Cơ cấu kinh tế thị xã Hương Trà năm 2013

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả và đề xuất hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp vùng đồng bằng ven biển thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 43 - 59)

- Hoạt động thương mại duy trì tốc độ tăng trưởng cao và tiếp tục đóng vai trị chủ lực; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt khoảng 585 tỷ đồng, tăng 24% so với năm trước. Giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu năm 2013 đạt khoảng 10 triệu USD, tăng 25% so năm trước; doanh thu vận tải tăng 10,13% so năm trước. Các hoạt động dịch vụ nhà ở và vệ sinh môi trường đô thị phát triển nhanh. Tỷ lệ chất thải rắn được thu gom xử lý khu vực nội thị đạt 83%, khu vực nông thôn đạt 58%. Các chi nhánh ngân hàng trên địa bàn đã tăng cường nâng cao chất lượng tín dụng, quan tâm tập trung vốn cho phát triển sản xuất kinh doanh, nhất là khu vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng năm 2013 ước đạt 1.330 tỷ đồng (Giá cố định 2010), tăng 23% so với năm trước. Các hoạt động xúc tiến thu hút đầu tư sản xuất công nghiệp được đẩy mạnh, bằng nguồn kinh phí địa phương đã hồn thành giải phóng mặt bằng tại cụm cơng nghiệp Tứ Hạ mở rộng giao 6,8 ha đất cho Tập đoàn Dệt may Việt Nam xây dựng Nhà máy may công nghiệp Vinatex Hương Trà; phối hợp tạo điều kiện cho Công ty TNHH Hello quốc tế Việt Nam triển khai dự án đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp Tứ Hạ; Công ty Cổ phần Kinh doanh nhà triển khai dự án xây dựng nhà máy sản xuất

gạch bê tông tại Cụm công nghiệp Tứ Hạ; hướng dẫn các thủ tục giao đất, xác định giá cho thuê đất, xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Cụm công nghiệp Tứ Hạ và làng nghề mộc mỹ nghệ Xước Dũ, phường Hương Hồ.

- Tình hình sản xuất nơng - lâm - ngư nghiệp + Về trồng trọt

Tổng diện tích gieo trồng cây hằng năm thực hiện 10.361,81 ha, đạt 99% kế hoạch. Cây lúa cả năm diện tích gieo trồng 6.044,6 ha, năng suất bình qn 51,31 tạ/ha, sản lượng thóc 31.015 tấn, giảm 2.912 tấn so năm 2012; cây lạc cả năm diện tích gieo trồng 980 ha, năng suất 26,4 tạ/ha, tăng 2,83 tạ/ha so với năm trước; cây sắn gieo trồng 871,41 ha. Cây lâu năm tiếp tục được mở rộng diện tích nhưng thu nhập vẫn cịn thấp. Diện tích cây ăn quả các loại trên địa bàn thị xã là 591,31 ha, trong đó cây đặc sản thành trà, bưởi, qt duy trì diện tích 330 ha.

+ Về chăn ni

Bảng 4.2. Tình hình chăn ni của thị xã Hương Trà năm 2013

STT Chỉ tiêu Số lượng (con) 1 Đàn lợn 32.200 2 Đàn trâu 2.361 3 Đàn bò 1.733 4 Đàn gia cầm 210.900

(Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội năm 2013 của thị xã Hương Trà)

Thị xã tiếp tục duy trì phát triển đàn gia súc, gia cầm. Tại thời điểm 1/10/2013 tồn thị xã có 32.200 con lợn, đàn trâu 2.361 con, đàn bị 1.733 con, đàn gia cầm 210.900 con. Đã tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và phịng chống dịch trên địa bàn.

+ Về ni trồng thủy sản

Tổng sản lượng khai thác thủy hải sản năm 2013 thực hiện 1.670 tấn, đạt 119,3% kế hoạch và bằng 100,4% so năm trước. Tổng diện tích mặt nước đưa vào ni trồng 446 ha.

