Tập quán hàng hải

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Cơ sở pháp lý cho việc giao kết và thực tiễn thực hiện hợp đồng bảo hiểm thân tàu của các công ty hàng hải Việt Nam (Trang 38 - 40)

3.1..2 Luật quốc gia

3.1.3.Tập quán hàng hải

Tập quán quốc tế về hàng hải cũng là nguồn luật điều chỉnh hợp đồng bảo hiểm thân tàu. Tập quán hàng hải là những thói quen hàng hải được lặp đi lặp lai nhiều lần, được công nhận rộng rãi và áp dụng liên tục đến mức trở thành một nguyên tắc mà các bên mặc nhiên tuân theo, nhiều tập quán hàng hải được hình thành ở các cảng biển.

Tập quán hàng hải thường được áp dụng với tư cách là nguồn luật để giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm hàng hải (hợp đồng bảo hiểm thân tàu), đơn bảo hiểm cũng như luật do đơn bảo hiểm này chỉ ra không điều chỉnh hay điều chỉnh không đủ nội dung tranh chấp phát sinh. Hay nói cách khác, tập quán hàng hải sẽ được áp dụng trong hợp đồng bảo hiểm thân tàu trong 3 trường hợp sau:

- Khi hợp đồng bảo hiểm quy định.

- Khi luật (luật quốc gia) do các bên chủ thể của hợp đồng bảo hiểm thân tàu thoả thuận lựa chọn, khơng có hoặc có nhưng khơng đầy đủ, còn khiếm khuyết về những vấn đề tranh chấp phát sinh, về những vấn đề cần phải điều chỉnh.

Theo qui định tại Điều 2, khoản 3 của Luật kinh doanh bảo hiểm Việt Nam năm 2000 thì các bên tham gia bảo hiểm có thể thoả thuận áp dụng tập quán quốc tế, nếu tập qn đó khơng trái với pháp luật Việt Nam. Như vậy, các bên tham gia trong hợp đồng bảo hiểm thân tàu có quyền áp dụng các tập quán hàng hải trong quá trình giao kết và thực hiện hộ đồng bảo hiểm thân tàu.

CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG CƠ SỞ PHÁP LÝ CHO VIỆC GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM THÂN TÀU

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Cơ sở pháp lý cho việc giao kết và thực tiễn thực hiện hợp đồng bảo hiểm thân tàu của các công ty hàng hải Việt Nam (Trang 38 - 40)