Kết quả thực nghiệm:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng tư liệu về chủ quyền biển đảo tổ quốc trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông (Trang 78 - 121)

2.5. Thực nghiệm sư phạm

2.5.4.Kết quả thực nghiệm:

Tiến hành thực nghiệm sư phạm với các hoạt động ngoại khóa về chủ quyền biển đảo nên đánh giá kết quả thực nghiệm chính là đánh giá mức độ hứng thú của học sinh khi thực hiện hoạt động học tập về chủ quyền biển đảo tổ quốc. Khi thực hiện các hoạt động học tập về chủ quyền biển đảo tổ quốc dưới sự định hướng của giáo viên, học sinh sẽ chủ động tiếp cận tư liệu và nhận thức các vấn đề về chủ quyền biển đảo tổ quốc. Do vậy, chúng tôi sử dụng một phiếu khảo sát sau thực nghiệm dành cho học sinh ở các lớp thực nghiệm để đánh giá mức độ hứng thú, đánh giá sự thay đổi trong nhận thức của học sinh về vấn đề chủ quyền biển đảo tổ quốc.

Tiến hành thực nghiệm ở 2 lớp 10 với số lượng học sinh là 94 em. Chúng tôi đánh giá mức độ hứng thú, mức độ thay đổi nhận thức về chủ quyền biển đảo tổ quốc của học sinh theo hai hướng chính:

- Thứ nhất là đánh giá qua quan sát thái độ của học sinh khi giáo viên triển khai các hoạt động học tập về chủ quyền biển đảo tổ quốc

- Thứ hai là đánh giá qua phiếu khảo sát thăm dò ý kiến học sinh sau khi thực hiện các nhiệm vụ học tập về chủ quyền biển đảo tổ quốc.

Với cách đánh giá thông qua quan sát thái độ học sinh khi giáo viên triển khai các hoạt động học tập về chủ quyền biển đảo tổ quốc, chúng tôi nhận thấy đa số các em đều nhiệt tình hưởng ứng và tích cực tham gia thực hiện các nhiệm vụ học tập do giáo viên yêu cầu, các em nộp sản phẩm đúng thời hạn. Với sản phẩm của cuộc thi vẽ tranh, chúng tôi nhận thấy chủ đề mà các em lựa chọn để vẽ rất đa dạng, nhưng phần lớn các em vẽ tranh về hình ảnh những người lính đảo xa đang làm nhiệm vụ canh gác biên cương trên biển của tổ quốc. Phần thuyết trình sản phẩm của các em cũng bước đầu đưa ra được những dẫn chứng cơ bản về chủ quyền biển đảo tổ quốc; bày tỏ quan điểm trước những hành động ngang ngược của

Trung Quốc; bày tỏ tình cảm, thái độ tin yêu với những người lính đảo xa. Tương tự như cuộc thi vẽ tranh, học sinh ở những lớp tiến hành thực nghiệm qua cuộc thi viết thư cho những người linh đảo xa cũng đã thể hiện được những kiến thức về chủ quyền biển đảo; bày tỏ quan điểm, lên án hành động sai trái đe dọa chủ quyền biển đảo nước ta của Trung Quốc; bày tỏ niềm tin tưởng vào những người lính nơi đảo xa; các em cũng bày tỏ ý thức, trách nhiệm của học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường phải học tập thật tốt để xây dựng đất nước, phải nắm vững những bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc. Với dự án siêu tầm tư liệu chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, học sinh đã bước đầu biết cách sưu tầm, sắp xếp tài liệu theo tiến trình thời gian, làm nổi bật cơ sở lịch sử và cơ sở pháp lý về chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Cách đánh giá thứ hai là thông qua phiếu khảo sát, chúng tôi sử dụng phiếu khảo sát với các câu hỏi về mức độ hứng thú của học sinh khi tham gia các hoạt động học tập về chủ quyền biển đảo, chúng tôi cũng đưa ra những câu hỏi đánh giá mức độ nhận thức của học sinh về chủ quyền biển đảo. Với câu hỏi về mức độ hứng thú của học sinh, chúng tôi nhận được kết quả là hơn 30% học sinh khẳng định “Rất hứng thú”, hơn 60% số học sinh khẳng định “hứng thú” với các hoạt động học tập về chủ quyền biển đảo tổ quốc, rất ít học sinh lựa chọn phương án là “ Bình thường” hoặc “khơng hứng thú”. Đây là một tín hiệu đáng mừng, là cơ sở để khẳng định chắc chắn hơn nữa: “Học sinh không quay lưng lại với lịch sử, học sinh quan

tâm đến vấn đề bảo vệ chủ quyền các vùng đất, vùng trời, vùng biển của tổ quốc”.

