Tuổi/ Chỉ tiêu Phẩm chất cây (%)
Cây tốt (A) Cây TB (B) Cây xấu (C)
Keo lai nuôi cấy
mô 3 năm tuổi 47.11 34.62 18.27
Keo lai giâm
hom 4 năm tuổi 40.82 43.88 15.31
Keo lai giâm
hom 5 năm tuổi 43.1 42.24 14.66
Qua bảng 4.5 chúng tôi nhận thấy phẩm chất của Keo lai ở 3 độ tuổi là khá tốt. Tỷ lệ phẩm chất cây tốt và trung bình chiếm chủ yếu, biến động từ 81.73 % ở tuổi 1 đến 85.34 % ở Keo lai 5 năm tuổi. Điều đó đồng nghĩa với việc ở tuổi lớn hơn thì tỷ lệ cây tốt có xu hướng tăng lên, cịn cây xấu và cây trung bình có xu hướng giảm dần.
47.110% 34.620%
18.270%
Keo lai ni cấy mơ 3 năm tuổi
Cây tốt(A) Cây trung bình (B) Cây xấu(C)
Hình 4.5. Biểu đồ tỷ lệ phẩm chất của Keo lai nuôi cấy mô 3 năm tuổi
Qua biểu đồ này nhận thấy Keo lai nuôi cấy mô trồng được 3 năm tuổi nên tỷ lệ cây tốt chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 47,11 %, tiếp theo cây trung bình chiếm 34,62 % và cịn lại là cây xấu chiếm 18,27 %.
40.82%
43.88% 15.31%
Keo lai giâm hom 4 năm truổi
Cây tốt(A) Cây trung bình (B) Cây xấu(C)
Hình 4.6. Biểu đồ tỷ lệ phẩm chất của Keo lai giâm hom 4 năm tuổi
Qua hình 4.6 nhận thấy Keo lai ở độ tuổi này sinh trưởng tương đối tốt, tỷ lệ cây trung bình và cây tốt chiếm đa số với cây trung bình chiếm 43,88 % cao nhất và cây tốt chiếm 40,82 %. Cây xấu chỉ chiếm 15.31 %.
43.100%
42.240% 14.660%
Keo lai giâm hom 5 năm tuổi
Cây tốt (A) Cây trung bình (B) Cây xấu (C)
Hình 4.7. Biểu đồ tỷ lệ phẩm chất của Keo lai giâm hom 5 năm tuổi
Qua hình 4.7 nhận thấy ở độ tuổi này tỷ lệ cấy tốt và trung bình tương đương nhau.Tỷ lệ cây xấu chiếm tỉ lệ ít chỉ 14.66 %. Cây tốt và trung bình vẫn chiếm đa số 85.24 %
Tuổi 1 Tuổi 2 Tuổi 3 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 47.11 40.82 43.1 34.62 43.88 42.24 18.27 15.31 14.66 Cây tốt(A) Cây trung bình (B) Cây xấu(C)
Hình 4.8. Biểu đồ tỷ lệ phẩm chất cây của 3 độ tuổi
Qua biểu đồ ta nhận thấy rõ tỷ lệ cây tốt, xấu, trung bình ở 3 độ tuổi khác nhau có sự chênh lệch rõ ràng. Cây tốt chiếm tỷ lệ cao nhất ở tuổi 3 và 5 chiếm 47.11 % ở tuổi 3 và 43.1 % ở tuổi 5. Ở tuổi 4 lại có sự khác biệt, cây
trung bình chiếm tỉ lệ cao nhất 43.88 % . Tỷ lệ cây xấu ở cả 3 độ tuổi đều chiếm tỉ lệ thấp dưới 20 %. Qua đó cho ta thấy điều kiện tự nhiên ở CưDrăm thuận lợi cho phát triển và sinh trưởng của cây Keo lai.
4.3.5. Các yếu tố tác động tới rừng trồng Keo lai ở khu vực nghiên cứu4.3.5.1. Ảnh hưởng của công tác quản lý bảo vệ rừng 4.3.5.1. Ảnh hưởng của công tác quản lý bảo vệ rừng
Cơng tác QLR cịn nhiều bất cập, rừng cơng ty quản lý vẫn cịn bị xâm hại nhiều. Vấn đề tập trung chủ yếu về cơ chế, chính sách, từ đó ảnh hưởng đến thực tế điều hành quản lý tại công ty, cụ thể liên quan đến sự phối kết hợp, xử lý vi phạm,... Bên cạnh đó việc kiểm sốt tác động từ các cộng đồng dân cư, thu hút sự tham gia của người dân, giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng,...hỗ trợ trong QLR vẫn còn rất hạn chế.
Bảng 4.6. Phân tích SWOT về thực trạng cơng tác trồng và bảo vệ rừng do công ty đảm trách
Điểm mạnh (S)
- Quỹ đất của Công ty lâmnghiệp cho việc gây trồng rừng Keo lai còn khá lớn.
