Kết quả khảo sát cho thấy, có rất nhiều nguyên nhân khiến SV gặp phải những trở ngại tâm lý nói trên trong giao tiếp với NB khi thực tập lâm sàng tại bệnh viện.
Nguyên nhân khách quan:
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có tới 92,84% SV cho rằng một trong số những nguyên nhân dẫn đến những cản trở trong GT với NB là do số lượng SV trong mỗi lần thực tập quá đông (khoảng 40 SV), trong khi đó cơ sở thực hành đặc biệt các khoa phòng chật chội, đông bệnh nhân. Tâm lý bệnh nhân nào cũng muốn được các bác sỹ có chuyên môn, tay nghề vững vàng thăm khám, điều trị, vì vậy nhiều người không muốn SV thăm khám.
Có 80,82% SV cho rằng NB hiểu sai về SV, họ chưa hiểu rõ mục đích, nhiệm vụ thực tập lâm sàng của các em, việc giúp đỡ SV hoàn thành nhiệm vụ cũng là điều họ cần và nên làm để góp phần đào tạo các em trở thành những người thầy thuốc trong tương lai. Trong khi đó, nhiều bệnh nhân nghĩ rằng SV không thể giúp ích gì cho họ, họ không biết rằng SV là người cung những thông tin cực kỳ hữu ích giúp cho việc theo dõi, chẩn đoán, hỗ trợ cùng với các cán bộ y tế trong việc chăm sóc, hướng dẫn NB tuân thủ các bước trong quá trình điều trị.
SV y nhất là SVY3 là năm đầu tiên bắt đầu đi thực tập lâm sàng còn nhiều bỡ ngỡ, môi trường mới lạ, chính vì vậy rất cần sự quan tâm chỉ bảo, giám sát chặt chẽ của thầy cô giáo, đồng thời cũng hỗ trợ các em trong việc
thiết lập các mối quan hệ với NB để từ đó SV hoàn thành nhiệm vụ bài học. Tuy nhiên, các thầy cô giáo cũng là người vừa làm nhiệm vụ giảng dạy, vừa tham gia khám chữa bệnh tại bệnh viện nên việc quản lý hoặc kịp thời trợ giúp cho SV cũng còn nhiều hạn chế.
Mặt khác, việc trang bị những kỹ năng giao tiếp cho SV trong chương trình đào tạo của nhà trường cũng được thực hiện qua một số môn học (điều dưỡng cơ bản, kỹ năng tiềm lâm sàng, tâm lý học y học, giáo dục sức khỏe…). Tuy nhiên, theo đánh giá của SV (74,36%), những nội dung được đào tạo về giao tiếp nặng về lý thuyết, thời gian cho SV thực hành chưa nhiều, các tình huống giao tiếp thực hành chưa sát với thực tế khi các em đi lâm sàng.
Ngoài ra, sự chênh lệch về tuổi tác, giới tính, địa vị xã hội hay trình độ hiểu biết cũng là nguyên nhân dẫn đến những trở ngại tâm lý trong khi GT với NB của SV.
Nguyên nhân chủ quan:
Trong khảo sát này, có tới 343 SV (87,72%) cho rằng nguyên nhân chủ quan gây trở ngại tâm lý trong GT với BN là do mục đích học tập của SV chưa toàn diện. Phần lớn SV đều quan niệm rằng: “Học y đa khoa thì phải chú trọng triệu chứng lâm sàng”, nên tâm lý SV chỉ tập trung tìm hiểu một số NB có những triệu chứng điển hình vì sẽ dễ dàng hiểu được bài học hơn so với các BN khác. Vì vậy, SV nào cũng cố gắng tiếp cận cho được những NB mới và “hay”. Điều này đồng nghĩa với việc NB này sẽ phải trải qua rất nhiều lượt thăm khám, hỏi bệnh của các nhóm SV khác nhau. Chính vì thế, dẫn đến tình trạng NB quá mệt mỏi, căng thẳng và tất yếu phải từ chối hợp tác với những SV “chậm chân đến sau”.
