Các yêu cầu phi chức năng

Một phần của tài liệu BÁO cáo KINH tế kỹ THUẬT dự án đầu tư PHẦN mềm TRAO đổi dữ LIỆU GIỮA CATOS với PHẦN mềm CẢNG điện tử EPORT và CỔNG CONTAINER tự ĐỘNG (Trang 52 - 55)

CHƯƠNG 3 YÊU CẦU KỸ THUẬT CỦA HỆ THỐNG

4 Các yêu cầu phi chức năng

4.1 Yêu cầu đặc tính sản phẩm

- Tính phù hợp: Là khả năng của một phần mềm có thể cung cấp một tập các chức năng thích hợp cho cơng việc cụ thể phục vụ mục đích của người sử dụng;

- Tính chính xác: Là khả năng của phần mềm có thể cung cấp các kết quả hay hiệu quả đúng đắn hoặc chấp nhận được với độ chính xác cần thiết;

- Khả năng hợp tác làm việc: Khả năng tương tác với một hoặc một vài hệ thống cụ thể của phần mềm;

- Tính an tồn: Khả năng bảo vệ thơng tin và dữ liệu của sản phẩm phần mềm, sao cho người, hệ thống khơng được phép thì khơng thể truy cập, đọc hay chỉnh sửa chúng;

- Tính đúng đắn: Khả năng tránh các kết quả sai;

- Khả năng chịu lỗi: Khả năng của phần mềm hoạt động ổn định tại một mức độ cả trong trường hợp có lỡi xảy ra ở phần mềm hoặc có những vi phạm trong giao diện;

- Khả năng phục hồi: Khả năng của phần mềm có thể tái thiết lại hoạt động tại một mức xác định và khơi phục lại những dữ liệu có liên quan trực tiếp đến lỗi;

4.3 Yêu cầu về hiệu quả

- Đáp ứng thời gian: Ứng dụng có thể đưa ra một trả lời, một thời gian xử lý và một tốc độ thơng lượng hợp lý khi nó thực hiện cơng việc của mình, dưới một điều kiện làm việc xác định;

- Tận dụng tài nguyên: Có thể sử dụng một lượng, một loại tài nguyên hợp lý để thực hiện công việc trong những điều kiện cụ thể;

- Tính hiệu quả chung: Thoả mãn các chuẩn, quy ước, quy định.

4.4 Yêu cầu bảo hành, bảo trì

- Có thể phân tích được: Phần mềm có thể được chẩn đốn để tìm những thiếu sót hay những nguyên nhân gây lỗi hoặc để xác định những phần cần sửa;

- Có thể thay đổi được: Phần mềm có thể chấp nhận một số thay đổi cụ thể trong q trình triển khai;

- Tính bền vững: Khả năng tránh những tác động không mong muốn khi chỉnh sửa phần mềm;

- Có thể kiểm tra được: Khả năng cho phép đánh giá được phần mềm chỉnh sửa; - Khả năng bảo hành bảo trì chung: Thoả mãn các chuẩn, quy ước, quy định.

4.5 Yêu cầu về chuẩn tiếng Việt

- Hệ thống phần mềm cần hỗ trợ chuẩn ngôn ngữ Unicode;

- Hệ thống có khả năng hỡ trợ tiêu chuẩn Unicode về mặt lưu trữ dữ liệu, hỗ trợ nhiều bộ gõ khác nhau;

- Hệ thống có khả năng hỡ trợ tiêu chuẩn Unicode trong việc hiển thị thông tin.

4.6 Yêu cầu về mỹ thuật, giao diện ứng dụng phần mềm

- Giao diện của phần mềm cần được thiết kế một cách phù hợp và thống nhất; - Các thành phần giao diện của hệ thống dễ sử dụng, thơng báo, chú thích rõ ràng.

4.7 Yêu cầu về hệ thống báo lỗi

- Ứng dụng phần mềm cung cấp tính năng báo lỡi chi tiết đến từng tình huống;

- Trong các thơng báo lỗi, cho phép liên kết đến hệ thống trợ giúp cho từng nội dung tương ứng;

trong các báo lỗi được yêu cầu là tiếng Việt.