- Nguồn nhân lực phong phú
- Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sinh trưởng phát triển của Keo lai
- Đất rừng trồng được quản lý ổn định lâu dài, đã được nhà nước cấp quyền sử dụng.
- Có sự phối hợp, hỗ trợ tốt giữa các Phân trường và sự hỗ trợ của Phịng BVR của Cơng ty
Điểm yếu (W)
- Kỹ năng gây trồng, chăm sóc cây Keo lai đối với nhiều hộ dân còn hạn chế, chưa áp dụng nhiều biện pháp khoa học kỹ thuật
- Do điều kiện kinh tế còn hạn chế nên thiếu nguồn vốn để đầu tư thâm canh
- Một số người dân chưa nhận ra được hiệu quả kinh tế sinh thái môi trường của Keo lai
- Hiện tượng người dân chặt phá cây Keo lai để chuyển đổi sang trồng cây khác vẫn đang diễn ra
- Sự phối hợp, hỗ trợ của các cơ quan chức năng cịn ít và khơng kịp thời
Cơ hội (O)
- Ổn định việc làm và thu nhập đối với công ty và lực lượng BVR của cơng ty
Thách thức (T)
- Nhiều chính sách của nhà nước cịn nhiều hạn chế, chồng chéo khơng khuyến
- Chính sách cho vay ưu đãi của ngân hàng chính sách xa hội đối với người đồng bào dân tộc thiểu số.
- Được sự hỗ trợ về chính sách của nhà nước, kỹ thuật của công ty lâm nghiệp.
- Công ty liên tục hỗ trợ cho người dân về giống, phân bón cũng như kỹ thuật chăm sóc trong thời gian đầu trồng rừng.
- Nhu cầu gỗ, nguyên liệu giấy của thị trường đối với cây Keo lai ngày càng cao.
khích người dân tham gia.
- Trồng rừng nhiều sẽ thiếu đất trồng cây nơng nghiệp khác
- Trên diện tích trồng Keo lai khó có thể trồng xen canh các lồi cây khác để tăng hiệu quả kinh tế cho người dân.
- Nhà nước chưa thực sự quan tâm thích đáng đến lực lượng BVR nhất là đối với các Công ty lâm nghiệp
- Nhu cầu lâm sản ngày càng tăng, đặc biệt là gỗ. Tăng dân số, di dân tự do chưa kiểm soát được.
Thách thức trong hoạt động trồng và bảo vệ rừng do công ty đảm trách:
Song song với yếu tố nội tại của công ty, những yếu tố khách quan cũng góp phần gây trở ngại đối với cơng tác trồng rừng của cơng ty. Nhưng trở ngại chính tập trung một số vấn đề như: Gia tăng dân số, nhu cầu về sử dụng tài nguyên của đại bộ phận người dân địa phương và bên ngoài, đã tạo áp lực lớn đến rừng trồng; tình hình kinh tế xã hội của địa phương cịn nhiều khó khăn, chưa cải thiện; tác động của sự thay đổi trong quản lý TNR ở cấp vĩ mô cũng là một trong những yếu tố thách thức đối với công tác trồng rừng tại công ty.
4.3.5.2. Ảnh hưởng của phân bón đến khả năng sinh trưởng và năng suất rừng trồng Keo lai
Bón phân là một trong những biện pháp kỹ thuật thâm canh quan trọng nhằm làm ổn định và nâng cao năng suất chất lượng rừng trồng. Trên thực tế cho thấy, bón phân cho rừng trồng đã mang lại những hiệu quả rõ rệt, đó là nâng cao tỷ lệ cây sống, tăng sức đề kháng của cây đối với các điều kiện bất lợi của môi trường khi mới trồng, tăng khả năng sinh trưởng và nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm rừng trồng.
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng của cây rừng về kỹ thuật bón phân cho trồng rừng, kinh nghiệm sản xuất và tập quán sử dụng phân bón tại các địa phương. Đã có nhiều hướng dẫn kỹ thuật liên quan tới bón phân cho rừng trồng được xây dựng đề xuất ở nhiều qui mô, phạm vi áp dụng khác nhau, bước đầu đã tạo cơ sở khoa học cho việc bón phân cho trồng rừng đó là về chủng loại, liều lượng phân bón và phương pháp bón phân.
Nhiều nghiên cứu về phân bón cho trồng rừng đã nhận định: Đối với nhiều lồi cây trồng rừng sản xuất, việc bón phân là vơ cùng quan trọng và đây cũng chính là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của rừng trồng.
Ở công ty chủ yếu bón lót phân NPK Philippin 16:16:8:13S. Liều lượng 33gr/hố. Thời gian bón từ tháng 6 – 9 (Trước khi trồng tối thiểu 5-7 ngày).
