Cơ sở lý luận của dạy học dự ántích hợp giáo dục Biến đổi khí hậu trong giảng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học dự án tích hợp biến đổi khí hậu trong phần sinh thái học sinh học 12 trung học phổ thông (Trang 31 - 42)

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.2.3. Cơ sở lý luận của dạy học dự ántích hợp giáo dục Biến đổi khí hậu trong giảng

giảng dạy Sinh thái học 12.

1.2.3.1. Khái niệm dự án và dạy học dự án

Dự án: Thuật ngữ “Dự án” trong tiếng Việt nghĩa là “một quá trình gồm các cơng tác, nhiệm vụ có liên quan với nhau, được thực hiện nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra trong điều kiện rằng buộc về thời gian, nguồn lực và ngân sách”. [21]

Dạy học dự án

BIE định nghĩa phương pháp dạy học dự án là một phương pháp dạy học có hệ thống cho phép học sinh tiếp thu kiến thức và kĩ năng thơng qua một q trình hỏi đáp mở (extended inquiry process) được xây dựng bằng những câu hỏi phức tạp, mang tính thực tiễn và thông qua việc thiết kế cẩn thận các sản phẩm và nhiệm vụ của quá trình học tập. Học sinh trong một lớp có thể tiến hành dự án cụ thể (brief project) kéo dài một đến

hai tuần cho một môn học hoặc tiến hành dự án kéo dài trong cả năm và cần đến sự phối hợp của các cá nhân bên ngoài nhà trường; dự án này gọi là dự án liên môn (interdisciplinary project). [32]

Theo Richard Johnson, hiệu trưởng trường tiểu học Whitehorse ở Canada, học tập

theo dự án (Project based learning) là một mơ hình hoạt động học tập thay thế những bài học ngắn, tách rời với thực tiễn, lấy thầy giỏo làm trung tâm bằng những hoạt động học tập có tính dài hạn, địi hỏi sự tương tác lẫn nhau của người học và lấy học sinh làm trung tâm. Phương pháp này lấy người học làm trung tâm và tạo cho họ các cơ hội tham

gia nghiên cứu chuyên sâu về các đề tài có giá trị. Người học trong quá trình này tự giác hơn bởi sau khi làm dự án, họ phải xây dựng các sản phẩm có ý nghĩa thể hiện quá trình học tập của mình. [38]

Tại trường Morgan Hill, người ta đưa ra một loạt các ý kiến về phương pháp học tập dự án. Cụ thể như sau

 Phương pháp dự án là một mơ hình chuyển đổi từ việc “giáo viên thuyết trình” sang “học sinh hành động (“teachers telling" to "students doing").

 Phương pháp dự án lôi cuốn học sinh vào các hoạt động học tập liên quan đến các đề tài có thật, qua đó mà học sinh phát huy và ứng dụng các kĩ năng và kiến thức.

 Phương pháp dự án là một chiến lược học tập nhấn mạnh rằng điều quan trọng nhất của việc học là hứng thú học tập.

 Phương pháp dự án một hoạt động học tập mà chương trình học được định sẵn còn những sản phẩm của quá trình học tập của học sinh thì khơng thể đoán trước hết được.

 Hoạt động học tập yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để giải quyết một vấn đề

 Một hệ thống các kinh nghiệm mà học sinh thu được thông qua việc xử lý, xác định thông tin và phân phối thời gian làm việc. [36]

Clark County School District lại đưa ra định nghĩa như sau:

Phương pháp học tập kiểu dự án là một mơ hình dạy học chuẩn bị cho học sinh những kĩ năng cần thiết kế thành công trước khi tham gia vào thị trường lao động. [33]

Trung tâm của phương pháp dạy học dự án là các dự án dài hạn, lấy học sinh làm trung tâm và liên kết các môn học. Khi sử dụng phương pháp dự án, người thầy kết hợp nội dung chương trình học với các vấn đề thật của xã hội. Điều này thách thức và kích

thích tư duy của học trị. Nhận thức của người học sẽ tăng lên đáng kể nếu như họ tìm ra giải pháp cho một vấn đề có thật trong cuộc sống. Vai trị của người thầy chuyển đổi từ người diễn thuyết (lecturer) sang người dẫn dắt (facilator). Điểu này cho phép học sinh học tập và làm việc theo tốc độ riêng, thành lập các mục tiêu cá nhân và tự phân bố thời gian học tập. Học sinh buộc phải có trách nhiệm cao hơn trong quá trình học và được khuyến khích tham gia vào q trình tự đánh giá kết quả học tập của mình.