Có 78,01% cho rằng kinh nghiệm giao tiếp của SV còn hạn chế là nguyên nhân dẫn đến những sự lúng túng, lo lắng, thiếu tự nhiên khi GT với NB. Điều này có thể do SV tuổi đời còn rất trẻ, thời gian phần lớn dành cho
học tập ở trường, những trải nghiệm trong GT đặc biệt là GT với người bệnh chưa có nhiều vì đây là lần đầu SV tiếp xúc với người bệnh tại cơ sở thực tập.
Một lý do khác là nhiều SV trước khi đi thực tập, chưa có sự chuẩn bị kỹ càng về chuyên môn (đọc các sách có liên quan đến môn nội/ngoại …), trang bị và rèn các kỹ năng giao tiếp với người bệnh cũng như chuẩn bị tâm lý sẵn sàng thích nghi với môi trường học tập mới. Tuy nhiên, nhiều SV cũng cho rằng điều chủ yếu là do tinh thần, thái độ học tập chưa tích cực, chủ động, tâm lý ỷ lại vào những bạn khác. Điều này đã dẫn đến việc các em “luôn đứng đằng sau một nhóm, xem các bạn hỏi như thế nào, có người thì nhờ một vài bạn giao tiếp tốt đên làm quen với người bệnh, sau đó mình thăm khám”. Sau cùng, có tới 69,25% sinh viên chưa nhận thức được/nhận thức không đầy đủ những trở ngại tâm lý trong giao tiếp của mình để khắc phục.
Nhìn chung, trong quá trình học thực hành lâm sàng tại các cơ sở y tế, sinh viên không thể tránh khỏi những trở ngại tâm lý khi giao tiếp với người bệnh, nếu không có những biện pháp thích hợp để khắc phục những trở ngại này sẽ ảnh hưởng không tốt đến kết quả học tập của sinh viên trong quá trình thực hành lâm sàng.
KẾT LUẬN 1. Đối tượng tham gia nghiên cứu.
Tổng số đối tượng tham gia nghiên cứu là 391 người, tất cả đều là những sinh viên đang học tại Trường Đại học Y Hà Nội.
2. Những trở ngại tâm lý trong giao tiếp của sinh viên.
* Về mặt nhận thức:
Trong tuần đầu tiên của thời gian học các trở ngại mà sinh viên thường xuyên cảm thấy nhiều nhất: Hiểu biết về các kiến thức chuyên ngành còn hạn chế (50,38%); Chưa hiểu biết về người bệnh; Nhìn nhận định kiến về người bệnh, suy đoán từ hình dáng bên ngoài để đánh giá, nhận xét (42,97%).
Từ tuần thứ 2 trở đi của thời gian học các trở ngại mà sinh viên thường xuyên cảm thấy nhiều nhất : Hiểu biết về các kiến thức chuyên ngành Y (17,9%), nhìn nhận thấp bản thân (17,39%).
* Về mặt cảm xúc- thái độ:
Trong tuần đầu tiên của thời gian học các trở ngại mà sinh viên thường xuyên cảm thấy nhiều nhất: Rụt rè, nhút nhát, ngại ngùng khi giao tiếp với bệnh nhân (46,04%); mặc cảm khi ở vị trí của người sinh viên đi học trong môi trường bệnh viện (25,58).
Trong tuần đầu tiên của thời gian học các trở ngại mà sinh viên thường xuyên cảm thấy nhiều nhất: Mặc cảm khi ở vị trí của người sinh viên đi học trong môi trường bệnh viện (14.58%)
* Về mặt hành vi:
Trong tuần đầu : Lúng túng rụt rè khi hỏi/ khám bệnh, hỏi bệnh lung tung, lộn xộn, không logic...(42,71%), kỹ năng thuyết phục, giải thích để người bệnh hợp tác với mình còn hạn chế (42,20%).