4.1.2.2. Điều kiện xã hội

a. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập của người dân

Chỉ tiêu Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

Tổng dân số 113.366 100

Giới tính nam 56.633 49,96

Giới tính nữ 56.733 50,04

Dân số ở thành thị 54.802 48,34

Dân số ở nông thôn 58.566 51,66

Gia tăng dân số tự nhiên - 13,90

(Nguồn: Niên giám thống kê)

Tính đến năm 2012, dân số trung bình tồn thị xã là 113.366 người, so với năm 2011 giảm 4.988 người. Trong những năm qua nhờ đẩy mạnh công tác kế hoạch hố gia đình, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của thị xã đã giảm dần. Dân cư phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở phường Tứ Hạ, các xã đồng bằng ven thành phố Huế, ven biển và ven các trục đường giao thông. Mật độ dân số bình qn tồn thị xã là 218,63 người/km2.

Hiện nay, lao động trên địa bàn thị xã có khoảng 61.856 người, chiếm 55,06% dân số của thị xã. Lực lượng lao động có trình độ chun mơn kỹ thuật, lao động lành nghề thấp và số lao động có trình độ đại học trở lên chỉ chiếm số ít. Như vậy có thể nói nguồn lực lao động của thị xã Hương Trà rất dồi dào song phần lớn là lao động phổ thông, năng suất lao động thấp. Trong tương lai cần làm tốt công tác giải quyết việc làm cho người lao động đồng thời đào tạo để nâng cao trình độ chun mơn cho người lao động.

b. Cơ sở hạ tầng, kỹ thuật

Trong những năm qua, Hương Trà đã tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, xây mới, nâng cấp cải tạo nhiều cơng trình cấp điện, nước, thuỷ lợi, giao thơng, bưu chính viễn thơng, trường học, trạm y tế,... nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, với sự gia tăng dân số, tốc độ đơ thị hố ngày càng cao nên nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Do đó trong những năm tới cần tiếp tục đầu tư phát triển và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ.

- Giao thông

Hệ thống giao thông trên địa bàn thị xã phát triển khá đồng bộ và toàn diện, một phần do được chính quyền các cấp hết sức quan tâm và ưu tiên đầu tư, một phần do nhân dân nỗ lực đóng góp. Hệ thống giao thơng gồm các tuyến: quốc lộ (1A, 49A, 49B); đường sắt chạy qua thị xã có chiều dài 12 km; tỉnh lộ,

huyện lộ đã tương đối đáp ứng được nhu cầu về giao thông vận tải của thị xã. Các tuyến giao thông nông thôn gồm: đường liên thôn liên xã, đường nội đồng từng bước được nhựa hóa, bê tơng hóa. Hệ thống đường thuỷ như Sơng Bồ, sông Hương, sông Khe Điêng, sông Hữu Trạch, sông Tả Trạch, sông Kim Đôi, phá Tam Giang,… đều được đầu tư và khai thác tốt.

- Thủy lợi

Các cơng trình thủy lợi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp đã được chú trọng đầu tư xây dựng, đang bước vào thời kỳ phát huy tác dụng, đã tạo điều kiện khai hoang, tăng vụ, tăng khả năng sản xuất của đất chủ động trong tưới tiêu. Trong những năm qua thị xã Hương Trà đã xây dựng nhiều trạm bơm, nâng cấp hệ thống kênh mương và cơng trình ngăn mặn ở phá Tam Giang. Xây dựng kênh mương bê tông, nâng cấp một số hồ thủy lợi (hồ Thọ Sơn, hồ Khe Nước, 2 cầu máng Hương Chữ - Hương Văn), xây kè chống xói lở ở các vùng Hải Cát - lăng Minh Mạng, xây kè các đoạn bờ sông ở Hương Vân, Tứ Hạ, Hương Vinh, Hương Hồ và cũng cố các tuyến đê ngăn mặn ở Hải Dương - Hương Phong. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Do điều kiện khí hậu khắc nghiệt, các cơng trình thủy lợi đã bị xuống cấp, cộng với việc quản lý cơng trình chưa được tốt và ý thức bảo vệ cơng trình này chưa cao, vì vậy cơng trình thủy lợi vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cho sản xuất.

Tập trung thực hiện cơng trình khẩn cấp chống xói lở bờ biển Hải Dương, chống sạt lở bờ sông Bồ, sông Hương qua địa bàn; nâng cấp kiên cố hóa đê Tây phá Tam Giang, tu bổ hệ thống đê bao nội đồng, khởi công Tiểu dự án thủy lợi Tây Nam Hương Trà. Kiên cố hóa 80 km kênh mương thủy lợi, xây dựng mới 7 trạm bơm điện, 14 cơng trình thủy lợi vùng cao.