Với sự giúp đỡ của công nghệ, học sinh hoạt động như các nhà chuyên môn, cùng cộng tác hồn thành dự án, tìm kiếm giải pháp và trình bày các giải pháp tìm được.

Những giờ học sinh học được ở lớp sẽ là cơ sở để họ có thể đương đầu với những thử thách của cuộc sống bên ngoài.

Dạy học dự án là một PPDH lấy hoạt động của HS làm trung tâm, hướng HS đến việc lĩnh hội kiến thức và kĩ năng thông qua việc đóng một hay nhiều vai để giải quyết

vấn đề (gọi là dự án) mô phỏng những hoạt động có thật của xã hội chúng ta. Những hoạt động này giúp HS thấy kiến thức cần học có ý nghĩa hơn.

Theo T.S. Nguyễn Thị Phương Hoa: “Phương pháp dạy học kiểu dự án là phương pháp tổ chức cho giáo viên và học sinh cùng nhau giải quyết khơng chỉ về mặt lý thuyết mà cịn về mặt thực tiễn một nhiệm vụ học tập có tính chất tổng hợp, và tạo điều kiện cho học sinh cùng và tự quyết định trong tất cả các giai đoạn học tập, kết quả là tạo ra được một sản phẩm hoạt động nhất định.” [15]

Theo chương trình Dạy học cho tương lai của Intel : “Dạy học theo dự án là một mơ hình dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Nó giúp phát triển kiến thức và các kỹ năng liên quan thông qua những nhiệm vụ mang tính mở, khuyến khích học sinh tìm tịi, hiện thực hoá những kiến thức đã học trong quá trình thực hiện và tạo ra những sản phẩm của chính mình. Chương trình dạy học theo dự án được xây dựng dựa trên những câu hỏi

định hướng quan trọng, lồng ghép các chuẩn nội dung và tư duy bậc cao trong những bối cảnh thực tế.

Như vậy ta có thể nhận ra từ tất cả các định nghĩa nói trên, phương pháp dạy học dự án là phương pháp cần có đầy đủ 4 yếu tố sau:

 Có sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên và học sinh

 Giải quyết nhiệm vụ học tập cả về mặt lý thuyết lẫn thực hành  Học sinh tự và cùng quyết định

 Tạo ra sản phẩm hoạt động nhất định

1.2.3.2. Mục tiêu dạy học dự án

Dạy học dự án nhằm vào các mục tiêu sau:

- Hướng tới các vấn đề của thực tiễn, gắn kết nội dung học với cuộc sống thực tế. Học sinh giải quyết được một vấn đề cụ thể bằng tư duy, kiến thức và kỹ năng của bản thân.

- Phát triển và rèn luyện cho HS rất nhiều kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề; kĩ năng tư duy bậc cao, kĩ năng sống, kĩ làm việc theo nhóm, kỹ năng thực hành nghiên cứu, kỹ năng giao tiếp…

- Cho phép HS làm việc “một cách độc lập” để hình thành kiến thức và cho ra

những kết quả thực tế.

1.2.3.3. Các hình thức và giai đoạn tổ chức dự án.

Có nhiều cách phân chia các hình thức tổ chức dạy học dự án thùy thuộc vào mục tiêu, đặc điểm, thời gian, nhiệm vụ… Cụ thể như sau:

Hình 1.3. Các hình thức dạy học dự án

Có rất nhiều cách phân chia các giai đoạn của phương pháp dạy học kiểu dự án. Theo Kil Patrick, người đầu tiên đưa ra định nghĩa về phương pháp dự án, quy trình tổ chức gồm 4 giai đoạn:

- Xây dựng mục tiêu - Đề ra kế hoạch - Triển khai - Đánh giá

GLEF chia các bước của quá trình làm dự án chi tiết hơn với 5 giai đoạn sau: - Đặt ra câu hỏi cần thiết

- Phác thảo kế hoạch - Lên kế hoạch chi tiết - Triển khai

- Nhận xét - Đánh giá

Còn theo Karl Frey, dạy học dự án gồm các bảy bước, lần lượt như sau - Sáng kiến dự án

- Phác hoạ dự án - Lập kế hoạch dự án

- Thực hiện dự án - Kết thúc dự án - Thông báo

- Giao lưu, tương hỗ

Trong đó hai bước Thơng báo và Giao lưu, tương hỗ có mặt xun suốt quá trình làm dự án.