Từ tuần thứ 2 trở đi của thời gian học các trở ngại mà sinh viên thường xuyên cảm thấy nhiều nhất: Kỹ năng thuyết phục, giải thích để người bệnh hợp tác với mình còn hạn chế (21,74%), chưa sử dụng có hiệu quả ngôn ngữ không lời trong giao tiếp để tạo thiện cảm, sự quan tâm, đồng cảm với người bệnh (9,21%).
3. Nguyên nhân gây trở ngại tâm lý trong giao tiếp của sinh viên.
* Nguyên nhân khách quan:
Sinh viên quá đông, cơ sở thực hành (bệnh viện) đặc biệt các khoa phòng chật chội, đông bệnh nhân: nhiều bệnh nhân nằm viện lâu ngày, biết về các quy định, hiểu tường tận về sinh viên nên không muốn tiếp xúc, không cho khám (92,84%), bệnh nhân chưa hiểu rõ về mục đích, nhiệm vụ thực tập lâm sàng của sinh viên và chưa hỗ trợ tích cực (80,82%).
* Nguyên nhân chủ quan:
Tâm lý ỷ lại, dựa vào sự hỗ trợ của bạn bè trong khi đi thực tập lâm sàng (92,84%), Chưa tích cực, chủ động trong quá trình học tập lâm sàng tại bệnh viện (80,82%)
4. Ảnh hưởng của trở ngại tâm lý trong giao tiếp với sinh viên.
Bệnh nhân từ chối tiếp xúc, không hợp tác (86,19%),
Các buổi đi học lâm sàng trôi qua buồn tẻ, không học được nhiều, lãng phí thời gian (70,59%).
KHUYẾN NGHỊ
Qua nghiên cứu về “Trở ngại tâm lý trong giao tiếp với người bệnh của sinh viên Y3 đa khoa trường Đại học Y Hà Nội khi thực tập lâm sàng và một số nguyên nhân”, để góp phần nâng cao hiệu quả giao tiếp của SVY3 trong quá trình thực tập lâm sàng tại các cơ sở y tế, chúng tôi đề xuất một số ý kiến như sau:
1. Đối với sinh viên:
- Xác định rõ mục tiêu học tập một cách đúng đắn, toàn diện. Chú trọng học triệu chứng lâm sàng và rèn luyện kỹ năng giao tiếp trong môi trường nghề nghiệp. Tích cực, chủ động trong việc học lý thuyết và thực hành.
- Chuẩn bị tốt cả về kiến thức chuyên môn, tự rèn luyện kỹ năng giao tiếp, tâm lý sẵn sàng thích ứng trước khi đi thực tập lâm sàng. Tìm hiểu những khó khăn, rào cản cả về khách quan, chủ quan ảnh hưởng đến hiệu quả giao tiếp với người bệnh và gia đình của họ để chủ động có biện pháp khắc phục.
- Rèn luyện để có một tâm lý vững vàng, biết kiểm soát, kiềm chế những cảm xúc phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
2. Đối với cơ sở thực hành:
Bác sỹ, y tá thông cảm, nhiệt tình chỉ dẫn và hỗ trợ, giúp đỡ sinh viên trong tiếp xúc với người bệnh.
Thông báo trước cho bệnh nhân về kế hoạch và nhiệm vụ của sinh viên khi đi thực tập lâm sàng. Tuyên truyền để người bệnh hiểu và giúp đỡ SV – những thầy thuốc trong tương lai hoàn thành nhiệm vụ rèn luyện trau dồi kỹ năng tay nghề, chuyên môn và y đức.
3. Đối với nhà trường :
- Phát triển chương trình, tài liệu môn học Kỹ năng giao tiếp sát hợp với thực tế và triển khai giảng dạy cho SV trước khi các em đi thực tập lâm sàng, tăng cường thời lượng học thực hành.
- Triển khai lồng ghép dạy các kỹ năng giao tiếp trong các môn học lâm sàng.
- Giảng viên hướng dẫn thực hành tại các cơ sở y tế cần giám sát, quản lý chặt chẽ SV trong quá trình học tập và hỗ trợ các kịp thời trong quá trình học tập.
