Tính đến ngày 31 tháng 12năm 2010, Trung tâm Nghiên cứu phát triển thanh long đã tổ chức kiểm tra, đánh giá, chứng nhận được 2.969,85 ha của 138 đơn vị/3.675 hộ, đạt 59,4% so kế hoạch tỉnh giao, cụ thể ở các huyện, thị xã, thành phố sau:
Huyện Hàm Thuận Bắc: có 1.247,89 ha được chứng nhận đạt 71,31% KH Huyện Hàm Thuận Nam: có 1.678 ha được chứng nhận đạt 63,32% KH Huyện Hàm Tân: đã chứng nhận được 32ha đạt 40% KH
Thị xã Lagi: đã chứng nhận được 01 ha đạt 0,67% KH
Thành phố Phan Thiết: đã chứng nhận được 10,91 ha đạt 7,27% KH
Có 3 trang trại đạt tiêu chuẩn VietGAP đã nâng chuẩn lên GlobalGAP và đã được tổ chức IMO cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn GlobalGAP gồm: Trang trại Thanh Thanh (9 ha), Trang trại Bé Dũng (5 ha) và Trang trại Ngọc Hân (12 ha); Nâng tổng số diện tích sản xuất thanh long tồn tỉnh đạt tiêu chuẩn GlobalGAP lên 159,7 ha.
b, Đánh giá kết quả thực hiện sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP: Những mặt được:
Sau 02 năm triển khai chương trình sản xuất thanh long an toàn theo hướng VietGAP, mặc dù chưa đạt được diện tích sản xuất thanh long VietGAP theo kế hoạch Tỉnh giao ( 59,4% ) nhưng diện tích sản xuất thanh long đạt được gần 3.000 ha, chiếm tỷ lệ 22,3% diện tích trồng thanh long cả tỉnh, với hơn 3.675 hộ tham gia và hình thành được 138 tổ hợp tác, bước đầu đã làm thay đổi tập quán sản xuất truyền thống của nơng dân chuyển sang hình thức sản xuất hàng hóa, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới, từ đó góp phần nâng cao uy tín và chất lượng cho sản phẩm thanh long Bình Thuận.
Qua sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP đã hình thành nối quan hệ cộng đồng được gắn bó, đồn kết; cịn tạo mơi trường thuận lợi để áp dụng nhanh tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất về quy trình kỹ thuật sản xuất thanh long theo hướng an toàn, nâng cao năng lực quản lý trong sản xuất nơng nghiệp từ đó đời sống, vật chất, tinh thần người nông dân được cải thiện rõ nét;
Về mặt kinh tế: Qua sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP, có thể khẳng định rằng sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP đã cho hiệu quả kinh tế cao hơn do giảm được chi phí đầu vào (giảm chi phí cho cơng tác phịng trừ sâu bệnh hại; giảm phân bón, thuốc BVTV nhờ áp dụng đúng các quy trình kỹ thuật về phân bón, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hợp lý ); tạo được lượng lớn hàng hóa có chất lượng đồng đều đáp ứng phục vụ cho công tác xuất khẩu.
Môi trường sản xuất của người nơng dân được cải thiện; Tình trạng lạm dụng thuốc BVTV giảm; Sức khỏe người tiêu dùng và người lao động được quan tâm hơn.
Kiến thức của người dân được nâng lên, nông dân đã biết lựa chọn các sản phẩm (phân bón, thuốc BVTV) có nguồn gốc sinh học hoặc hữu cơ thay thế dần cho các sản phẩm có nguồn gốc hóa học góp phần quan trọng trong việc bảo vệ môi trường đất và nguồn nước ngầm và bảo vệ sức khỏe của chính những người trực tiếp sản xuất.
Các vườn thanh long khi sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP đều bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh đồng ruộng giúp hạn chế sự phát sinh, gây hại của các loại sâu bệnh cho cây trồng.
