Các biện pháp sử dụng tư liệu về chủ quyền biển đảo tổ quốc trong giờ học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng tư liệu về chủ quyền biển đảo tổ quốc trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông (Trang 48 - 64)

phương pháp dạy học phù hợp, phát huy được tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh. Nghĩa là đảm bảo quan điểm mới trong dạy học hiện nay “Lấy người học làm trung tâm”.

Trên cơ sở kế thừa cơng trình nghiên cứu của các tác giả đi trước, ở luận văn này chúng tơi mạnh dạn đi sâu phân tích và cụ thể hóa hơn các biện pháp sử dụng tư liệu chủ quyền biển đảo tổ quốc trong dạy học lịch sử ở khía cạnh phát huy tính chủ động, tích cực của người học, tức là dạy học phát huy năng lực người học.

2.4. Các hình thức và biện pháp sử dụng tƣ liệu về chủ quyền biển đảo tổ quốc trong dạy học lịch sử ở trƣờng trung học phổ thông.

2.4.1 Các biện pháp sử dụng tư liệu về chủ quyền biển đảo tổ quốc trong giờ học nội khóa. nội khóa.

2.4.1.1. Sử dụng tư liệu về chủ quyền biển đảo qua phương pháp đóng vai.

Phương pháp đóng vai là một trong những phương pháp dạy học tích cực nhằm phát huy cao độ tính tự giác, độc lập và sáng tạo của người học. Phương pháp này đã được áp dụng phổ biến tại nhiều nước trên thế giới và phát huy hiệu quả tích cực. Ở Việt Nam, phương pháp này bước đầu đã được các nhà nghiên cứu giáo dục lịch sử và giáo viên lịch sử ở các trường phổ thông quan tâm. Nếu vận dụng phương pháp đóng vai vào quá trình dạy học lịch sử ở trường phổ thông sẽ phát triển năng lực người học một cách tồn diện.

“ Có thể hiểu, đóng vai là một trị chơi, trong đó giáo viên đảm nhiệm phần kịch bản, là đạo diễn; cịn học sinh sẽ thể hiện các vai diễn có trong kịch bản. Bằng việc nhập vai vào các nhân vật, người học sẽ chủ động tìm hiểu, chiếm lĩnh kiến thức và được hoạt động trực tiếp trong suốt hoạt động đóng vai. Hoạt động trong suốt q trình đóng vai khơng chỉ giúp người học khắc sâu kiến thức dễ dàng hơn, mà qua đó người học cịn có cơ hội hình thành kinh nghiệm cá nhân và cũng có cơ hội để phản ánh dựa trên kinh nghiệm này” [31, tr 45]

Học sinh có thể thực hiện đóng vai nhân vật lịch sử hoặc đóng vai tình huống. Trong dạy học các bài nội khóa có liên quan đến chủ quyền biển đảo tổ quốc, giáo viên có thể vận dụng phương pháp đóng vai để tạo hứng thú, phát huy tính chủ động, sáng tạo và rèn các kĩ năng sưu tầm, nghiên cứu, phân tích tài liệu ở học sinh. Ví dụ 1: Khi dạy học nội dung “Vai trò của biển đảo trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền tổ quốc” ở các bài: Bài 16: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (Lịch sử 10) – Mục 3: Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938 và bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X- XV – Mục II: Các cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông- Nguyên ở thế kỉ XIII. Giáo viên định hướng học sinh đóng vai các vị tướng như Ngơ Quyền hay Trần Hưng Đạo để làm nổi bật trận đánh về nhiều phương diện, đặc biệt là kế sách đánh giặc dựa vào sức mạnh của sông, của biển hoặc học sinh trong vai một người lính tham gia trận đánh để kể lại, tường thuật lại trận đánh, bày tỏ cảm xúc tự hào khi tham gia trận đánh lịch sử đó. Lưu ý đối với giáo viên là đóng vai nhân vật khơng chỉ đơn thuần là tạo ra những lời thoại, nhân vật chỉ hội thoại, hoặc độc thoại đơn thuần mà nên kết hợp tranh ảnh, lược đồ, âm thanh...chẳng hạn trong vai một vị tướng như Ngô Quyền và Trần Hưng Đạo, học sinh phải làm nổi bật được kế sách đánh giặc dựa vào địa thế hiểm trở, dựa vào quy luật triều cường, nhận xét thế giặc thông qua lược đồ trận đánh, và hình ảnh mơ phỏng địa hình nơi diễn ra trận đánh. Nếu trong vai một người lính, học sinh kể lại diễn biến trận đánh, qua lời kể phải thể hiện được cảm xúc tự hào của một người lính, phải làm nổi bật khí thế đánh giặc hào hùng, ngưỡng mộ tài thao lược của chủ tướng…

Ví dụ 2: Khi dạy bài 18 hoặc bài 22 (lịch sử lớp 10), học sinh có thể trong vai một thương nhân nước ngồi đến bn bán tại Việt Nam để miêu tả về các thương cảng sầm uất của nước ta, như cảng Hội An. Từ đó học sinh thấy được phát triển kinh tế gắn liền với biển đã là một phần trong nền kinh tế nước ta từ rất sớm.

