Sơ đồ Ban GDHN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường THPT phan đăng lưu quận bình thạnh, thành phố hồ chí minh (Trang 91 - 174)

Bên cạnh đó, cũng cần thành lập các tiểu ban tương ứng với 4 con đường GĐHN trong nhà trường. Các tiểu ban này sẽ giúp ban chỉ đạo hoạt động có hiệu quả, đó là:

- Tiểu ban GDHN qua sinh hoạt hướng nghiệp (GVCN, các tổ chức đoàn thể)

- Tiểu ban GDHN qua dạy học các mơn văn hóa, khoa học cơ bản. - Tiểu ban GDHN qua hoạt động ngoại khóa ở trong và ngoài nhà trường (Các tổ chức đoàn thể, Đoàn truờng, Hội LHTN, Ban đại diện CMHS, ban cựu HS-..)

Tiểu ban GDHN qua dạy học môn công nghệ (GV môn CN) và lao động.

Mỗi tiểu ban trên có nhiệm vụ, hình thức hoạt động riêng, thực hiện chức năng tham mưu cho HT xây dựng kế hoạch, giúp cho HT kiểm tra, đánh giá HĐGDHN trong nhà trường. Như vậy, các tiểu ban này có vai trị rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng GDHN cho học sinh trong nhà trường THPT.

Những lưu ý khi thực hiện:

+ Ban chi đạo hoạt động cần bảo đảm tinh gọn, hiệu quả.

+ Xây dựng đội ngũ chuyên trách về công tác GDHN, cần phối hợp chặt chẽ với các tổ chức trong và ngoài nhà trường xây dựng ban GDHN, các tổ tư vấn hướng nghiệp... góp phần thực hiện nhiệm vụ GDHN trong nhà trường.

+ Xây dựng đội ngũ GV, cán bộ chuyên trách là nhiệm vụ hết sức quan trọng, đây là lực lượng trực tiếp thực hiện kế hoạch nhà trường đề ra. Nhưng hiện nay, hầu hết GV dạy GDHN trong nhà trường chưa được đào tạo, bồi dưỡng sư phạm về GDHN. Chính vì vậy, nhà trường cần phải có kế hoạch cử GV tham gia các lớp tập huấn dài hạn, ngắn hạn về công tác GDHN; triển khai đầy đủ các văn bản quy định, hướng dẫn hoạt động của ngành về lĩnh

vực này, nhưng trên cơ sở các văn bản của ngành, nhà trường cần phải cụ thể hóa thành các quy định GDHN sao cho phù hợp với tình hình địa phương và của nhà trường.

Khi xây dựng đội ngũ GV, cán bộ chuyên trách phải là những người có uy tín, có tính thần trách nhiệm cao, có kiến thức về hoạt động GDHN. Tuy nhiên, hầu hết giáo viên phụ trách hoạt động GDHN trong các trường THPT đều chưa được đào tạo, bồi dưỡng sư phạm về GDHN. Mà nhà trường phải có kế hoạch tự bồi dưỡng cho giáo viên hoặc cử GV tham gia các lớp tập huấn dài hạn, ngắn hạn về công tác GDHN do Sở GD&ĐT hoặc các tổ chức nghề nghiệp ngoài xã hội tổ chức.

3.2.3. Đổi mới nội dung giáo dục hướng nghiệp phù hợp với đặc điểm học sinh trường THPT Phan Đăng Lưu quận Bình Thạnh, TP.HCM

3.2.3.1. Ý nghĩa của biện pháp

Nội dung chương trình GDHN là sự thể hiện mục tiêu GDHN; quy định kiến thức, kỹ năng, phương pháp và hình thức GDHN. Nhiệm vụ của nhà quản lý GDHN là phải quán triệt và triển khai đầy đủ nội dung chương trình GDHN, phải thường xuyên kiểm tra, nhận xét, đánh giá giáo viên thực hiện nội dung chương trình GDHN. Việc thực hiện đầy đủ và có chất lượng nội dung chương trình GDNH ỉà trách nhiệm chính của giáo viên làm nhiệm vụ GDHN.

3.2.3.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Nội dung chương trình GDHN được thể hiện như sau:

Đa dạng về các loại thông tin: Thông tin về cơ sở khoa học để giúp các em chọn hướng học tập hoặc nghề phù hợp; thông tin về định hướng phát triển kinh tế xã hội; thông tin về thế giới nghề nghiệp và một số nghề cụ thể; thông tin về thị trường lao động; thông tin về đào tạo; thông tin về hứng thú, năng lực, hồn cảnh gia đình học sinh.