1. Hoàng Anh (1992). Kỹ năng giao tiếp của sinh viên - Luận văn phó tiến sĩ - Hà Nội
2. Hoàng Anh- Nguyễn Kim Thanh (1995).Giao tiếp sư phạm. Hà Nội
3. Nguyễn Thị Thanh Bình (1995), “ Một số trở ngại tâm lý trong giao
tiếp của sinh viên với học sinh khi thực tập tốt nghiệp”. Luận án Phó tiến sỹ khoa học Sư phạm – Tâm lý.
4. Phan Thị Dung (1997). Đặc điểm giao tiếp của sinh viên đại học văn hóa, ĐHSP. Luận văn Thạc Sĩ.
5. Nguyễn Minh Đức (1983). Đặc điểm giao tiếp của sinh viên Đại học sư phạm Vinh. ĐHSP. Luận văn sau đại học.
6. Trần Thị Minh Đức (1994). Tâm lý học đại cương. ĐHTN Hà Nội 7. Chu Văn Đức (2005), Giáo trình Kỹ năng giao tiếp. NXB Hà Nội 8. Phạm Minh Hạc (1984). Tâm lý học. NXB Giáo dục
9. Nguyễn Văn Hiến (2012), Khoa học hành vi và Truyền thông giáo dục sưc khỏe, Công ty TNHH L.U.C.K.Y.H.O.U.S.E.
10. Bùi Văn Huệ - Đỗ Mộng Tuấn- Nguyễn Ngọc Bích (1995). Tâm lý học
xã hội. NXB Hà Nội
11. Nguyễn Sinh Huy – Trần Trọng Thủy (2006), Nhập môn khoa học giao tiếp. NXB Giáo dục.
12. Nguyễn Văn Lê (1992). Vấn đề giao tiếp. NXB giáo dục, Trung tâm NT- Hà Nội
15. Nguyễn Bá Minh (2008). Nhập môn khoa học giao tiếp. NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.
16. Huyền Phan (1995) Những trở ngại tâm lý khi giao tiếp, Tạp chí Dân trí số 22.
17. Sổ tay tâm lý học (1990).NXB Khoa học xã hội. Hà Nội
18. Trần Trọng Thủy (Tháng 10 - 1963). Giao tiếp và sự phát triển nhân cách. Báo cáo khoa học. Đại học sư phạm
19. Trần Trọng Thủy (tháng 12-1981). Giao tiếp - Một hoạt động đặc trưng của con người. Báo cáo khoa học Việt triết. UBKHXH,
20. Mạnh Toàn: Chữa bệnh bằng biện pháp tâm lý – Thế giới trong ta số 17.
21. Trường Đại học Y Hà Nội (2013), Bài giảng Kỹ năng giao tiếp cho sinh viên Y khoa. NXB Y học. Hà Nội
Để góp phần nâng cao hiệu quả giao tiếp của sinh viên Y3 đa khoa với người bệnh trong quá trình học lâm sàng tại các cơ sở y tế, xin bạn vui lòng cho biết ý kiến của mình bằng cách trả lời những câu hỏi sau đây:
A. Thông tin chung.
(Bạn hãy điền / khoanh tròn vào chữ số đầu ý mà bạn cho là phù hợp)
Câu 1: Xin bạn cho biết bạn học lớp nào ?
1. Y3A 2.Y3B 3.Y3C 4.Y3D 5.Y3E 6.Y3G
Câu 2: Giới tính của bạn?
1. Nam 2. Nữ
Câu 3: Dưới đây là các môn học bạn đã đi thực tập lâm sàng, xin bạn cho biết thời gian bạn đã đi thực tập từng môn :
1. Nội :………tuần 2. Ngoại:……….tuần
Câu 4: Trung bình 1 buổi học lâm sàng tại bệnh viện, bạn đã tiếp xúc được với bao nhiêu người bệnh ?
1. Từ 1 đến 3 người bệnh/1 buổi thực hành lâm sàng. 2. Từ 3 đến 6 người bệnh/1 buổi thực hành lâm sàng. 3. Trên 6 người bệnh/1 buổi thực hành lâm sàng.
1. Dưới 10 phút 2. Từ 10 đến 20 phút 3. Trên 20 phút.
Câu 6: Khi giao tiếp với người bệnh, bạn cảm thấy : 1. Dễ dàng
2. Có những khó khăn nhất định 3. Bình thường
4. Khác (ghi cụ thể)……….... ………
Trong quá trình thực tập lâm sàng, các bạn sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn, có thể là về phía bản thân (điều kiện sức khỏe, tâm lý…) , môi trường, về phía đối tượng giao tiếp … Nhưng trong cuộc khảo sát này, chúng tôi chỉ hỏi các bạn về những trở ngại tâm lý
-Về nhận thức :
TRỞ NGẠI MỨC ĐỘ GẶP PHẢI
1 TUẦN ĐẦU Từ tuần 2 đến nay
Thường xuyên Thỉnh thoảng Ít khi Thường xuyên Thỉnh thoảng Ít khi
1. Chưa hiểu biết đầy đủ về người bệnh không đầy đủ (tuổi tác, mong muốn, nhu cầu, tâm tư, tình cảm, cảm xúc, hoàn cảnh của người bệnh, …)
2. Nhìn nhận định kiến về người bệnh, suy đoán từ hình dáng bên ngoài để đánh giá, nhận xét ( nhìn vẻ mặt trông bề ngoài lạnh lùng, cau có, nhăn nhó…) thì nghĩ rằng họ khó tính, khó gần, dẫn đến ngại tiếp xúc với họ.
3. Hiểu biết về các kiến thức chuyên ngành (Y học cơ sở, y học cơ bản, các khoa học liên quan, triệu chứng học, bệnh học, điều trị…) còn hạn chế dẫn đến bị động, lúng túng, không biết trả lời người bệnh như nào khi họ hỏi về bệnh tật.
4. Không biết phải bắt đầu tiếp xúc, làm quen với người bệnh như thế nào (không nghĩ ra được chủ để gì để nói với bệnh nhân, không biết cách đặt câu hỏi như thế nào, không biết cách khai thác bệnh sử của bệnh nhân ra sao, cần ưu tiên khám cái gì trước, tạo thiện cảm, sự quan tâm với người bệnh như thế nào…).
5. Chưa biết cách khuyến khích, động viên, an ủi, thuyết phục người bệnh để họ hiểu và giúp mình hoàn thành nhiệm vụ tại bệnh viện. 6. Nhìn nhận thấp bản thân, cho rằng mình là sinh viên đi học, phải chịu nhún nhường, có vị trí, vai trò thấp trong bệnh viện.
7. Chưa hiểu biết đầy đủ về các quy định, nội quy, giờ giấc làm việc của bệnh viện, các khoa phòng ( giờ đi khám bệnh, giờ đi buồng,
9. Chưa biết cách tạo ra bầu không khí thân mật, gần gũi, thiện cảm đối với bệnh nhân (hỏi thăm sức khỏe, hoàn cảnh gia đình, con cái, cuộc sống…)
10. Khác (Ghi cụ thể):
- Về cảm xúc, thái độ :
TRỞ NGẠI MỨC ĐỘ GẶP PHẢI
1 TUẦN ĐẦU Từ tuần 2 đến nay
Thường xuyên Thỉnh thoảng Ít khi Thường xuyên Thỉnh thoảng Ít khi
1. Rụt rè, nhút nhát, ngại ngùng khi giao tiếp với bệnh nhân.
2. Áp lực căng thẳng tâm lý do chính bản thân tạo ra: khi giao tiếp tâm trạng căng thẳng, lo lắng thái quá, hồi hộp, run sợ… 3. Cảm thấy không tự tin khi giao tiếp với bệnh nhân (sợ mình nói ra điều gì làm bệnh nhân buồn phải suy nghĩ, sợ hỏi sai, sợ nói sai…), cảm thấy mình kém cỏi hơn bạn bè.
4. Nóng vội, mất bình tĩnh, thiếu kiên trì