Ví dụ 3: Học sinh có thể nhập vai là Giáo viên, là một nhà nghiên cứu lịch sử để thuyết trình về quá trình thực thi chủ quyền hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của nhà Nguyễn khi học bài 25 (lịch sử 10): Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX) – Mục 1.

Với việc vào vai các nhân vật lịch sử hoặc vai tình huống thì học sinh đều cần tìm hiểu về nhân vật, tình huống qua nhiều nguồn tài liệu. Ở đây giáo viên có thể cung cấp tài liệu hoặc cung cấp nguồn sưu tầm tài liệu để học sinh có thể tìm đọc, nghiên cứu. Giáo viên nên định hướng cụ thể những nội dung cần tìm hiểu, hướng dẫn học sinh chủ động xây dựng kịch bản dựa trên các nguồn tài liệu khác nhau về các nội dung giáo dục chủ quyền biển đảo. Như vậy với phương pháp đóng vai trong dạy học lịch sử, vai trò chủ động, sáng tạo của học sinh trong dạy học về chủ quyền biển đảo tổ quốc ở một số bài học nội khóa sẽ được thể hiện rất rõ ràng. Các nhóm học sinh sẽ cùng tìm hiểu, phân tích tài liệu, xây dựng kịch bản dưới sự hướng dẫn của giáo viên, cử đại diện thực hiện đóng vai hoặc cũng có thể giáo viên cũng cấp kịch bản cho một nhóm học sinh để tập và diễn minh họa trong giờ học.Dù là tự xây dựng kịch bản, hoặc giáo viên cung cấp kịch bản thì để thực hiện được những kịch bản trong giờ học cũng là một q trình làm việc tích cực, thực sự rèn luyện nhiều kĩ năng ở học sinh. Tuy nhiên để áp dụng phương pháp này hiệu quả, giáo viên phải xây dựng kế hoạch dạy học cụ thể, cho học sinh thời gian chuẩn bị hợp lý. Phương pháp đóng vai có tác dụng rất lớn trong tạo biểu tượng lịch sử.

Ví dụ: Kịch bản cụ thể tạo biểu tượng về sự kiện chiến thắng Bạch Đằng năm 938, làm nổi bật kế sách đánh giặc độc đáo.(Bài 16, mục 2d – lịch sử 10)

- Cần một nhóm từ 3 đến 4 học sinh, trong đó một học sinh có vai trị dẫn dắt hồn cảnh dẫn đến trận Bạch Đằng năm 938, một học sinh vào vai Ngô Quyền, 2 học sinh trong vai các tùy tướng của Ngô Quyền.

- Kịch bản tường thuật lại trận chiến trên sông Bạch Đằng như sau:

Học sinh dẫn dắt đọc lời dẫn: “Năm 937, Kiều Cơng Tiễn sát hại Dương Đình

ngay tại thành Đại La. Mùa Đông năm 938, Ngô Quyền thống lĩnh thủy binh, tiến về thành Đại La diệt Kiều Công Tiễn. Biết tin, Kiều Công Tiễn đã hoảng hốt, sai sứ sang cầu cứu nhà Nam Hán. Vua Nam Hán nhân cơ hội tốt, đã phong con trai là Giao vương Hoằng Tháo đem 2 vạn thủy binh tiến vào nước ta. Tại thành Đại La, chỉ trong vòng 4 ngày, Ngô Quyền đã tiêu diệt được Kiều Công Tiễn, bêu đầu ngay trước cổng thành. Nhận được tin báo thủy binh Hoằng Tháo đang tiến vào nước Việt, Ngô Quyền đã họp các tướng lĩnh lại để bàn kế sách” . Sau lời dẫn thì các

nhân vật xuất hiện:

Tùy tướng thứ nhất: Thư tướng quân, Hoằng Tháo mang theo chiến thuyền hùng mạnh đang tiến vào nước ta. Phen này chúng quyết cướp nước ta. Thế giặc đang rất mạnh, tướng quân dự liệu thế nào ạ?

Ngô Quyền: Hoằng Tháo là đứa trẻ khờ dại, đem qn từ xa đến, qn lính cịn

mỏi mệt, lại nghe tin Cơng Tiễn đã chết, khơng có người làm nội ứng, đã mất vía trước rồi, qn ta sức cịn khỏe, địch với quân địch ắt phá được.