- Năng lượng

Thị xã Hương Trà đã hồn thành sớm chương trình phủ điện nơng thơn. Mạng lưới điện quốc gia đã phủ tất cả các xã, phường. Đến nay đã có 100% số xã, phường có điện, đạt 99,8% số hộ dân nơng thơn có điện. Ngồi mục tiêu phục vụ sinh hoạt, điện cũng đã đến được nâng cao qua nhiều cơ sở sản xuất, các khu công nghiệp tập trung trên địa bàn thị xã. Nguồn cung cấp điện hiện tại của thị xã chủ yếu là qua đường dây 35 KV. Trên địa bàn thị xã đã có nhiều cây xăng đang buôn bán thuận lợi cho nhân dân trong việc sử dụng.

- Bưu chính viễn thơng

Hệ thống thơng tin liên lạc từng bước mở rộng và hiện đại hóa. Hiện nay 100% số xã, phường có điện thoại... Thơng tin liên lạc ngày càng thuận lợi hơn

thông qua các dịch vụ như: mạng Vinaphone, Mobiphone, Viettel,… - Cơ sở văn hóa

Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực thúc đẩy sự phát triển và là mục tiêu cao cả của chủ nghĩa xã hội, ngành văn hóa thơng tin thị xã Hương Trà đã khơng ngừng củng cố và phát triển. Nhằm tiếp tục củng cố phong trào xây dựng đời sống văn hóa cơ sở và phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần ngày càng cao của nhân dân. Hệ thống văn hóa thơng tin phát triển từ tỉnh, thị xã đến xã, phường, các tổ dân phố, các thôn với những quy mô khác nhau.

Hệ thống thiết chế văn hóa từ thị xã đến cơ sở được tăng cường. Các di tích văn hóa, lịch sử, cách mạng được bảo tồn phát huy. Các loại hình câu lạc bộ văn hóa thể thao được thành lập góp phần nâng cao đời sống tinh thấn của nhân dân.

Tuy cịn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất kỹ thuật nhưng ngành văn hóa thơng tin từ thị xã đến cơ sở đã chủ động sáng tạo trong các lĩnh vực hoạt động: văn hố, văn nghệ, thơng tin, cổ động tuyên truyền, công tác quản lý Nhà nước trên lĩnh vực văn hóa thơng tin, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, làng văn hóa...

- Giáo dục

Sự nghiệp giáo dục đào tạo có những bước phát triển vững chắc cả về quy mô, chất lượng và hiệu quả giáo dục đã đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Mạng lưới trường, lớp phát triển cả về số lượng và chất lượng, thành lập 2 trường Trung học phổ thông, 2 trường Trung học cơ sở. Tỷ lệ huy động học sinh đến trường hàng năm đạt cao. Chất lượng giáo dục ở các cấp học, ngành học được nâng lên. Tiếp tục giữ vững phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục Trung học cơ sở. Cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ dạy và học được tăng cường. Đến nay, có 15 trường đạt chuẩn quốc gia (đạt 23%). Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển; giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn ngày càng tăng. Cơng tác xã hội hóa giáo dục tiếp tục được phát huy.

Các điều kiện về đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất trường học không ngừng được tăng cường, bổ sung hàng năm. Đến nay, cơ bản đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên; 100% xã, phường có trường học cao tầng.

- Y tế, dân số

Cơng tác y tế, dân số có nhiều tiến bộ. Việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân được quan tâm đúng mức, đảm bảo mọi người dân đều được hưởng

các dịch vụ y tế và từng bước tiếp cận các dịch vụ kỹ thuật cao. Chủ động kiểm soát và khống chế các dịch bệnh nguy hiểm, hạn chế tới mức thấp nhất tỷ lệ mắc bệnh và tử vong. Đến nay, có 14 xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế, 100% xã, phường có mạng lưới y tế thơn. Thực hiện tốt công tác truyền thơng dân số và các dịch vụ về chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình. Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên còn 1,15%. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng cịn 16%. Hồn chỉnh mạng lưới y tế từ thị xã đến cơ sở, đầu tư mở rộng bệnh viện, xây dựng mới Trung tâm y tế dự phịng, phịng y tế, cơng ty dược ở phường Tứ Hạ. Công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực y tế được quan tâm.