Các nhà nghiên cứu của Intel đưa ra mơ hình dạy học dự án với 5 giai đoạn chính mà trong đó các bước cụ thể gồm:

- Ý tưởng về dự án - Thiết kế dự án - Thực hiện dự án

- Thu thập kết quả và công bố sản phẩm học sinh - Đánh giá dự án

Trong cách phân chia giai đoạn này của Intel tuy không nêu các hoạt động giao lưu tương hỗ nhưng bản chất, các hoạt động này lồng ghép trong tất cả các bước.

Giai đoạn 1: ý tưởng về dự án:

Trên cơ sở phân tích cấu trúc và nội dung môn học, người dạy lựa chọn rsa những vấn đề có thể tiến hành dự án. Người dạy và người học cũng có thể cùng nhua thảo luận, đề xuất, xác định đề tài và mục đích của dự án. cần tạo ra một tình huống xuất phát, chứa đựng một vấn đề, hoặc một nhiệm vụ cần được giải quyết trong đó chú ý đến việc liên hệ với hoàn cảnh thực tiễn xã hội và đời sống. cần chú ý đến hứng thú của người học, cũng như ý nghĩa xã hội của đề tài.

Người dạy cũng có thể giới thiệu một số hướng đề tài để học sinh lựa chọn và cụ thể hóa. Trong trường hợp thích hợp, sáng kiến về đề tài có thể xuất phát từ học sinh. Giai đoạn này được K.Frey chia thành hai giai đoạn nhỏ là đề xuất ý kiến và thảo luận ý kiến.

Hình thành ý tưởng dự án: Khi hình thành ý tưởng dự án thì thường kết hợp sự

hình thành ý tưởng từ yêu cầu của nội dung, mục tiêu chương trình, yêu cầu của người dạy và hứng thú của người học.

Phân tích ý tưởng dự án: cần phân tích ý tưởng dưới các khía cạnh khác nhau

nhằm xác định chính xác mục tiêu, tính khả thi, tính thời sự - thực tế, tính hấp dẫn... đảm bảo tính hiệu quả của dự án.

Giai đoạn 2: Thiết kế dự án

Bước 1: Lập hồ sơ bài dạy:

Xây dựng kế hoạch bài dạy. Kế hoạch bài dạy thể hiện mục tiêu bài dạy theo

chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chứa đựng thông tin về người soạn bài, tổng quan về bài dạy, các phương tiện, thời gian cần thiết, những mơn học có liên quan đến bài dạy, đối tượng bài dạy hướng tới, các bước tiến hành bài dạy.

Xây dựng bộ câu hỏi khung định hướng. Bộ câu hỏi khung định hướng tạo ra một

bối cảnh học tập có ý nghĩa thơng qua việc thiết lập mối liên hệ giữa bài học và nhiều lĩnh vực khác trong thực tiễn đồng thời định hướng các dự án học tập tập trung vào đơn vị kiến thức quan trọng. Bộ câu hỏi khung chương trình bao gồm các loại câu hỏi: Câu hỏi khái quát, Câu hỏi bài học và Câu hỏi nội dung

Câu hỏi khái quát: là những câu hỏi mở, có vai trị khơi dậy tính hứng thú, sự

quan tâm của người học; có phạm vi rất rộng, bao qt tồn diện nhiều lĩnh vực, có thể liên quan đến nhiều bài học và nhiều môn học; Là những câu hỏi khơng có những câu trả lời cụ thể.

Câu hỏi bài học: Cũng là câu hỏi mở nhưng bó hẹp trong một chủ đề hoặc bài học

cụ thể, gắn với nội dung bài học cụ thể, vì vậy sẽ dễ tiếp cận hơn đối với người học.

Câu hỏi nội dung: là các câu hỏi về từng nội dung trong bài dạy. Nó trực tiếp hỗ

trợ những chuẩn kiến thức, mục tiêu học tập và có những câu trả lời “đúng” cụ thể. Là những câu hỏi trợ giúp quan trọng cho câu hỏi khái quát và câu hỏi bài học.

Các câu hỏi định hướng bài dạy đòi hỏi người học phải nắm vững, hiểu rõ các câu hỏi nội dung, câu hỏi bài học, câu hỏi khái quát. Các câu hỏi này sẽ là kim chỉ nam dẫn dắt nội dung và cách làm việc cho toàn bộ hồ sơ dạy học.

Bước 2: Phân công nhiệm vụ cụ thể cho người học

Mỗi nhóm thực hiện một phần hoặc nhiều phần cụ thể của dự án. Việc phân công và giao nhiệm vụ chi tiết của các dự án là cơ sở để kiểm tra quá trình học tập của người học. Người dạy phân công nhiệm vụ càng khoa học, dễ hiểu thì người học càng dễ hình dung cấu trúc của dự án.

