Chương “Khúc xạ ánh sáng”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng tình huống học tập trong dạy học phần quang hình học vật lý 11 nhằm phát huy tính tích cực, tự chủ và bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh (Trang 135 - 142)

Chương 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.4. Diễn biến thực nghiệm sư phạm

3.4.1. Chương “Khúc xạ ánh sáng”

Tiết 1: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng và phản xạ tồn phần

Tình huống làm nảy sinh vấn đề

Để làm nảy sinh vấn đề cần nghiên cứu đó là tìm hiểu hiện tượng xảy ra khi chiếu một tia sáng tới mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt,

GV u cầu HS thảo luận nhóm hồn thành câu 1 và 2 trong phiếu học tập:

Câu 1: Vẽ tiếp đường đi của tia sáng đơn sắc từ khơng khí tới các bề mặt sau:

Câu 2: Nêu nhận xét

- Khi ánh sáng truyền trong mơi trường trong suốt đồng tính thì:......................................... - Khi ánh sáng tới gặp bề mặt bóng, nhẵn, sáng thì:............................................................... - Khi ánh sáng tới gặp bề mặt sù sì, gồ ghề, khơng trong suốt thì:........................................ - Khi tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác thì:...........................................................................................................................................

GV u cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trả lời câu hỏi (1) và (2). Nội dung trả lời của HS cho thấy: Các em có thể dễ dàng xác

Khơng khí Gương phẳng Tấm bìa

tối mầu Nước Khơng khí

định được đường đi của tia sáng trong 3 trường hợp đầu tiên, nhưng chưa xác định được câu trả lời chính xác trong trường hợp thứ tư.

GV bổ sung, xác nhận các ý kiến đúng trong trong 3 trường hợp đầu tiên và đưa ra câu hỏi: Để hoàn thành nội dung của phiếu học tâp trên chúng ta phải đi tìm hiểu vấn đề gì?

HS đề xuất ngay được vấn đề cần ngiên cứu đó là tìm hiểu hiện tượng xảy

ra khi chiếu một tia sáng tới mặt phân cách giữa hai mơi trường trong suốt.

Tình huống giải quyết vấn đề

Để giải quyết nhiệm vụ học tập đề ra, GV tiếp tục yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi (3) trong phiếu học tập:

Câu 3: Hãy đề xuất phương án làm TN để quan sát được hiện tượng xảy ra, khi cho tia sáng đơn sắc đi qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt khác nhau?

a. Nêu các dụng cụ cần có?

b. Cách bố trí thí nghiệm (Vẽ hình)? c. Nêu cách làm thí nghiệm?

Do có động lực tìm hiểu nên các em rất hăng hái tham gia thảo luận. Qua kết quả trình bảy của các nhóm chúng tơi nhận thấy:

+ Hầu hết các nhóm đều trình bày được các dụng cụ TN cần có, GV gợi ý HS lựa chọn hai cặp mơi trường trong suốt sẵn có là khơng khí và nhựa trong suốt. Tuy nhiên GV cần bổ sung, để tạo ra một chùm sáng song song (coi là một tia sáng) cần đặt đèn trong một hộp kín có một khe hẹp vừa đủ để tạo chùm sáng song song, hoặc có thể thay thế bằng đèn chiếu tia laze.

+ Việc đề xuất cách bố trí TN sẽ dễ dàng hơn khi GV đưa cho HS các dụng cụ TN đã đề xuất ở mục trên.

+ Với cách làm TN hầu hết các nhóm đều đề xuất được phải thay đổi hướng chiếu khi tiến hành TN, tuy nhiên GV cần lưu ý HS tiến hành TN chiếu tia sáng theo chiều ngược lại.

Tình huống rút ra nhận xét hoặt kết luận

Sau khi bổ sung, xác nhận các ý kiến đúng GV tiến hành giao dụng cụ TN cho các nhóm và yêu cầu HS hoạt động nhóm hồn thành câu hỏi (4) trong phiếu học tập.

Câu 4: Hãy tiến hành TN theo phương án đã thiết kế.

a. Kết quả TN (mơ tả bằng hình vẽ)?

b. Nhận xét về hiện tượng xảy ra ở mặt phân cách giữa hai môi trường: + Khi tia tới đi vng góc với mặt phân cách?

+ Khi tia tới khơng vng góc với mặt phân cách?

GV hướng dẫn HS làm TN, việc quan sát thấy hình ảnh tia phản xạ khi cho tia sáng đi từ khơng khí vào trong nhựa trong suốt là rất khó. Vì vậy, GV có thể minh họa bằng flash cho HS xem.

GV u cầu các nhóm cử đại diện trình bày kết quả, nhận xét, bổ sung và xác nhận ý kiến đúng.

Cuối cùng GV khái quát lại các kiến thức trong tiết học.

