Tình hình nghiên cứu ứng dụng các thực vật Dillenia

Một phần của tài liệu nghiên cứu thành phần hóa học lá cây sổ (dillenia indica) ở tuyên quang (Trang 28 - 29)

Ở mục 1.2, chúng tôi đã đề cập đến những nghiên cứu hoá thực vật của chi Dillenia và chỉ ra tính đa dạng về thành phần hoá học, bao gồm các flavonoit, tritecpenoit, hợp chất phenolic với cấu trúc rất phong phú và đa dạng.

Một số tritecpenoit khung lupan có hoạt tính anti-HIV, tán sỏi thận, chữa phù thũng như axit betulinic [13]. Lupeol cũng được phát hiện có tác dụng với một số dòng tế bào ung thư gan (Hep-G2). Ngoài ra, lupeol còn là chất chống oxi hoá và kháng viêm [14].

Trong những nghiên cứu hiện nay về quả và lá của Dillenia indica

Linn, người ta đã xác định được chất diphenyl-picrylhidrazyl có tác dụng tương đương axit ascorbic. Kết quả đó đã chỉ ra rằng, các chất được chiết xuất từ quả của Dillenia có hàm lượng lớn chất chống oxi hóa. Đó là nguồn nguyên liệu rất tốt để sản xuất vitamin cung cấp cho người mắc bệnh scobut

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

(chảy máu lợi, dưới da, nội tạng...), tăng khả năng đề kháng đối với sự thay đổi môi trường và các bệnh nhiễm trùng [33], [40].

Ở Ấn Độ, người ta sử dụng các chất mucoadhesive có chứa Timolol maleat từ cây Dillenia indica Linn tác dụng đến các vi khuẩn mucoadhesive microbeads. Kết quả cho thấy, hợp chất này có tác dụng kìm hãm sự phát triển của khuẩn mucoadhesive microbeads. Như vậy, nó cũng là nguồn nguyên liệu quý để sản xuất thuốc mucoadhesive polymer. Thuốc này có tác dụng kháng khuẩn, gây độc tế bào, chống các khối u [19].

Trong một vài công trình nghiên cứu ở Ấn Độ, Malaixia, người ta đã chứng minh được những chất được tách ra từ lá và vỏ cây Dillenia indica

Linn có khả năng kìm hãm sự phát triển của tế bào gây nhiễm, có hoạt tính kháng HIV, các tế bào gây ung thư. Đó là những tritecpen như axit betulinic, 1,3-Dihydroxy-12-oleanen-30-oic acid. Ngoài ra, còn có hợp chất phenolic diphenyl-picrylhidrazyl [33].

Một nghiên cứu ở Srilanka của Bhattacharjee và Chatterjee cho thấy, axit betulinic chiếm từ 0-25% ở trong gỗ, vỏ và quả của loài Dillenia indica

Linn. Người ta cho rằng đây là nguồn nguyên liệu quý cung cấp axit betulinic làm nguyên liệu để sản xuất các steroit có hoạt tính sinh học cao hơn [19].

Loài Dilenia pentagyna ở Trung Quốc, Malaixia được nhân dân sử dụng chồi hoa và trái cây để ăn, có thể ăn sống hoặc nấu chín. Trong y học, theo Ayurveda, nó được sản xuất thuốc chữa bệnh lỵ, vết thương, bệnh tiểu đường, viêm dây thần kinh, viêm phổi và nóng trong [42].

Một phần của tài liệu nghiên cứu thành phần hóa học lá cây sổ (dillenia indica) ở tuyên quang (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)