Bảo đảm được tính liên thơng và đồng bộ các kiến thức trong chương trình: Tính liên thơng về nội dung được thể hiện từ thấp đến cao, liên tục, gắn

bó với nhau trong một thể thống nhất từ khái niệm về nghề, mô tả nghề, nguyên tắc chọn nghề; sự phù hợp nghề; các nhóm ngành nghề, cuối cùng là tư vấn chọn nghề.

Để quản lý nghiêm túc việc thực hiện nội dung chương trình GDHN cho HS ở trường THPT Phan Đăng Lưu quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh, HT cần phải thực hiện các cơng việc như sau:

Thứ nhất: Yêu cầu giáo viên lập kế hoạch cá nhân bám sát vào kế

hoạch GDHN chung của nhà trường (kế hoạch tuần, tháng, năm học). Đậy là yêu cầu đầu tiên đối với giáo viên vào đầu năm học. Trước khi thực hiện nhiệm vụ được giao, giáo viên phải hình dung được tất cả các cơng việc mình phải làm trong năm học, trong đó có cơng việc bắt buộc là thực hiện đúng nội dung chương trình GDHN mà Ban giám hiệu đã phê duyệt trên cơ sở kết hợp với những nội dung GDHN mà học sinh đã được học ở trung tâm KTTH-HN.

Thông thường, nội dung GDHN được lồng ghép vào chương trình dạy nghề phổ thơng, mơn Cơng nghệ nên giáo viên phải nghiên cứu thật kỹ nội dung chương trình dạy nghề phổ thơng, môn Công nghệ để lồng ghép một cách sáng tạo, phù hợp, tạo hứng thú cho học sinh tiếp thu kiến thức.

Thứ hai, yêu cầu giáo viên lập phiếu báo giảng theo tuần.

Việc lập phiếu báo giảng theo tuần là công việc thường xuyên và bắt buộc của giáo viên, qua phiếu báo giảng của giáo viên, người quản lý biết được tiến độ thực hiện kế hoạch của giáo viên, qua đó kịp thời nhắc nhở giáo viên thực hiện tốt nội dung chương trình GDHN.

Phiếu báo giảng còn là căn cứ để quản lý, kiểm tra và đánh giá việc giảng dạy thực tế của giáo viên, là căn cứ để xếp loại giáo viên cuối học kỳ, cuối năm học.

Thứ ba, thường xuyên dự giờ, thăm lớp; nhận xét đánh giá giờ dạy của

giáo viên; đối chiếu bài dạy với kế hoạch cá nhân.

Muốn nhận xét, đánh giá giáo viên một cách chính xác, khách quan, việc dự giờ đột xuất là hết sức cần thiết. Dự giờ đột xuất của cán bộ quản lý

sẽ nắm bắt chính xác việc thực hiện nội dung chương trình; việc chuẩn bị cho giờ dạy là năng lực sư phạm của giáo viên; khối lượng kiến thức mà giáo viên truyền thụ cho học sinh; khả năng tiếp thu bài của học sinh...

Thứ tư: Chỉ đạo tổ chuyên môn, người phụ trách hoạt động GDHN

từng khối hàng tháng nhận xét, đánh giá giáo viên trong việc thực hiện kế hoạch.

Tổ chuyên môn là tổ chức gần gũi nhất của giáo viên, hiểu giáo viên sâu sắc nhất, nên việc nhận xét đánh giá giáo viên của tổ chuyên môn là đáng tin cậy.

Thứ năm: kịp thời động viên những giáo viên thực hiện tốt nội dung

chương trình, kế hoạch cá nhân; phê phán nghiêm khắc những giáo viên không thực hiện đúng nội dung chương trình, kế hoạch cá nhân.

3.2.4. Nâng cao trách nhiệm giáo viên trong cải tiến phương pháp và hình thức tiến hành hoạt động GDHN trong nhà trường phổ thông

3.2.4.1.Ý nghĩa của biện pháp

Cải tiến phương pháp và hình thức tiến hành hoạt động GDHN trong nhà trường phổ thông hiện nay là rất cần thiết và cấp bách. Từ đó nhằm thu hút được các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia. Cải tiến phương pháp dạy học GDHN phải theo hướng thầy đóng vai trị chủ đạo là nhà thiết kế, định hướng, còn trị là người thi cơng.

Người thầy biết vận dụng linh hoạt các hình thức sinh hoạt GDHN để thu hút, lôi cuốn sự chủ ý và tạo ra sự hứng thú cho HS tham gia sinh hoạt GDHN.