4.1.2.3. Đáng giá chung về tình hình phát triển kinh tế - xã hội thị xã Hương Trà

a. Những kết quả đạt được

Trong thời gian qua kinh tế của thị xã đã đạt những thành tựu quan trọng trên tất cả các mặt, một số ngành và lĩnh vực đạt mức tăng trưởng khá. Kinh tế năm 2013 tăng trưởng nhanh, tốc độ tăng giá trị sản xuất đạt 16,7% , Năng lực sản xuất của nhiều ngành kinh tế tăng mạnh. Nhiều cơng trình kết cấu hạ tầng quan trọng mang tính động lực đã triển khai và phát huy tác dụng. Nét nổi bật là đã tập trung chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, năng suất cây trồng và sản lượng lương thực ổn định, đảm bảo an ninh lương thực; các hoạt động giáo dục, y tế và chăm sóc sức khỏe, văn hố thơng tin, bảo đảm an sinh xã hội đạt nhiều kết quả thiết thực; kết cấu hạ tầng nhất là hạ tầng giao thông, thuỷ lợi, điện, nước, trường, trạm,… được đầu tư và hoàn thiện đồng bộ, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế phát triển, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu về sản xuất và đời sống của các tầng lớp nhân dân.

b. Những hạn chế

Cùng với những lợi thế, bước vào thời kỳ mới, thị xã cịn có những hạn chế và đang đứng trước những thách thức lớn:

- Trên lĩnh vực kinh tế: Chất lượng và tính bền vững của nền kinh tế chưa cao, sự phát triển kinh tế vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, cơ hội có được, thể hiện ở quy mơ cịn nhỏ bé, cơng nghệ hiện đại trong các doanh nghiệp chiếm tỷ trọng thấp; năng lực cạnh tranh của nhiều sản phẩm còn thấp, hàng hóa tham gia xuất khẩu chưa đáng kể; vấn đề ô nhiễm môi trường chưa được giải quyết triệt để.

phát huy tối đa lợi thế so sánh từng vùng, lĩnh vực. Trong nơng nghiệp cịn nặng sản xuất trồng trọt, sản xuất nơng nghiệp ở nhiều nơi cịn phân tán, quy mơ cịn nhỏ; ngành nghề dịch vụ ở nơng thôn chưa thu hút được nhiều lao động. Quy hoạch sản xuất chưa đáp ứng u cầu phát triển nơng nghiệp hàng hóa theo cơ chế mới. Cơ sở hạ tầng tuy được quan tâm đầu tư, nhưng cịn nhiều khó khăn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của một nền nông nghiệp nông thôn tiên tiến.

Kết cấu hạ tầng và nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế xã hội và quản lý Nhà nước chưa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn nhất là hệ thống giao thơng đường bộ liên kết các vùng cịn yếu kém, thiếu các tuyến đường để khai thác các vùng tiềm năng du lịch, công nghiệp; hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp và cụm làng nghề chưa được đầu tư đồng bộ.

- Trên lĩnh vực văn hóa xã hội: cơ sở vật chất trường học tuy đã được đầu tư nhiều nhưng để đảm bảo đạt chuẩn đang cịn khó khăn do ngân sách đóng góp của địa phương có hạn. Tỷ lệ sinh con thứ 3 cịn cao. Chất lượng của các đơn vị đã đăng ký xây dựng đơn vị văn hóa chưa ổn định; thiết chế văn hóa ở cơ sở cịn nghèo. Tình trạng thiếu việc làm ở nơng thơn cịn nhiều. Cơng tác bảo vệ môi trường chưa được các địa phương quan tâm đúng mức.

Nói tóm lại nền kinh tế của thị xã phát triển chưa đều, vốn đầu tư còn thấp, sản xuất hàng hố quy mơ nhỏ, cơng nghệ chưa cao, chưa tạo được bước đột phá để tăng trưởng nhanh. Khu vực dịch vụ - du lịch đang còn ở dạng tiềm năng, chưa khai thác được nhiều, hoạt động dịch vụ mang tính nhỏ lẻ, phân tán, tự phát [14].

4.1.3. Đặc điểm vùng đồng bằng ven biển thị xã Hương Trà

4.1.3.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

Hình 4.2. Vị trí của vùng đồng bằng, đầm phá ven biển thị xã Hương Trà

Vùng đồng bằng và đầm phá ven biển thị xã Hương Trà tỉnh Thừa Thiên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả và đề xuất hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp vùng đồng bằng ven biển thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 43 - 59)