Tùy tướng thứ hai: Nhưng chúng có lợi ở chiến thuyền thưa tướng quân.

Ngô Quyền: Đúng là chiến thuyền của chúng rất mạnh, ta khơng phịng bị

trước cũng không biết được thua ra sao.

Tùy tướng thứ nhất: Chúng đang rong buồm, tiến rất nhanh vào nước ta, vậy

tướng quân định phòng bị thế nào?

Ngơ Quyền:(Vừa nói vừa minh họa trên lược đồ) Mấy ngày nay đã đã suy

nghĩ rất nhiều, và có dự liệu. Các ngươi hãy lệnh cho binh sĩ vào rừng chặt gỗ, vót nhọt, đầu bọc sắt rồi đóng ngầm ở các cửa biển. Thuyền giặc theo nước triều lên vào trong hàng cọc thì ta sẽ dễ bề chế ngự.

Tùy tướng thứ hai: Vậy là khi triều lên, chúng ta sẽ phải dụ bằng được chúng

vào bên trong bãi cọc ngầm thì mới mong đại phá chúng.

Ngơ Quyền:( Vừa nói vừa minh họa trên lược đồ) Đúng vậy, hãy cho thuyền

nhỏ ra khiêu chiến, vờ thua để dụ chúng vào trong trận địa cọc ngầm. Ta cho quân mai phục hai bên bờ sông, đợi khi triều rút, bấy giờ cho quân mai phục hai bên bờ bắn tên có bọc lửa vào thuyền của chúng và những thuyền cỏ khô ta đã thả trôi trên sông. Lửa cháy tứ bề lại nghe tiếng quân ta hai bên bờ sơng hị reo, đồng thời thuyền chiến của ta cũng xuất hiện và tấn công, chúng bị rơi vào thế bất ngờ và bị động sẽ hốt hoảng mà tìm cách tháo thân, các thuyền chiến chắc chắn chạy ra hướng cửa biển . Đến đây thì các ngươi đã đốn biết số phận của chúng rôi chứ?\

Thùy tướng thứ nhất: Dạ thưa tướng quân! chúng thần đã hiểu rồi, phen này

quân Nam Hán sẽ hồn siêu phách lạc, chúng sẽ cạch đến già không dám xâm lược nước ta nữa đâu. ( Cười lớn)

- Sau khi thực hiện xong phần đóng vai, giáo viên sẽ đặt ra những câu hỏi yêu cầu học sinh nhận thức kết quả và ý nghĩa to lớn của trận Bạch Đằng năm 938 trong lịch dân tộc; nhận thức vai trị của biển đảo trong cơng cuộc bảo vệ chủ quyền tổ quốc.

2.4.1.2 Sử dụng tài liệu về chủ quyền biển đảo tổ quốc trong dạy học nêu vấn đề.

“Nêu vấn đề là một ngun tắc trong dạy học, vì nó có thể chỉ đạo liên kết nhiều phương pháp với nhau, chẳng hạn trong khi giảng bài, giáo viên có thể nêu vấn đề và tự giải quyết để thu hút sự chú ý của học sinh; cũng có thể nêu vấn đề để hướng dẫn học sinh tự học, hoặc thảo luận tại lớp, chuẩn bị Xeemian, tham quan, ngoại khóa, sinh hoạt câu lạc bộ”…[22, tr 119]

Thực tế, cũng có thể vận dụng nguyên tắc nêu vấn đề như một kiểu hay một phương pháp dạy học trong đó giáo viên tạo ra các mâu thuẫn đưa học sinh vào một tình huống nhận thức và giúp học sinh tự lực, sáng tạo tìm tịi cách giải quyết vấn đề, qua đó mà thu nhận kiến thức. Để phát huy hiệu quả vận dụng dạy học nêu vấn đề thì điểm mấu chốt chính là ở nghệ thuật tạo tình huống có vấn đề. Đây cũng là một nguyên tắc dạy học phát huy tính độc lập, chủ động, sáng tạo ở người học.

Dạy học nêu vấn đề vận dụng trong dạy học về chủ quyền biển đảo cả nội khóa và ngoại khóa đều rất phù hợp để phát huy năng lực người học. Với các bài học nội khóa mà đa phần nội dung về chủ quyền biển đảo chỉ được đề cập ở một mục, hoặc một phần nào đó trong các mục thì dạy học nêu ván đề càng trở thành một nguyên tắc dạy học cần thiết áp dụng để trong một khoảng thời gian nhất định vẫn có thể đạt mục tiêu giáo dục ý thức chủ quyền biển đảo tổ quốc.

