2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1 Tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ và một số đặc điểm của người dân tại địa bàn
số đặc điểm của người dân tại địa bàn nghiên cứu.
Bằng hai kỹ thuật xét nghiệm trực tiếp và formol ether trên 200 mẫu bệnh phẩm phân của người dân tại xã Nghĩa Hồng, Nghĩa Hưng, Nam Định đã xác định được tỷ lệ nhiễm SLGN là 1,5%. Đây là một điều rất cĩ ý nghĩa về mặt dịch tễ học và bệnh học, gĩp phần làm giảm sự đào thải mầm bệnh trong cộng đồng và làm giảm tác hại của bệnh. So sánh với những nghiên cứu cùng địa bàn thì kết quả của chúng tơi thấp hơn rất nhiều: so với kết quả của Nguyễn Văn Đề và cs năm 1996 tỷ lệ nhiễm là 33,4%, của Trương Tiến Lập và cs năm 2008 là 43,2%[6] [7]. Lý giải điều này cĩ thể do khác nhau về thời điểm nghiên cứu, nghiên
cứu của chúng tơi tiến hành sau 15-25 năm nên tỷ lệ giảm rõ rệt, kết quả nghiên cứu phù hợp với tình hình kinh tế điều kiện vệ sinh xã hội hiện nay, cũng như trong những năm qua cơng tác phịng chống giun sán ở nước ta đã được triển khai rộng rãi.
Bên cạnh đĩ kết quả nghiên cứu này cũng thấp hơn rất nhiều so với nghiên cứu của Phạm Văn Thoại và cs năm 2020 cùng thời điểm nghiên cứu và cùng cỡ mẫu như tại Kim Tân, Kim Sơn, Ninh Bình là 39%, Thanh Thủy, Thanh Liêm, Hà Nam là 4% [8] . Sự khác biệt này cĩ thể do địa điểm nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu.
Trong nghiên cứu của chúng tơi tuy tỷ lệ nhiễm thấp nhưng những yếu tố liên quan nhiễm SLGN như thuộc nhĩm tuổi trên 30, cĩ nghề nghiệp là nơng dân và đều cĩ trình độ học vấn dưới THPT đều cĩ sự tương đồng với nghiên cứu khác. Như nghiên
cứu của Đỗ Mạnh Cường tại Dương Kinh, Hải Phịng (2013) thì tỷ lệ nhiễm theo nghề nghiệp: nơng dân 18,37%, cơng nhân và cán bộ viên chức 10,81%; Trương Tiến Lập tại Nam Định tỷ lệ nhiễm ở nhĩm trình độ dưới THPT (30,5%), đại học, cao đẳng (2,5%), nghề làm ruộng cĩ số người bị nhiễm cao nhất chiếm 82,6% [5] .