3.2.4.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Trong điều kiện mới của đất nước, học sinh sau khi tốt nghiệp THPT không những phải đáp ứng những thách thức mới của việc lựa chọn nghề nghiệp, các hình thức và cơ hội tìm được việc làm mà cịn phải có ý thức tự tạo lập cuộc sống của mình, sự thay đổi trong thị trường việc làm cũng đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến tính năng động, linh hoạt của từng cá nhân, đến sự phân

công lao động trong từng gia đình và vị trí từng cơng việc trong xã hội. Do vậy, GDHN cho học sinh THPT chính là giúp cho các em có kiến thức, chủ động, linh hoạt, tự tin trong lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai, giúp các em hình thành được những năng lực cần thiết để hoà nhập với cộng đồng, thích ứng với nền kinh tế thị trường. Vì vậy, hoạt động GDHN có những đặc thù riêng về phương pháp, phải đổi mới phương pháp, phải chú trọng đến phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động, tạo hứng thú cho học sinh trong việc tiếp thu các nội dung GDHN. Tính đặc thù thể hiện ở chỗ học sinh đóng vai trò là chủ thể của hoạt động chọn nghề. Nên GV linh hoạt sử dụng phương pháp phù hợp đem lại cho học sinh các kinh nghiệm tìm hiểu thơng tin nghề chính xác, củng cố quan điểm đối với lao động, thái độ sẵn sàng đi vào cuộc sống lao động, định hướng giá trị nghề nghiệp, hình thành động cơ đúng đắn trong tìm hiểu và lựa chọn nghề tương lai cho mình.

Để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, cần tổ chức hoạt động cho học sinh theo quy mô lớp và nhóm nhỏ. Tuy nhiên, cũng có những bài có thể cho các em học tập trung tại hội trường từ hai đến ba lớp để HS có thể thảo luận sôi nổi, trao đổi, bàn bạc đưa ra các ý kiến khác nhau. Trong mọi hoạt động, giáo viên đóng vai trị cố vấn, xác định mục tiêu, nội dung, cách thức hoạt động, học sinh giữ vai trò chủ thể hoạt động, tự tổ chức, điều khiển và tự đánh giá.

Đổi mới phương pháp GDHN nhằm mục tiêu: Phát triển tư duy của học sinh; hình thành và phát triển nhân cách nghề nghiệp cho các em

Điều kiện để có tư duy là học sinh phải được hoạt động, được tham gia giải quyết vấn đề. Bản thân q trình dạy - học là phải có sự tham gia của cả thầy và trị. Đổi mới phương pháp là phải tăng cưòng vai trò chủ động của học sinh bằng cách tổ chức cho học sinh tham gia vào các hoạt động học tập và hoạt động thực tế; tạo ra các vấn đề và tình huống có vấn đề, từ đó học sinh tự xây dựng cách giải quyết các vấn đề...

hướng nghiệp theo hướng sau:

Thứ nhất: Phát huy tính năng động, sáng tạo của học sinh.

Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ như vũ bão của khoa học công nghệ, các nghề mới xuất hiện ngày càng nhiều và các nghề cũ cũng dần mất đi, thế giới nghề nghiệp trở nên rộng lớn và phức tạp. Do đó, giáo viên khơng thể nắm hết được các nghề mà chỉ có thể giúp cho học sinh biết cách tìm hiểu nghề, tìm được nguồn thơng tin cần thiết để các em tự xác định được nghề trong tương lai. Thơng qua tìm hiểu một nghề cụ thể và nhận thức về những nguyên tắc chọn nghề, học sinh rút ra được những nguyên tắc tìm hiểu những đặc điểm lao động của nghề cụ thể là phải nắm được: đối tượng, nội dung, công cụ và điều kiện lao động của nghề.

Thứ hai: Coi trọng tính giáo dục của cơng tác GDHN.

Như trên đã nói, GDHN khơng chi đơn thuần nhằm mục đích giúp cho học sinh chọn được nghề thích hợp trong tương lai mà quan trọng hơn là phải hình thành trong các em thái độ, ý thức đúng đắn về lao động sản xuất, chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đi vào cuộc sống nghề nghiệp. Giúp cho các em nhận thức được đó là q trình điều chỉnh liên tục ý định chọn nghề cho học sinh thấy được những nghề đang có nhu cầu nhân lực để tùy sức mình mà lựa chọn. Nói cách khác, GDHN rất tôn trọng hứng thú và năng lực của học sinh, nhưng lại hướng được quá trình hình thành hứng thú và năng lực lao động nghề nghiệp vào những nghề mà xã hội cần.