Với một số câu hỏi như:

- Các chúa Nguyễn và triều đình Nhà nguyễn đã thực thi chủ quyền với hai quần đảo Hồng Sa, Trường Sa thơng qua hoạt động nào?

- Kể tên một số tài liệu lịch sử cổ ở nước ta, có ghi chép về hai quần đảo Hồng Sa, Trường Sa.

- Kể tên một số bản đồ cổ có xác định Hồng Sa,Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam.

Kết quả thu được là phần lớn số học sinh tham gia khảo sát (69,8%) đã ghi nhớ và kể tên được những bản đồ cổ, tài liệu lịch sử cổ tiêu biểu có ghi chép và xác định chủ quyền của nước ta đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa .

Với câu hỏi về những hoạt động ngang ngược của Trung Quốc trên biển Đơng thì học sinh trả lời tương đối cụ thể và rõ ràng . Đa số các em đều chỉ ra được những hành động vi phạm công ước quốc tế về luật biển của Trung Quốc như: Hạ đặt giàn khoan HD981 vào vùng đặc quyền kinh tế của ta, hoặc sử dụng bản đồ hình lưỡi bị để ngang nhiên bành trướng trên biển Đông…Kết quả thu được, chứng tỏ một thực tế là nếu giáo viên tích cực tổ chức các hoạt động học tập về chủ quyền biển đảo tổ quốc phù hợp với các đối tượng học sinh thì sẽ phát huy hiệu quả trong quá trình dạy học về chủ quyền biển đảo tổ quốc, tức là đã phát huy hiệu quả của việc “Sử dụng tư liệu về chủ quyền biển đảo tổ quốc trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông”.

Đa phần học sinh bày tỏ quan điểm “Mong muốn” tiếp tục được tham gia nhiều hoạt động học tập về chủ quyền biển đảo tổ quốc với sự định hướng cụ thể, rõ ràng của giáo viên. Các em tin tưởng vào những căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của nước ta với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Như vậy qua tiến hành thực nghiệm một số hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử về chủ quyền biển đảo tổ quốc ở trường trung học phổ thông, chúng tôi nhận thấy rõ ràng một điều là: Sử dụng tư liệu lịch sử về chủ quyền biển đảo tổ quốc trong dạy học lịch sử muốn đạt hiệu quả nhận thức cao thì khơng nên chỉ dừng ở việc giáo viên sưu tầm tư liệu rồi đến lớp đọc cho học sinh nghe, chiếu cho học sinh xem, mà cần vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, kích thích hoạt động tự học, tự nhận thức, tự chiếm lĩnh tri thức ở học sinh. Qua các hoạt động học tập tích cực, học sinh rèn được kĩ năng làm việc theo nhóm, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng trình bày quan điểm cá nhân trước những vấn đề chính trị, xã hội…

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Từ quá trình thực hiện đề tài này, chúng tôi đưa ra những kết luận cơ bản sau đây:

1. Trong bối cảnh tồn cầu hóa với xu thế hội nhập quốc tế thì việc giáo dục, bồi dưỡng những tư tưởng, tình cảm của học sinh đối với truyền thống dân tộc; đối với vấn đề bảo vệ chủ quyền quốc gia, dân tộc; đối với gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc càng trở thành một nhiệm vụ cần thiết và cấp bách.

2. Sử dụng tư liệu về chủ quyền biển đảo tổ quốc trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thơng, khơng đơn thuần là khẳng định vai trị sưu tầm, và thông báo các nguồn tư liệu đã sưu tầm của giáo viên đối với học sinh mà đó là việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực để kích thích tính chủ động tìm tịi, chủ động nhận thức các nguồn tư liệu của học sinh, qua đó các em dễ dàng lĩnh hội và khắc sâu những kiến thức về chủ quyền biển đảo tổ quốc.