Ví dụ 1: Trước khi học bài 25 (Lịch sử 10): Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX): Giáo viên nêu vấn đề: Từ thời các chúa Nguyễn đã có các hoạt động xác lập và thực thi chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đến thời nhà Nguyễn vẫn tiếp tục thực thi chủ quyền tại hai quần đảo này. Theo em nhận định này đúng hay sai, hãy đưa ra một vài dẫn chứng tiêu biểu. Mục 1 bài 25 khơng nói cụ thể về chính sách của nhà Nguyễn đối với hai quần

đảo này, nhưng bằng viện nêu vấn đề yêu cầu học sinh về nhà chuẩn bị trước thì đã đặt ra nhiệm vụ sưu tầm, tìm hiểu các nguồn tài liệu sách, báo, internet để nắm bắt những chứng cớ lịch sử về xác lập và thực thi chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa từ thời các chúa Nguyễn. Những dẫn chứng có thể là bản đồ cổ, các đoạn

ghi chép về Hoàng Sa, Trường Sa trong một số cuốn sách của tác giả Việt Nam dưới triều Nguyễn hoặc tư liệu của các nhà truyền giáo, thương nhân đến buôn bán ở xứ Đàng Trong. Trên cơ sở đã chuẩn bị trước, khi học bài 25, học sinh ở từng nhóm sẽ phân cơng thuyết trình phần chuẩn bị một cách ngắn gọn, súc tích, nhưng làm nổi bật vấn đề.

Sau các nhóm thuyết trình, giáo viên sẽ nhận xét, chuẩn lại kiến thức những dẫn chứng lịch sử về quá trình xác lập và thực thi chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ thời các chúa Nguyễn.

Cũng với phương pháp dạy học nêu vấn đề, nhưng giáo viên nêu vấn đề theo cách khác và học sinh sẽ giải quyết vấn đề ngay tại lớp theo quan điểm cá nhân mà khơng thơng qua hoạt động nhóm. Nếu như ở trên Giáo viên nêu vấn đề, đòi hỏi học sinh phải sưu tầm tài liệu, tìm các dẫn chứng lịch sử về chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa thì ở đây vấn được nêu lại cung cấp cho học sinh những dẫn chứng tiêu biểu về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa và nhiệm vụ các em phải giải quyết đó là đưa ra những nhận xét, đánh giá theo quan điểm cá nhân.

Ví dụ 2: Giáo viên nêu vấn đề: Tư liệu xưa nhất ghi chép về hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa là Toản tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư, do nho sinh họ Đỗ Bá tự là Công Đạo biên soạn vào năm Chính Hịa thứ 7 đời Lê Hy Tông (1686), gồm 4 quyển, trong mỗi quyển có một số bản đồ kèm phần chữ chú giải. Ở quyển thứ nhất, phần thể hiện đường đi từ kinh thành Thăng Long đến Chiêm Thành, đoạn vẽ địa hình, địa mạo phủ Quảng Ngãi, phần chú giải trên bản đồ có nói tới Bãi Cát Vàng tức quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa ngày nay. Nội dung phần chú thích bản đồ ghi: “Giữa biển có một dải cát dài có tên là Bãi Cát Vàng, dài khoảng 400 dặm,

rộng 20 dặm đứng dựng giữa biển… Họ Nguyễn mỗi năm vào tháng chạp đưa 18 chiếc thuyền đến đó lấy hóa vật; thu được nhiều vàng, bạc, tiền tệ, súng, đạn”. [4, tr.

116-117]

Nội dung phần chú thích bản đồ đã phản ánh sự thật gì?

Vấn đề đặt ra và mong mong muốn học sinh nhận thức ở đây là : Việt Nam đã chính thức xác lập và có các hoạt động thực thi chủ quyền liên tục tại hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa từ thời các chúa Nguyễn.(TK XVII) Đây là một sự thật không thể phủ nhận.

Bản đồ Bãi cát vàng do Đỗ Bá Công Đạo vẽ trong Toản tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư

Nguồn: Đặc khảo về Hoàng Sa và Trường Sa, Tập san Sử - Địa, số 29 (1975)

Bên cạnh Toản tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư, nhiều tài liệu lịch sử đáng tin cậy khác cũng khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phải kể đến như : Đại Nam nhất thống toàn đồ. Khác với Thiên Nam tứ

chí lộ đồ thư lược vẽ cịn sơ giản, bản đồ này vẽ nước Việt Nam tương đối và chính

xác. Mặc dù niên đại chính xác của bản đồ này chưa rõ nhưng có thể đốn định nó được vẽ vào thế kỉ XIX. Trên bản đồ này có ghi hai địa danh “Hồng Sa” và “Vạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng tư liệu về chủ quyền biển đảo tổ quốc trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông (Trang 48 - 64)