4.8 Yêu cầu về khả năng tìm kiếm thơng tin

- Ứng dụng cung cấp cho người sử dụng cơng cụ tìm kiếm linh hoạt trên dữ liệu của hệ thống;

- Ngơn ngữ tìm kiếm là tiếng Việt;

4.9 Yêu cầu về tính sẵn sàng với IPv6

- Đảm bảo phần mềm trên website hỗ trợ IPv6 (bắt buộc);

- Đảm bảo đường truyền kết nối Internet cho Webserver hỗ trợ IPv6 (bắt buộc);

4.10 Các yêu cầu về năng lực của cán bộ tham gia xây dựng, phát triển, nâng cấp, mở rộng phần mềm

Các yêu cầu về môi trường để đưa ra đánh giá về các hệ số điều chỉnh môi trường để tính tốn hệ số điều chỉnh chung về mơi trường phát triển sản phẩm. Quá trình đánh giá chi tiết này dẫn đến yếu tố quyết định năng suất trung bình của nhóm dự án.

Các thành viên nhóm dùng để đưa ra đánh giá về các hệ số điều chỉnh môi trường (Rational Unified Process), áp dụng Unified hoặc các quy trình sản xuất phần mềm tương tự.

Các thành viên nhóm dự án phải có hiểu biết cơ bản về quy trình phát triển phần mềm RUP (Rational Unified Process), áp dụng RUP hoặc các quy trình sản xuất phần mềm tương tự.

RUP hỗ trợ các hoạt động phát triển phần mềm theo nhóm, phân chia cơng việc theo lệnh cho từng thành viên của nhóm trong từng giai đoạn khác nhau của quy trình phát triển phần mềm.

Các thành viên nhóm dự án đã từng tham gia phát triển những ứng dụng có mơ hình nghiệp vụ tương tự.

Các thành viên nhóm dự án có hiểu biết về cơng nghệ hướng đối tượng và sử dụng thành thạo các công cụ phát triển hướng đối tượng.

Cán bộ quản lý dự án và các trưởng nhóm, trưởng bộ phận phải có đủ trình độ và năng lực tổ chức, quản lý và triển khai nhiệm vụ dự án; phải bao quát toàn bộ dự án hoặc trong nội dung cơng việc của nhóm; phân chia, điều phối cơng việc phù hợp và phải có kinh nghiệm lãnh đạo trong các dự án trước đó.

Thành viên nhóm dự án phải có tính chất năng động, khả năng tiếp cận bài tốn và xử lý vấn đề nhanh chóng, chính xác; đồng thời thích nghi với sự thay đổi của dự án.

Xác định yêu cầu phần mềm, đặc tả yêu cầu phần mềm phải có sự thống nhất về những chức năng sẽ thực hiện trên phần mềm, hoạt động của các chức năng, kết quả cần phải đạt được cho từng chức năng... giữa nhóm phát triển dự án và chủ đầu tư cũng như

đơn vị thụ hưởng để trong quá trình triển khai dự án sẽ giảm tối thiểu những bất đồng về các công việc cần phải thực hiện. Sự thành công của dự án phần mềm phụ thuộc vào chất lượng của các yêu cầu phần mềm, các yêu cầu phần mềm không đủ tốt sẽ dẫn tới thiết kế bị sai lệch và rất khó sửa chữa, gây thiệt hại về chi phí, tiến độ của dự án. Như vậy với nhóm phát triển phần mềm phải có kỹ năng cơ bản trong việc xác định yêu cầu và đặc tả phần mềm.

Do tính chất, quy mơ của dự án, nhóm dự án hạn chế sử dụng nhân viên làm Part time.

Ngơn ngữ lập trình lựa chọn cho dự án là ngơn ngữ phổ biến, đã được sử dụng nhiều trên thị trường và các thành viên nhóm dự án phải làm chủ được ngôn ngữ này và vận dụng vào dự án.

Một phần của tài liệu BÁO cáo KINH tế kỹ THUẬT dự án đầu tư PHẦN mềm TRAO đổi dữ LIỆU GIỮA CATOS với PHẦN mềm CẢNG điện tử EPORT và CỔNG CONTAINER tự ĐỘNG (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)