Ngồi ra, thơng qua các dự án cạnh tranh nông nghiệp và dự án nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, đã lồng ghép triển khai được 09 đề tài nghiên cứu, chuyển giao liên quan đến cây thanh long như sau:
Sử dụng bả sinh học để phòng trừ ruồi đục quả trên diện rộng nhằm xây dựng vùng thanh long phi dịch hại phục vụ xuất khẩu
Nghiên cứu và chuyển giao các biện pháp quản lý, phòng trừ hữu hiệu các bệnh nấm và vi khuẩn hại chính trên cây thanh long.
Nghiên cứu và chuyển giao ứng dụng chất bảo quản sinh học để kéo dài thời gian bảo quản quả thanh long.
Xây dựng và chuyển giao công nghệ tưới nhỏ giọt nhằm tiết kiệm nước tưới trong mùa khô cho cây thanh long.
Xây dựng và chuyển giao mơ hình sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn GlobalGAP.
Xây dựng và chuyển giao mơ hình sử dụng các loại phân hữu cơ sinh học nhằm nâng cao tính bền vững trong canh tác thanh long và đáp ứng nhu cầu thị trường xuất khẩu.
Xây dựng và chuyển giao mơ hình trồng cây đậu phộng dại để phủ vườn thanh long thay cho rơm rạ.
Xây dựng và chuyển giao mơ hình sử dụng Trichoderma xử lý phân chuồng và rác thải phục vụ sản xuất thanh long an toàn.
Nghiên cứu ứng dụng chế phẩm Chitosan bảo quản sau thu hoạch nhằm nâng cao chất lượng quả thanh long xuất khẩu.
Xây dựng 04 liên minh sản xuất thanh long liên kết giữa 04 doanh nghiệp và 09 tổ hợp tác và 01 HTX sản xuất thanh long với 333 tổ viên, có diện tích sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP là: 346 ha; và tổ chức tập huấn cho hàng trăm nơng dân về quy trình sản xuất VietGAP trên cây thanh long.
Từ đó việc thực hiện kế hoạch triển khai VietGAP được tốt hơn nhờ vào nguồn kinh phí của Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
Những hạn chế và tồn tại.
Trong công tác chỉ đạo điều hành chương trình sản xuất thanh long VietGAP, một số cán bộ cơ sở ở địa phương chưa nắm chắc và quán triệt một cách sâu sắc về nội dung, ý nghĩa và tầm quan trọng của chương trình; nên chưa dồn sức tập trung chỉ đạo từ đó kế hoạch chỉ tiêu chưa đạt yêu cầu đề ra.
Lực lượng tham gia triển khai chương trình tại các địa phương cịn q mỏng, phân tán, thiếu tính chun nghiệp, chưa có kinh nghiệm; đa số Ban chỉ đạo cấp huyện được huy động từ các đơn vị nên chưa nỗ lực, phát huy hết trách
nhiệm; Trong khi đó lực lượng của tỉnh cịn ít ( chỉ có 01 đơn vị được chỉ định tổ chức chứng nhận VietGAP là Trung tâm Nghiên cứu phát triển thanh long ); việc hỗ trợ, giúp đỡ của cấp tỉnh đối với cấp huyện, cấp huyện đối với cấp xã chưa được nhiều, chưa thường xuyên.
Vẫn cịn tình trạng nơng dân tham gia chương trình với tính cách đối phó (để được hạ bình), nhận thức của người dân về ý nghĩa và tầm quan trọng của chương trình cịn hạn chế nên chưa tạo ra một phong trào mạnh, rộng khắp để tạo ra một đột phá trong sản xuất thanh long an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP.
Công tác tuyên truyền, vận động nông dân sản xuất theo VietGAP chưa mạnh, chưa thường xuyên; Triển khai VietGAP chỉ mới tập trung vào người sản xuất. Trong khi đó, lực lượng thương lái, cơ sở thu mua, sơ chế thì cơng tác vận động cịn yếu; hiện nay chỉ có 01 cơ sở thu mua, đóng gói đủ điều kiện sản xuất thanh long an toàn; đặc biệt chưa quản lý được lực lượng thương lái nên vẫn cịn xảy ra tình trạng thương lái u cầu bà con nơng dân phun xịt hóa chất 1 - 2 ngày trước khi thu hoạch nhưng chưa có biện pháp xử lý nghiêm khắc.