Giai đoạn 3: Thực hiện dự án:

Về phía người học. Với sự giúp đỡ của người dạy, người học nghiên cứu, biến đổi

hoặc tạo ra thông tin mới trong sự hợp tác để đi đến kết quả chung. Các thành viên thực hiện cơng việc theo kế hoạch đã đề ra cho nhóm và cá nhân.

Về phía người dạy. Trong q trình này, người dạy theo dõi quá trình thực hiện kế

hoạch đã xây dựng và sự hợp tác giữa các học sinh nhằm tạo ra một cộng đồng với việc học tập là trung tâm.

Giai đoạn 4: Thu thập kết quả và công bố sản phẩm học sinh

Kết quả thực hiện dự án có thể được viết dưới dạng thu hoạch, báo cáo… Thơng thường, sản phẩm học sinh phải hồn thành gồm:

- Bài mẫu trình bày đa phương tiện học sinh (power point) - Bài mẫu ấn phẩm học sinh (tờ rơi, áp phích, sản phẩm thật) - Mẫu trang web học sinh (dạng tệp Publisher hoặc dạng html) Giai đoạn 5: Đánh giá dự án

Người dạy và người học đánh giá quá trình thực hiện và kết quả cũng như kinh nghiệm đạt được. Việc đánh giá các sản phẩm của người học cần căn cứ vào các tiêu chí đã cơng bố từ trước

1.2.3.4. Đặc điểm

Có rất nhiều ý kiến khác nhau và nhiều cách trình bày khác nhau về đặc điểm của phương pháp dạy học dự án.

Theo Jane Clark, phương pháp dạy học dự án có 5 đặc điểm [35]  Nội dung dựa trên chương trình học

Định hướng người học

Cộng tác

Mang tính thực tiễn

Đánh giá đa dạng.

Theo T.S. Nguyễn Thị Phương Hoa [15], phương pháp học tập kiểu dự án có 8 đặc điểm:

Gắn với tình huống

Định hướng học sinh

Mang tính thực tiễn xã hội cao

Tự tổ chức và tự chịu trách nhiệm

Thống nhất giữa lý thuyết và thực hành

Định hướng sản phẩm

Qua các định nghĩa và đặc điểm của các tổ chức và tác giả khác nhau ta có thể thấy đặc điểm chung của các dạy học dự án có thể được nêu như sau:

 Định hướng thực tiễn và xã hội  Định hướng hứng thú người học  Định hướng hành động:

 Tính tự lực cao của người học  Cộng tác làm việc

 Định hướng sản phẩm  Có khả năng tích hợp cao  Mang tính phức hợp

Những đặc điểm nêu trên cho thấy dạy học dự án là phương pháp dạy học tích cực, hiệu quả và rất phù hợp để thực hiện các nội dung kiến thức tích hợp.

Những bài học được thiết kế theo dự án cần đạt các tiêu chí sau:

Những đặc điểm của bài học được thiết kế theo dự án một cách hiệu quả: Một dự

án được coi là hiệu quả khi nó đạt được sự cân bằng giữa khả năng thực hiện của học sinh với ý đồ thiết kế của giáo viên, chỉ rõ những công việc học sinh cần làm. Những đặc điểm dưới đây sẽ giúp nhận diện rõ thế nào là bài học theo dự án hiệu quả.

Học sinh là trung tâm của quá trình dạy học: Bài học theo dự án được thiết kế cẩn

thận, lôi cuốn học sinh vào những nhiệm vụ mở và có tính thực tiễn cao. Các nhiệm vụ của dự án kích thích khả năng ra quyết định, niềm cảm hứng, say mê của học sinh trong quá trình thực hiện và tạo ra sản phẩm cuối cùng. Học sinh lĩnh hội kiến thức bài học thơng qua việc tìm hiểu và tự quyết định mức độ hoàn thành các nhiệm vụ của dự án. Giáo viên giữ vai trò người hỗ trợ hay hướng dẫn. Học sinh hợp tác làm việc với nhau trong các nhóm, phát huy tối đa năng lực cá nhân khi đảm nhận những vai trò khác nhau.

Dự án tập trung vào những mục tiêu học tập quan trọng gắn với các chuẩn:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học dự án tích hợp biến đổi khí hậu trong phần sinh thái học sinh học 12 trung học phổ thông (Trang 31 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)