Tiết 2: Định luật khúc xạ ánh sáng

Tình huống làm nảy sinh vấn đề

Để làm nảy sinh vấn đề cần nghiên cứu là tìm cách xác định sự phụ thuộc của vi trí tia tới vào vị trí tia khúc xạ GV phát cho mỗi HS môt phiếu

học tập số 2 yêu cầu trả lời câu hỏi (1) trên phiếu học tập.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Câu 1: Vẽ đường đi của tia khúc xạ IJ trong các trường hợp sau:

Khơng khí Nước Khơng khí Khơng khí Nước Thủy tinh Khơng khí Thủy tinh Khơng khí Nước S S S S S I I I I I

GV gọi vài HS lên trình bày kết quả trả lời của mình, yêu cầu một số HS nhận xét. Phần trình bày của HS cho nhiều kết quả khác nhau. Khi đó GV đưa ra câu hỏi:

- Theo các em làm thế nào để vẽ được chính xác đường đi của tia khúc xạ khi đã biết tia tới và cặp môi trường trong suốt?

- Khi đó HS có thể dễ dàng đưa ra câu trả lời về vấn đề cần nghiên cứu:

Tìm sự phụ thuộc của vị trí tia khúc xạ vào vị trí tia tới.

Tình huống giải quyết vấn đề

Để giả quyết vấn đề đặt ra GV yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi số 2 trong phiếu học tập.

Câu 2: Đề xuất phương án khảo sát sự phụ thuộc của vị trí tia khúc xạ vào vị trí tia tới tương ứng?

a. Trong TN tiến hành ở tiết trước tia tới và tia khúc xạ có đồng phẳng khơng? Nếu có, hãy tìm cách chứng minh?

b. Để xác định vị trí tia khúc xạ và vị trí tia tới một cách định lượng ta phải đo đại lượng nào? Nêu cách đo?

c. Có thể dùng các TN đã làm ở bài trước để khảo sát mối quan hệ định lượng giữa vị trí tia tới và vị trí tia khúc xạ được khơng? Nếu được, cách tiến hành như thế nào? Khi đó, ta cần bổ sung thêm dụng cụ gì?

Ở câu hỏi (a) hầu hết các nhóm dự đốn được các tia đồng phẳng nhưng gặp khó khăn trong việc chứng minh. GV có thể gợi ý dùng thêm một tờ giấy để chứng minh điều đó (làm cách nào chứng minh được các tia sáng nằm cùng một mặt phẳng là tờ giấy? cách đặt tờ giấy thế nào? ). Từ đó GV đưa ra khái niệm “mặt phẳng tới”

Ở câu hỏi (b) tơi nhận thấy HS gặp nhiều khó khăn khi trả lời. GV có thể đưa ra gợi ý bằng những câu hỏi sau: Để xác định vị trí một vật bước đầu tiên phải làm gì? Khi ta thay đổi các hướng chiếu khác nhau, phải chọn vật mốc thế nào để xác định vị trí của tia tới và tia khúc xạ?

- Sau khi nghe gợi ý của GV các nhóm đều đưa ra được phương án trả lời: phải đo góc tạo bởi pháp tuyến, tia tới và góc tạo bởi pháp tuyến, tia khúc xạ. Khi đó GV đưa ra khái niệm về góc tới i va góc khúc xạ r.

- Các nhóm đều đưa ra được câu trả lời về cách đo: “đó là dùng thước đo độ”.

Ở câu hỏi (c) hầu hết các nhóm đều đưa ra biện pháp tiến hành TN là thay đổi độ lớn của góc tới i và đo góc khúc xạ tương ưng từ đó nhận ra dụng cụ cần bổ sung thêm là thước đo độ.

GV u cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày kết quả đưa ra nhận xét, bổ sung và xác nhận các ý kiến đúng.

Tình huống rút ra nhận xét hoặt kết luận

GV giao cho các nhóm dụng cụ TN và yêu cầu các nhóm hồn thành câu hỏi số (3), (4) trong phiếu học tập.

Câu 3: Hãy tiến hành thí nghiệm theo phương án đã thiết kế

a. Nghiệm lại tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới, ở bên kia pháp tuyến so với tia tới. b. Đo các giá trị của i và r tương ứng và ghi vào bảng sau:

i 00 300 450 600

r

c. Dựa vào bảng số liệu đã cho dự đoán mối quan hệ giữa i và r?

Câu 4: Vị trí tia khúc xạ phụ thuộc vào vị trí tia tới tương ứng theo quy luật nào? - Hai tia có đồng phẳng khơng, mặt phẳng đó được xác định như thế nào?

- Vị trí tia khúc xạ và tia tới so với pháp tuyến NN’? - Biểu thức định lượng mối quan hệ giữa i và r?

Ở câu hỏi 3 các yêu cầu (a) và (b) các nhóm đều thực hiện được. Tuy nhiên ở yêu cầu (c), các nhóm đều dự đoán i và r tỉ lệ thuận, GV hướng dẫn HS kiểm tra dư đốn đó bằng cách xét thương số i/r = hằng số. Và yêu cầu HS khảo sát tỉ số sini và sinr.