4.3.5.3. Các giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả chương trình trồng rừng Keo lai ở xã CưDrăm.
Từ các kết quả nghiên cứu phát hiện được qua các nội dung nghiên cứu, xuất phát từ những bất cập, tồn tại, khó khăn gặp phải trong q trình thực hiện chương trình trồng rừng của cơng ty TNHH MTV lâm nghiệp Krông Bông đề tài cùng với người dân, cán bộ công ty và các bên liên quan đã mạnh dạng đề xuất một số giải pháp sau:
Nhóm giải pháp về kinh tế, kỹ thuật
Công ty cần chú trọng kiểm soát chặt chẻ hơn về tiêu chuẩn cây con keo lai khi xuất vườn đưa đi trồng. Đảm bảo xuất xứ nguồn cây giống, không sử dụng nguồn vật liệu từ các vườn giống đã thối hóa để nhân giống tạo cây con. Trong q trình kinh doanh rừng trồng, cơng ty cần đầu tư nghiên cứu, tuyển chọn các cây rừng có ưu điểm vượt trội về phẩm chất di truyền để đưa về làm cây mẹ trong các vườn giống.
Quá trình điều tra thực địa, thiết kế trồng rừng, cơng ty cần chú ý đến những khác biệt về điều kiện lập địa, cụ thể là các chỉ tiêu độ dày, độ phì tầng đất, địa hình, địa thế, vị trí, tình trạng thực bì khác nhau của các lơ đất trồng rừng để có những thay đổi, điều chỉnh suất đầu tư trồng rừng, chi phí chăm
sóc, quy định sản lượng tối thiểu đạt được khác nhau phù hợp với những điều kiện nói trên. Có như vậy mới khuyến khích, động viên được nhiều đối tượng tham gia hợp đồng trồng rừng và góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả trồng rừng của công ty.
Đối với các lập địa xấu, năng suất thấp, cần tăng định suất đầu tư để tăng thêm lượng phân bón hữu cơ cho việc bón lót, phân vơ cơ bón thúc trong q trình chăm sóc ở năm thứ nhất và năm thứ hai. Việc làm này là rất cần thiết thúc đẩy sinh trưởng, phát triển của rừng, nhằm cải thiện sản lượng gỗ thu hoạch trên các đối tượng rừng trồng này.
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã chỉ ra rằng, cần thử nghiệm tỉa thưa rừng ở tuổi 4 -5 trên cấp năng suất tốt, lúc này rừng đạt lượng tăng trưởng thường xuyên là cực đại. Qua đây sẽ thu hoạch được sản phẩm trung gian, tạo nguồn thu và mở rộng không gian dinh dưỡng cho những cây rừng cịn lại để tiếp tục chăm sóc, kinh doanh rừng gỗ lớn và khai thác trắng lúc rừng đạt 12 tuổi thì sẽ thu được sản lượng gỗ tối đa, với kích thước gỗ lớn, đáp ứng được nhiều loại yêu cầu gỗ khác (không phải chỉ là nguyên liệu giấy), giá bán sẽ cao hơn rất nhiều, suất đầu tư lại ít và như vậy hiệu quả kinh tế của rừng trồng sẽ được tăng cao.
Công ty nên sử dụng biểu phân cấp năng suất, biểu sản lượng và chương trình dự báo sản lượng trên phần mềm Excel để phân loại rừng, dự báo sản lượng rừng khi thiết kế khai thác thay cho cách làm cũ sẽ đơn giản, chính xác, tiết kiệm và mang lại hiệu quả hơn.
Nhóm giải pháp về quản lý, tổ chức thực hiện
Ngoài việc mở rộng các đối tượng hợp đồng trồng rừng với công ty như các tổ chức, cá nhân, người dân địa phương, công ty cần xây dựng các mơ hình giao nhận hợp đồng trồng rừng giữa công ty và cán bộ công nhân viên, để tăng trách nhiệm, bám sát hiện trường và tạo thêm nguồn thu nhập.
Trong quá trình ký kết hợp đồng kinh tế, công ty cần xác định đơn giá hợp đồng thi cơng các cơng đoạn trồng rừng, chăm sóc khác nhau tùy theo độ tốt xấu của đất đai, mức độ thuận lợi khó khăn của lơ đất trồng rừng.
Cơng ty cần có chính sách khen thưởng bên nhận hợp đồng khi họ trồng và chăm sóc rừng tốt. Nếu vượt quá quy định về sản lượng gỗ đạt được thì phải có chính sách chia sẽ lợi ích từ sản lượng gỗ vượt trội. Điều này sẽ khuyến khích người dân tăng cường cơng tác chăm sóc, quản lý rừng trồng được tốt hơn.