Công tác phối hợp giữa các Ngành có liên quan, giữa Ngành với địa phương chưa được chặt chẽ, gắn bó mặc dù đã có quy chế phối hợp nhưng triển khai cịn lung túng, chưa đồng bộ, chưa phát huy hết những thuận lợi trong q trình phối hợp.
Tỉnh chưa có những chính sách ưu đãi, biện pháp đối với những người tham gia, thực hiện tốt chương trình VietGAP; Hoặc các biện pháp chế tài và xử lý nghiêm đối với những người không tham gia, thực hiện tốt chương trình VietGAP.
Hiện nay các cơ sở thu mua sản phẩm thanh long vẫn chưa thực hiện được tiêu chuẩn VietGAP, từ đó hạn chế nhiều đến tiến độ sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP.
2.6.2. Ứng dụng và phát triển VietGAP trên cây chè tại tỉnh Thái Nguyên
Mục tiêu phấn đấu của Thái Nguyên là đến năm 2015 có 100% diện tích chè tại các vùng sản xuất chè tập trung đáp ứng yêu cầu sản xuất an toàn theo
hướng thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP). 100% sản phẩm chè của các vùng sản xuất tập trung tiêu thụ trong nước, làm nguyên liệu cho chế biến và cho xuất khẩu là sản phẩm được chứng nhận và cơng bố sản xuất theo quy trình sản xuất an tồn theo VietGAP. Các hoạt động để đẩy mạnh sản xuất chè an toàn của Thái Nguyên tập chung chủ yếu vào:
(1) Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về việc sản xuất chè an toàn bằng nhiều hình thức như tuyên truyền phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức các cuộc họp, hội thảo giới thiệu các mơ hình sản xuất an tồn;
(2) Tập huấn nâng cao trình độ cho người sản xuất và cán bộ quản lý: Từ năm 2005 đến nay tỉnh đã tổ chức được trên 300 khố đào tạo IPM, trong đó có một số khố đào tạo giảng viên IPM;
(3) Đầu tư khoa học công nghệ, hỗ trợ giống mới đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, xây dựng cơ sở hạ tầng…
(4) Đầu tư xây dựng nhãn hiệu tập thể Chè Thái Nguyên, giao cho Hội Nông dân tỉnh quản lý và phát triển thương hiệu;
(5) Hỗ trợ các hợp tác xã phát triển sản xuất chè theo hướng an toàn và an tồn bằng các hình thức như cử cán bộ hướng dẫn cho nông dân thực hành sản xuất chè an tồn; hỗ trợ các khoản phí xây dựng hợp tác xã và xây dựng thương hiệu…;
Theo khảo sát, đến nay Thái Nguyên đã xây dựng và phát triển được rất nhiều hợp tác xã sản xuất chè theo hướng an toàn. Tuy nhiên đối với các loại hình của các hợp tác xã này, người nông dân tự nguyện sản xuất chè an toàn theo nhận thức và hiểu biết của họ, chưa theo một quy trình chuẩn và cũng khơng có đơn vị nào thực hiện việc kiểm tra giám sát.
Loại hình hợp tác xã thứ hai của Thái Nguyên là các hợp tác xã sản xuất an tồn theo một quy trình chuẩn đã xác định như VietGAP, GlobleGAP ….. Các mơ hình hợp tác xã sản xuất theo VietGAP có HTX chè Hương Trà, xã Minh Lập
huyện Đồng Hỷ; HTX Tân Thành xã Hịa Bình, huyện Đồng Hỷ và một số mơ hình hợp tác xã được cơng nhận sản xuất theo GlobleGAP có Cơng ty cổ phần Chè Vạn Tài, tại xã Phúc Thuận, huyện Phổ Yên; HTX chè Hương Trà, xã Minh Lập huyện Đồng Hỷ.
Sau đây là một số mơ hình sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP tại tỉnh Thái Ngun: