Trở ngại về hành vi

Một phần của tài liệu mô tả một số trở ngại tâm lý, ảnh hưởng trở ngại tâm lý trong giao tiếp với người bệnh của sinh viên y3 đa khoa trường đại học y hà nội khi thực tập lâm sàng tại bệnh viện (Trang 42 - 44)

Thời điểm 1 tuần đầu khi mới đi thực tập lâm sàng, khi gặp NB khó tính, không hợp tác hoặc NB đồng ý cho SV hỏi bệnh, thăm khám nhưng người nhà lại kiên quyết từ chối… nhiều SV đã không biết phải xử lý như thế nào cho đúng (43,73%). Có em thì vội vàng “bỏ cuộc”, có em bắt chước cách ứng xử, GT của cán bộ y tế ở cơ sở thực hành, có thái độ trịnh thượng, nói to, quát nạt NB để tạo áp lực cho họ và hậu quả có thể là NB phát hiện ra là SV, họ nổi cáu, từ chối tiếp xúc. Điều này có thể do các em thiếu kinh nghiệm trong GT, ứng xử. Hơn nữa, kỹ năng thuyết phục, giải thích để người bệnh hợp tác với mình còn nhiều hạn chế (42,20%). Bên cạnh đó, nhiều SV còn

lúng túng khi hỏi bệnh không biết phải đầu hỏi từ đâu, hoặc hỏi lung tung, lộn xộn (42,71%) do chưa thuần thục các kỹ năng giao tiếp, đặc biệt chưa có nhiều kiến thức về bệnh học, do SV mất bình tĩnh… Trong nghiên cứu về Trở ngại tâm lý trong giao tiếp của SV sư phạm khi thực tập tốt nghiệp, tác giả Nguyễn Thị Thanh Bình cũng chỉ ra có tới 88,1% SV sư phạm “lúng túng khi điều khiển giao tiếp với học sinh”. Có thể nói những trở ngại như vậy thường hay gặp ở nhiều người ở giai đoạn khởi đầu một quá trình GT. Từ tuần thứ 2 trở đi, SV y đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm, nên tỷ lệ này đã giảm đi rất nhiều. Song điều đáng chú ý là có một số trở ngại về mặt hành vi mà các em thường gặp phải ở cả 2 khoảng thời gian như: Xử lý tình huống GT thiếu linh hoạt, kỹ năng thuyết phục NB hợp tác, chưa có sự tích cực, chủ động trong GT… Điều này cho thấy việc rèn luyện kỹ năng GT là rất cần thiết đối với SV khi đi thực tập.

4.4. Ảnh hưởng của những trở ngại tâm lý trong giao tiếp với người bệnh

Những trở ngại tâm lý trong GT với người bệnh đã ảnh hưởng đến cả người bệnh, bản thân SV và kết quả học tập. Có tới 86,19% SV cho rằng những trở ngại tâm lý trong GT nói trên (như SV hỏi bệnh vụng về, không đúng thời điểm) đã dẫn đến việc NB không hiểu câu hỏi, phải hỏi lại nhiều lần, thậm chí nổi cáu (đặc biệt khi SV có thái độ ứng xử chưa đúng, chưa thể hiện sự đồng cảm với NB, chưa tạo được mối quan hệ thân thiện …), không tin tưởng và tất yếu dẫn đến từ chối tiếp xúc, không hợp tác (không trả lời, không cho thăm khám). Có thể nói, đây là ảnh hưởng trực tiếp và rất quan trọng đến hoạt động thực hành lâm sàng của SV. SV có tìm hiểu được các triệu chứng bệnh tật, làm được bệnh án hay không là phụ thuộc vào việc thiết lập các mối quan hệ với người bệnh.

Không chỉ có vậy, khi không tiếp xúc được với NB, bị họ từ chối hợp tác, nhiều SV đã cảm thấy chán nản, không học được nhiều, và khi đó sinh

viên thường ra ngoài hành lang chơi, nói chuyện cho hết giờ, lãng phí thời gian … ảnh hưởng này chiếm tới 70,59%. Ở một số SV, tình trạng này không được cải thiện và dần dần dẫn đến không còn hứng thú với những buổi học lâm sàng. Một hậu quả tất yếu là kết quả học tập kém, thậm chí khi thi NB không hợp tác, SV không thăm khám được và phải xin thầy giáo đổi NB khác.

Một phần của tài liệu mô tả một số trở ngại tâm lý, ảnh hưởng trở ngại tâm lý trong giao tiếp với người bệnh của sinh viên y3 đa khoa trường đại học y hà nội khi thực tập lâm sàng tại bệnh viện (Trang 42 - 44)