Công ty cần quan tâm chuẩn bị đủ nguồn vốn để cung cấp cho người dân nhận hợp đồng đúng thời vụ, đủ số lượng để chủ động triển khai các cơng việc trong q trình trồng và chăm sóc rừng.
Để nâng cao nhận thức của người dân về hiệu quả trồng rừng, công ty cần phối hợp với địa phương thôn buôn tổ chức các đợt tập huấn kỹ thuật, tham quan thành qủa hiện trường rừng trồng.
Công ty cũng cần quan tâm tổ chức hoặc gửi cán bộ đi đào tạo để nâng cao năng lực quản lý, kỹ thuật như công nghệ tạo giống; ứng dụng công nghệ thông tin, GIS trong quản lý rừng trồng; điều tra dự báo sản lượng rừng bằng các thiết bị, công nghệ mới…
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Qua thời gian thực hiện chuyên đề chúng tôi rút ra một số kết luận như sau: - Liên quan đến công tác trồng rừng của Công ty TNHH.MTV Lâm nghiệp Krông Bông là 7 công đồng thôn buôn thuộc 4 xã của 2 huyện Krông Bông và M’Đrắk. Đây là những địa phương nghèo, với nhiều thành phần dân tộc cùng sinh sống, phân bố thành nhiều điểm dân cư, mỗi dân tộc đều có phong tục tập quán sử dụng và tác động đến rừng trồng khác nhau, nhưng đều có tính cộng đồng cao, cần cù lao động, có kinh nghiệm nhất định trong cơng tác trồng rừng và bảo vệ rừng.
- Điều kiện tự nhiên của xã Cư Drăm huyện Krông Bông đều phù hợp cho Keo lai sinh trưởng và phát triển. Keo lai giâm hom có tính thích nghi cao, sinh trưởng và phát triển tốt, ít sâu bệnh, cây ít phân cành và sinh trưởng mạnh.
- Xã Cư Drăm đã gây trồng Keo lai cũng như chăm sóc đúng theo quy định, quy trình kỹ thuật mà cơng ty lâm nghiệp huyện Krông Bông đã thiết kế.
- Qua khảo sát, đánh giá tính tốn cho thấy tỉ lệ sống của Keo lai trồng ở Cư Drăm đạt tỉ lệ sống khá cao trên 90% ở cả 3 độ tuổi và khơng có sự khác biệt rõ do đó đã đáp ứng được yêu cầu trồng rừng sản xuất.
- Về chiều cao: Keo lai trồng ở tuổi 4 và 5 có chiều cao biến động từ 9.11- 9.41 m ở tuổi 4 và 11.5- 11.8 m ở tuổi 5 cao hơn ở tuổi 3 biến động từ 4.4- 4.6 m cho thấy có sự sai khác rõ rệt.
- Về đường kính: Keo lai trồng ở tuổi 5 có sự biến động lớn từ 7.3- 7.6 cm trội hơn ở tuổi 3 và 4 từ 4.01- 4.22 cm ở tuổi 3 và 7.03- 7.33 cm ở tuổi 4 và gần tương đương nhau.
- Về phẩm chất cây Keo lai trồng ở Cư Drăm là khá tốt, tỉ lệ cây có phẩm chất tốt và trung bình chiếm chủ yếu 81.73 % ở tuổi 3, 84.69% ở tuổi 4, 85.34 % ở tuổi 5, cây có phẩm chất xấu chiếm tỷ lệ ít dưới 20 %.
- Về lượng tăng trưởng bình quân chung về chiều cao và đường kính của 3 độ tuổi đều khá cao, lượng tăng trưởng bình quân chung về chiều cao
đạt 1.50 m/năm ở tuổi 3, 2.30 m/năm ở tuổi 4 và 2.33 m/năm ở tuổi 5. Lượng tăng trưởng bình qn chung về đường kính đạt 1.37 cm/năm ở tuổi 3, 1.79 cm/năm ở tuổi 4 và 1.49 cm/năm ở tuổi 5.
Tóm lại Keo lai trồng tại xã Cư Drăm bước đầu thể hiện khả năng thích ứng và sinh trưởng khá tốt. Tuy nhiên đây chỉ là nhận xét ban đầu cần phải tiếp tục theo dõi.
5.2. Kiến nghị
Trong khuôn khổ của chuyên đề, nghiên cứu chưa có điều kiện đề cập một cách tỷ mỉ và định lượng về hiệu quả của hoạt động trồng rừng và quản lý tài nguyên rừng nói chung. Do vậy đề nghị:
Mở rộng phạm vi, đối tượng nghiên cứu để có dữ liệu phản ánh đầy đủ thực tế khác nhau về sinh thái, sinh trưởng các lâm phần Keo lai ở địa phương liên quan đến trồng rừng và quản lý rừng trồng thuộc lâm phần của công ty.
Tăng dung lượng mẫu điều tra, phỏng vấn cho phân tích thống kê,