Qua việc trả lời câu hỏi 3 các nhóm có thể dẽ dàng đưa ra câu trả lời cho câu hỏi số (4)

GV u cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả. Nhận xét, bổ sung và xác nhận ý kiến đúng. Sau đó thơng báo để HS biết: Làm thí nghiệm với các cặp môi trường trong suốt khác đều cho kết quả tương tự, nhưng hằng số trong biểu thức liên hệ giữa i và r đối với cặp môi trường trong suốt khác

nhau là khác nhau. Tiếp theo GV trình bày về ý nghĩa của hằng số đó để đưa ra các khái niệm chiết suất tuyệt đối, chiết suất tương đối, biểu thức dạng đối xứng của định luật khúc xạ ánh sáng.

Tiết 3: Điều kiện xảy ra phản xạ tồn phần

Tình huống làm nẩy sinh vấn đề

Để làm nảy sinh vấn đề cần nghiên cứu GV phát phiếu học tập số 3 và yêu cầu HS hoàn thành câu hỏi số 1

Câu 1: Tìm góc khúc xạ tương ứng với các góc tới bằng 300, 450, 600 khi cho: a. Ánh sáng truyền từ khơng khí vào thủy tinh?

b. Ánh sáng truyền từ thủy tinh vào khơng khí?

Biết chiết suất của thủy tinh là 2. Nêu nhận xét qua việc giải bài tập trên?

Khi gặp trường hợp tia sáng đi từ thủy tinh vào khơng khí với i = 600, HS khơng tính được r. Khi đó GV đưa ra vấn đề cần nghiên cứu: Bài tập vừa rồi cho thấy khi ảnh sáng đi từ thủy tinh vào không khí, nghĩa là truyền từ mơi trường vào một mơi trường chiết quang hơn thì khơng phải lúc nào cũng có tia khúc xạ. Vậy khi đó xảy ra hiện tượng gì? Theo các em chúng ta phải làm gì để trả lời câu hỏi trên?

HS dễ dàng trả lời được câu hỏi trên: Phải tiến hành TN khảo sát hiện tượng gì xảy ra trong các trường hợp trên.

Tình huống giải quyết vấn đề

GV yêu cầu HS hoàn thành câu 2 trong phiếu học tập:

Câu 2: Làm thí nghiệm kiểm tra kết quả của bài tập trên. Nhận xét về độ sáng của tia phản xạ và tia khúc xạ trong các trường hợp sau:

Góc tới Độ sáng tia khúc xạ Độ sáng tia phản xạ

100 ÷ 450 ≈450 >450

GV hướng dẫn HS làm TN lưu ý các em làm không chỉ làm TN với các số liệu trong bài toán, mà theo các số liệu trong phiếu học tập.

Tình huống rút ra nhận xét hoặc kết luận

Từ bảng số liệu thu được ở câu 2 học sinh có thể dẽ dàng đưa ra dự đoán điều kiện xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần bằng cách trả lời câu 3 trong phiếu học tập

Câu 3: Dựa vào bảng kết quả thí nghiệm cho biết:

* Khi nào xảy ra phản xạ toàn phần?

* Áp dụng định luật khúc xạ ánh sáng để chứng minh điều kiện xảy ra phản xạ tồn phần là đúng.

* Tính góc giới hạn phản xạ tồn phần?

Nhận thấy các nhóm gặp khó khăn trong việc phân tích biểu thức của định luật khúc xạ ánh sáng để tìm điều kiện xảy ra phản xạ toàn phần, GV gợi ý cho HS xét hai trường hợp là n1 > n2 và n1 < n2. Và dùng các câu hỏi gợi ý sau:

- Khi góc i tăng góc r thay đổi như thế nào? - Độ lớn của i so với r khi đó?

- Góc i và r có thể nhận những giá trị nào?

GV u cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày kết quả đưa ra nhận xét, bổ sung và xác nhận các ý kiến đúng.

Sau khi tìm được điều kiện để xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần GV yêu cầu HS tiếp tục hoạt động nhóm để tính góc igh .

- Để tính góc igh GV gợi ý HS trở lại lập luận ở câu hỏi trước khi i = igh thì r có giá trị nào, thay vào biểu thức của định luật khúc xạ ánh sáng ta sẽ tính được igh.

Để tìm hiểu ứng dụng của định luật khúc xạ ánh sáng GV yêu cầu HS trả lời câu 4 trong phiếu học tập.

Với câu hỏi này rất ít HS trả lời được. Khi đó GV phải trình bày cho HS sau đó yêu cầu HS quan sát sơ đồ cấu tạo của sợi quang và vận dụng hiện tượng phản xạ tồn phần để giải thích ngun tắc hoạt động của sợi quang.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng tình huống học tập trong dạy học phần quang hình học vật lý 11 nhằm phát huy tính tích cực, tự chủ và bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh (Trang 135 - 142)