3. Kết quả thực nghiệm sư phạm tại trường trung học phổ thông, bước đầu khẳng định được: Việc sử dụng tư liệu về chủ quyền biển đảo tổ quốc trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông, nếu vận dụng những phương pháp dạy học tích cực, phù hợp với các đối tượng học sinh, sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chủ quyền biển đảo tổ quốc cho học sinh trung học phổ thông. Đây là một nhiệm vụ quan trọng, nằm trong mục tiêu chung của bộ môn lịch sử là giáo dục học sinh truyền thống yêu quê hương đất nước, giáo dục ý thức về sự toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc.

4. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu và thực nghiệm đề tài ở trường trung học phổ thông, chúng tôi cũng nhận thấy cịn nhiều khó khăn, hạn chế từ nhiều phía như: Tâm lí ngại tìm tịi, ngại đổi mới phương pháp ở Giáo viên; chương trình sách giáo khoa chưa có nội dung giáo dục chủ quyền biển đảo cụ thể và riêng biệt; nhiều học sinh có thái độ coi thường và chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của mơn Lịch sử nói chung và tầm quan trọng của việc học tập về chủ quyền biển đảo tổ quốc nói riêng; xã hội cũng chưa nhận thức đúng vị trí của mơn lịch sử…

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu và thực nghiệm, chúng tơi có một vài khuyến nghị:

Đối với giáo viên

Thứ nhất, giáo viên cần phải khai thác triệt để những tư liệu về chủ quyền biển đảo tổ quốc , vận dụng vào bài giảng. Tuy nhiên, khi lựa chọn tài liệu phải mang tính điển hình, cụ thể và khoa học.

Thứ hai, tự bản thân mỗi giáo viên phải ý thức được trách nhiệm của mình đối với chủ quyền biển đảo bằng những hành động cụ thể như: tham gia các hoạt động tuyên truyền, các cuộc thi “tìm hiểu về biển đảo quê hương”…

Thứ ba, mọi giáo viên lịch sử phải đóng vai trò chủ động phối hợp với nhà trường, Đoàn thanh niên, giáo viên các môn học khác tổ chức các hoạt động học tập trong giờ nội khóa và ngoại khóa để tạo hiệu quả cao trong giáo dục ý thức cho học sinh trách nhiệm đối với quê hương đất nước, đối với chủ quyền lãnh thổ Tổ quốc.

Đối với các cấp lãnh đạo ngành Giáo dục và các trƣờng Đại học sƣ phạm

Bộ Giáo dục và Đào tạo cần nghiên cứu và bổ sung nội dung về sự thống nhất

và toàn vẹn lãnh thổ; về chủ quyền biển đảo Tổ quốc; kiến thức về quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa vào sách giáo khoa Lịch sử,vì tính cấp thiết của vấn đề này đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước trong bối cảnh quốc tế hiện nay. Bộ giáo dục nên có biện pháp và hướng đi thích hợp để trả lại đúng vị thế cho môn Lịch sử.

Về công tác tập huấn thường xuyên cho giáo viên: nội dung, tập huấn cần có

những chuyên đề chuyên sâu về chủ quyền biển đảo Tổ quốc cho từng nội dung kiến thức, từng giai đoạn lịch sử, từng lớp học, cấp học. Bồi dưỡng cho giáo viên những kỹ năng vận dụng các phương pháp dạy học mới, phù hợp với đặc điểm tâm lí, nhận thức của học sinh hiện nay như: cách thức sử dụng các phần mềm hỗ trợ dạy và học, kiểm tra đánh giá…

Về phía Ban lãnh đạo nhà trường , cùng với việc xây dựng và tiến tới sử

dụng những phương tiện kỹ thuật hiện đại trong dạy học, cần chỉ đạo cho thư viện nhà trường sưu tầm, tập hợp các loại sách, tài liệu tham khảo về biển đảo, các loại bản đồ, tranh ảnh về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phục vụ nhu cầu dạy và học các bộ môn xã hội của giáo viên và học sinh, đặc biệt là mơn

Lịch sử. Ngồi ra, lãnh đạo nhà trường cần phải tạo điều kiện cả về vật chất cũng như tinh thần để giáo viên được tham gia các lớp tập huấn, học tập đổi mới phương pháp dạy học. Trong điều kiện cụ thể, cần hỗ trợ và ủng hộ các tổ chuyên môn làm tốt hoạt động ngoại khóa của các tổ bộ môn.

