Như vậy sai số pha và biên độ ảnh hưởng rất lớn đến hình dạng và vị trí của GĐH. Sai số lớn sẽ dẫn tới GĐH bị thay đổi về hình dạng và vị trí khơng gian, làm cho hệ thống giảm sức chiến đấu. Do vậy bài toán hiệu chuẩn trong
quan tâm ngay từ khâu thiết kế ban đầu. Đặc biệt với các hệ thống yêu cầu độ chính xác cao, các sai số xảy ra ngay trong quá trình hoạt động thì yêu cầu hệ hiệu chuẩn cần có cách tiếp cận mới để đảm bảo hiệu chuẩn trong TGT.
1.2.3. Các phương pháp hiệu chuẩn cơ bản
Hiệu chuẩn AMP có nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, khơng có nhiều tài liệu mô tả chi tiết về các phương pháp cụ thể. Luận án nhận thấy rằng, trong [31] đã đưa ra cách phân loại tương đối hợp lý về các phương pháp hiệu chuẩn thơng dụng nhất. Theo đó, có bốn phương pháp hiệu chuẩn sử dụng phổ biến hiện nay. Đó là các phương pháp: quét đầu dò trường gần [6, 7], đặt đầu dò cố định [8, 9], đường hiệu chuẩn [10, 11, 76-79] và cảm ứng qua lại [12, 13]. Ngồi ra cịn một số phương pháp khác như phương pháp trường xa [14, 15], phương pháp nhảy pha [45, 46], phương pháp mã trực giao [47, 48], v.v. nhưng chúng thường bổ trợ cho các phương pháp cơ bản trên với miền ứng dụng cụ thể. Trong đó, phương pháp quét đầu dò trường gần chỉ dùng tại nhà máy, phịng thí nghiệm; cịn phương pháp đặt đầu dị cố định, đường hiệu chuẩn được sử dụng cho hiệu chuẩn ngồi trận địa; trong khi đó phương pháp cảm ứng qua lại được sử dụng cho cả hai trường hợp trên.
Bốn phương pháp hiệu chuẩn trên đều thực hiện qua các bước cơ bản, được tóm tắt như sau [31]:
+ Bước 1: Đo sự sai lệch pha và biên độ của tất cả các kênh ở nhà máy (phịng thí nghiệm) sử dụng phương pháp phù hợp ở cả chế độ thu và phát. Đây gọi là đo sai số tĩnh.
+ Bước 2: Đo các sai số ở tần số và nhiệt độ khác nhau mà hệ thống thường hoạt động.
+ Bước 3: Nếu bộ xoay pha, suy giảm được sử dụng (như búp sóng tương tự), thì chu trình hiệu chuẩn cần được thực hiện cho tất cả các bước dịch pha và suy giảm.
+ Bước 4: Hiệu chuẩn hệ thống ngồi trận địa (có thể là định kỳ hoặc thương xuyên trong quá trình vận hành).
Các tiểu mục dưới đây sẽ trình bày chi tiết về các phương pháp hiệu chuẩn cơ bản nêu trên, cùng với các ưu điểm và hạn chế của chúng.
1.2.3.1. Phương pháp quét đầu dò trường gần (đo trường gần)
Trong phương pháp này [6, 7], ăng ten kiểm tra (ăng ten dò) được sử dụng để quét qua mảng ăng ten và đo trực tiếp giá trị pha, biên độ tương đối của mỗi phần tử. Trong chế độ phát, ra đa phát tín hiệu kiểm tra vào từng phần tử ăng ten, tín hiệu thu được trên ăng ten dò được sử dụng để đo tham số pha, biên độ. Trong chế độ thu, ăng ten dị phát tín hiệu kiểm tra, từng phần tử ăng ten thu và đo tham số. Cuối cùng, các hệ số sau khi tính tốn được lưu lại để sử dụng khi ra đa hoạt động trong môi trường thực địa.