rất đáng mừng là sau 2 tháng thì tỷ lệ này vẫn duy trì và theo chiều hướng tốt lên khi cĩ đến 43,5% người bệnh duy trì được thĩi quen ăn đa dạng các loại thực phẩm này hằng ngày. Kết quả nghiên cứu này cũng đã chỉ ra thay đổi về duy trì thực hành chăm sĩc về phịng lây nhiễm như thĩi quen mang khẩu trang khi tiếp xúc với người khác sau một tháng đã cĩ 100% người bệnh thực hiện và tỷ lệ người bệnh phơi nắng đồ dùng cá nhân tăng 72,2%. Tuy nhiên, về sử dụng các biện pháp nhắc dùng thuốc thay đổi khơng đáng kể. Kết quả này cũng tương đương với kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả khi chỉ ra vai trị của truyền thơng giáo dục sức khoẻ dẫn đến thực hành tự chăm sĩc của người bệnh tăng lên rõ rệt. Như nghiên cứu của tác giả Bisallah và cộng sự khi tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của chương trình truyền thơng giáo dục sức khoẻ trên người bệnh lao cĩ nhiễm HIV tại một bệnh viện ở Nigeria cho thấy hiệu quả của chương trình can thiệp cĩ ảnh hưởng tích cực tới nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành của người bệnh giữa nhĩm can thiệp và nhĩm chứng [5].

5. KẾT LUẬN

* Thực trạng kiến thức và thực hành tự chăm sĩc của người bệnh Lao điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Thái Bình năm 2021 cịn hạn chế:

+ Tỷ lệ người bệnh cĩ kiến thức hạn chế về bệnh chiếm 5,2%, mức tốt chiếm 2,6%,

mức trung bình chiếm 92,2%; với điểm trung bình là 8,8 ± 1,7 trên tổng 16 điểm. Tỷ lệ người bệnh cĩ kiến thức hạn chế về điều trị chiếm 16,5%, mức tốt chiếm 3,5%, mức trung bình chiếm 80%; với điểm trung bình là 5,4 ± 1,6 trên tổng số 12 điểm. Tỷ lệ người bệnh cĩ kiến thức về sử dụng thuốc ở mức hạn chế chiếm 6,1%, mức tốt chiếm 2,6 %, mức trung bình chiếm 91,3%; với điểm trung bình là 9,6 ± 2,1 trên tổng số 16 điểm.

+ Thực hành duy trì tự chăm sĩc: 100% người bệnh ở mức hạn chế; với điểm trung bình là 14,1 ±1,3 trên tổng số 36 điểm. Thực hành trong quản lý chăm sĩc: Mức hạn chế chiếm 45,2%, mức trung bình chiếm 54,8%; với điểm trung bình là 9,4 ± 0,9 trên tổng số 20 điểm.Thực hành tự tin chăm sĩc:100% người bệnh khơng đủ tự tin khi chăm sĩc bệnh của mình; với điểm trung bình là 6,02 ± 0,66 trên tổng số 18 điểm.

* Kiến thức và thực hành tự chăm sĩc của người bệnh Lao điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Thái Bình được cải thiện đáng kể sau giáo dục sức khỏe:

+ Điểm trung bình kiến thức về bệnh của người bệnh tăng từ 8,8 ± 1,7 lên 12,5 ± 1,2 sau 1 tháng can thiệp và 12,1 ± 1,6 sau 2 tháng can thiệp trên tổng điểm là 18; sự khác biệt cĩ ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Điểm trung bình kiến thức về thuốc của người bệnh tăng từ 5,4 ± 1,6 lên 10,9 ± 1,08 sau 1 tháng can thiệp và tăng lên 10,9 ± 1,6 sau 2 tháng can thiệp, trên tổng điểm là 16; sự khác biệt cĩ ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Điểm trung bình kiến thức về điều trị của người bệnh tăng từ 5,4 ± 1,6 lên 10,1 ± 0,8 sau 1 tháng can thiệp và 7,1 ± 1,62 sau 2 tháng can thiệp trên tổng điểm là 12; sự khác biệt cĩ ý nghĩa thống kê với p < 0,01.

+ Điểm trung bình về thực hành tự chăm sĩc của người bệnh tăng từ 14,1 ± 1,3 lên

22,1 ± 1,3 sau 1 tháng và 19,4 ± 1,7 sau 2 tháng can thiệp trên tổng số điểm là 36; sự khác biệt cĩ ý nghĩa thống kê với p < 0,01.

Một phần của tài liệu Tạp chí khoa học điều dưỡng tập 5 số 3 năm 2022 (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)