Các trường Đại học sư phạm: đào tạo giáo viên lịch sử cần khuyến khích sinh viên tiếp xúc nhiều với việc sử dụng tài liệu về chủ quyền biển đảo tổ quốc khi học tập các chuyên đề, hoạt động ngoại khóa, làm bài tiểu luận tốt nghiệp, luận văn tốt nghiệp,... Nếu cần thiết có thể phối hợp với Bộ Giáo dục và đào tạo hoặc Hội Giáo dục lịch sử thuộc Hội khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức hội thảo (cấp trường, khu vực hay quốc gia) về việc giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương cho thế hệ trẻ trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông và đại học - cao đẳng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ giáo dục và Đào tạo (2006), Sách giáo viên Lịch sử 10. Nhà xuất bản Giáo

dục.

2. Bộ giáo dục và Đào tọa (2009), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng

môn Lịch sử, Lớp 10. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

3. Bộ giáo dục và Đào tạo (2011), Tài liệu Hướng dẫn dạy học nội dung giáo dục

về tài nguyên và môi trường biển, đảo cho học sinh THPT. Nhà xuất bản Giáo dục,

Hà nội.

4. Đặc khảo về Hoàng Sa, Trƣờng Sa. Tập san sử - địa số 29 (1975)

5. Đại Nam nhất thống chí, Tập 2 (Bản dịch). Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế (2006).

6. Đại Nam thực lục, Tập 1 (Bản dịch). Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội (2002). 7. Đại Nam thực lục, Tập 3 (Bản dịch). Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội (2007) 8. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1993), Văn kiện hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành

trung ương khóa VII. Nhà xuất bản sự thật, Hà Nội.

9. Hồ Chí Minh tồn tập, Tập 5. Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội (1995). 10. Hồ Chí Minh tồn tập, Tập 9. Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội (1996) 11. Luật giáo dục (2005), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

12. Thủ tƣớng chính phủ (6/5/2009), chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020,

Ban hành kèm theo Quyết định số 581/QĐ- TTg.

13. Văn kiện Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam. Nhà xuất bản chính trị quốc gia

(2011).

14. Phan Huy Chú. Lịch triều hiến chương loại chí, Tập 2 (Bản dịch). Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội (2008).

15. Lê Q Đơn tồn tập, Tập 1. Phủ biên tạp lục (Bản dịch). Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội (1977).

, đảo cho học sinh”, Báo Giáo dục và thời đại, số ra ngày 20-10-2012.

16. Cao Xuân Dục (Chủ biên) (1972), Quốc triều chính biên tốt yếu (Bản dịch

điện tử).

18. Vũ Quang Hiển – Hồng Thanh Tú (2014), Phương pháp dạy học mơn lịch sử

ở trường THPT. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia hà Nội.

19. Vũ Quang Hiển (2012), Chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam về kết hợp phát triển kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền biển, đảo (1986- 2007)

20. Nguyễn Văn Kim (2011), Người Việt với biển, Nhà xuất bản Thế giới, Hà nội 21. Phan Huy Lê (1998), Tìm về cội nguồn. Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội.

22. Phan Ngọc Liên ( Chủ biên) (2003), Lịch sử và giáo dục lịch sử. Nhà xuất bản

Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.

23. Phan Ngọc Liên(chủ biên) (2009), Phương pháp dạy học lịch sử, tập 1,2, Nhà

xuất bản Đại học sư phạm Hà Nội. tr 206.

24. Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi (1992), “ Giáo dục truyền thống dân tộc cho thế hệ trẻ qua mơn lịch sử”, tạp chí nghiên cứu lịch sử (2)

25. Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi (2012), Phương pháp

dạy học lịch sử, tập 1. Nhà xuất bản Đại học sư phạm, Hà Nội.

26. Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi (2012), Phương pháp

dạy học Lịch sử, tập 2. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội.

27. Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi, Trần Vĩnh Tƣờng (đồng chủ biên) (2002), Một số chuyên đề phương pháp dạy học lịch sử. Nhà xuất

bản ĐHQG, Hà Nội.

28. Lƣu Văn Lợi (2010), Những điều cần biết về Đất- Biển- Trời Việt Nam. Nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng tư liệu về chủ quyền biển đảo tổ quốc trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông (Trang 78 - 121)