Do đó, đổi mới phương pháp phải chú ý đến những vấn đề sau:

- Phát huy tính tích cực, chủ động của người học, tạo điều kiện để học sinh tự phát hiện và giải quyết vấn đề, tạo tình huống để học sinh giải quyết vấn đề dưới sự tổ chức, gợi ý, hướng dẫn của giáo viên.

- Tăng cường trao đổi, thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm giữa giáo viên với nhau. Hoạt động này được thực hiện ở tổ chuyên môn trong trường, liên trường, thông qua các đợt tập huấn chuyên môn hoặc ở các cuộc hội thảo do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức.

- Chú ý tạo môi trường học tập vui vẻ, thoải mái, cởi mở, tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau để các em chủ động bày tỏ chính kiến, suy nghĩ của mình một cách chân thành nhất.

- Tổ chức các hoạt động ngoại khố, ngồi lớp, ngồi trường, trong đời sống trong các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao để các em có điều kiện giao lưu, học hỏi, bày tỏ, thể hiện mình và đó cũng chính là điều kiện để hồn thiện nhân cách.

- Khuyến khích áp dụng phương pháp dạy học tích cực, theo hướng tập trung vào người học, dạy học giải quyết vấn đề, dạy học tình huống, giúp cho người học chuẩn bị cho cuộc sống và sản xuất sau này chứ không phải để thi cử, lấy bằng cấp hoặc chỉ để tiếp tục học lên.

- Tích cực sử dụng các thiết bị hiện đại hỗ trợ như: phần mềm máy tính, giáo án Powerpoint, đầu chiếu Overhead, Projertor... để bài dạy thêm sinh động, hấp dẫn và ln đổi mới về hình thức.

Để thực hiện biện pháp này, cần triển khai các phương pháp GDHN sau:

1/ Tổ chức thực hiện phương pháp thuyết trình.

2/ Tổ chức cho học sinh tìm hiểu thơng tin về nghề nghiệp và các cơ sở đào tạo.

3/ Tổ chức thảo luận lớp về nội dung hướng nghiệp.

Phương pháp thảo luận địi hỏi tính tích cực cao độ ờ mỗi học sinh, đòi hỏi 1 giáo viên phải thành thạo kỹ năng đỉều khiển nhằm mục đích khuyến khích học sinh trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và biết cách làm việc với người khác.

Trong quá trinh tổ chức hoạt động GDHN cho học sinh, phương pháp thảo luận có những thuận lợi sau:

- Giúp học sinh nhận thức sâu và xử lý thông tin nhanh trong những bài có nội dung tìm hiểu một nghề cụ thể.

viên đưa ra.

- Học sinh học cách lập luận, lý giải được vấn đề chọn nghề. Ví dụ trong một tiết dạy HDHN:

Bước 1: Xác định chủ đề buổi thảo luận, dự kiến thời gian và các bước tiến hành.

Bước 2: Chuẩn bị các câu hỏi nêu vấn đề cho buổi thảo luận.

Chú ý: Những “câu hỏi đóng”, tức là chỉ trả lời “có/khơng” sẽ làm cho buổi thảo luận buồn tẻ và rất dễ đi đến tình trạng thờ ơ của nhiều học sinh. Nên chuẩn bị những “câu hỏi mở”, những câu hòi này có cơ hội phát triển buổi thảo luận và có khả năng lơi cuốn nhiều học sinh tham gia.

Bước 3: Điều khiển buổi thảo luận

Để điều khiển buổi thảo luận, giáo viên cần chú ý các điểm sau:

- Bố trí chỗ ngồi: Tất cả mọi học sinh tham gia thảo luận đều có thể nhìn thấy mặt nhau. Ngồi theo hình trịn hoặc hình chữ U là thích hợp nhất.

- Phần khởi động: Đây là phần rất quan trọng, giúp học sinh mạnh dạn khi thảo luận. Để làm tốt phần này, giáo viên có thể sử dụng một số trò chơi liên quan đến chủ đề thảo luận sau khi đã tiến hành những thủ tục cần thiết.

- Sau phần khởi động: Người dẫn chương trình sẽ đặt những câu hỏi. Các câu hỏi nên theo một trình tự nhất định và nên nhanh chóng lơi cuốn tất cả lớp vào cuộc thảo luận. Nên chia lớp thành các nhóm khoảng 10 học sinh. Mỗi nhóm cử nhóm trưởng, thư ký; nêu rõ mục tiêu và chủ đề thảo luận ở nhóm; tiến hành các bước theo bài soạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường THPT phan đăng lưu quận bình thạnh, thành phố hồ chí minh (Trang 91 - 174)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)