Thực trạng về hoạt động giảng dạy của giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn ngữ văn ở trường THCS thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh luận văn ths khoa học giáo dục (Trang 46 - 52)

2.2. Thực trạng hoạt động dạy học môn Ngữ văn các trường Trung học cơ sở Thành

2.2.1. Thực trạng về hoạt động giảng dạy của giáo viên

2.2.1.1. Về mức độ đáp ứng trình độ chun mơn, nghiệp vụ sư phạm của giáo viên

Bảng 2.3: Kết quả khảo sát thực trạng về TĐCM, NVSP của giáo viên đáp ứng yêu cầu hiện nay của hoạt động giảng dạy môn Ngữ văn

TT Nội dung đánh giá Mức độ thực hiên (%)

Tốt Khá TB Yếu

1 Trình độ chun mơn. 32 58 10 0

2 Trình độ nghiệp vụ sư phạm. 40 52 8 0

3 Mức độ đổi mới PPDH bộ môn. 25 60 15 0

4 Kỹ năng sử dụng PTDH. 25 60 15 0

5 Kĩ năng sử dụng CNTT và truyền thông, các PTDH hiện đại vào HĐ dạy học Ngữ văn.

25 58 15 2

6 Mức độ đáp ứng TĐCM, NVSP của đại đa số các giáo viên Ngữ văn tham gia hoạt động giảng dạy.

Một giáo viên giỏi khơng chỉ là một giáo viên có bằng cấp đạt chuẩn, hay trên chuẩn mà cịn phải là một giáo viên tinh thơng nghiệp vụ, nắm vững lí luận dạy học đặc trưng của bộ môn, hiểu rõ từng đối tượng học sinh của mình và giảng dạy đạt hiệu quả cao nhất. Có như vậy mới đáp ứng được TĐCM và NVSP của người thầy trước yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng dạy học hiện nay.

Kết quả khảo sát ở Bảng 2.3 cho thấy: Khi được hỏi về trình TĐCM của giáo viên, ý kiến tự đánh giá đạt mức độ tốt là 32%, khá = 58%; còn về NVSP ý kiến tự đánh giá cũng đạt ở mức độ tương đối cao (92% là khá, tốt). Về đánh giá mức độ đáp ứng TĐCM, NVSP có 15% ý kiến giáo viên Ngữ văn đánh giá đạt mức trung bình, ý kiến đánh giá thực hiện tốt và 85% khá.

Căn cứ vào kết quả khảo sát, căn cứ vào thực tiễn hoạt động giảng dạy và quan sát của tác giả tại các trường THCS thành phố ng Bí, có thể đi đến một kết luận: Hiện nay, vấn đề đổi mới PPDH, sử dụng CNTT và truyền thông, sử dụng các PTDH hiện đại vào hoạt động dạy học Ngữ văn để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, tăng hiệu quả giờ dạy đã được các giáo viên chú trọng và thực hiện. Tuy nhiên, vẫn còn một số giáo viên Ngữ văn chưa trang bị tốt NVSP cho mình, mặc dù vấn đề đào tạo, bồi dưỡng nâng cao TĐCM và NVSP cho giáo viên đã được Phòng GD&ĐT thành phố, ban Giám hiệu các nhà trường luôn qua tâm và có kế hoạch thực hiện trong từng năm học.

2.2.1.2. Về thực hiện các nội dung hoạt động giảng dạy

Thực hiện các nội dung hoạt động giảng dạy là hoạt động quan trọng có tính quyết định trong việc nâng cao chất lượng dạy và học. Kết quả khảo sát ở bảng 2.4 (bên dưới) cho thấy, có sự phản ánh chưa đồng nhất ý kiến đánh giá của GV và HS về thực trạng mức độ giáo viên thực hiện các nội dung hoạt động giảng dạy bộ mơn.

Trong khi có 83% ý kiến giáo viên đánh giá thường xuyên và khá thường xuyên cập nhật, mở rộng những kiến thức mới trong bài giảng, phù hợp với đối tượng học sinh thì chỉ có 50% ý kiến học sinh tán đồng. Tương tự như vậy, 90% ý kiến giáo viên đánh giá là thường xuyên và khá thường xuyên sử dụng các PPDH tích cực trong các hoạt động học tập của học sinh, 60% ý kiến giáo viên đánh giá thường xuyên và khá thường xuyên sử dụng thành thạo, có hiệu quả các PTDH; nhưng ý kiến của học sinh tương ứng về các nội dung này là chỉ có 65% và 45%, cá biệt có 5% ý kiến học sinh cho rằng giáo viên chưa bao giờ sử dụng PPDH tích cực trong hoạt động dạy học.

Bảng 2.4: Kết quả khảo sát thực trạng mức độ giáo viên thực hiện các nội dung hoạt động giảng dạy

TT Các nội dung hoạt động Mức độ thực hiện (%)

Thường xuyên

Khá t.xuyên

Đôi khi Chưa bao giờ

GV HS GV HS GV HS GV HS

1 Thực hiện các quy định về chuyên môn, chuẩn bị bài chu đáo trước khi lên lớp.

80 45 18 45 2 10 0 0

2 Cập nhật những kiến thức mới

trong bài giảng, phù hợp với HS. 35 20 48 30 17 43 0 7 3 Sử dụng các PPDH phát huy tính

tích cực, chủ động của học sinh. 35 30 55 35 10 30 0 5 4 Sử dụng thành thạo và có hiệu quả

các PTDH. 25 20 35 25 40 50 0 5 5 Thay đổi PPDH khi HĐ học tập

của học sinh khơng tích cực. 21 15 39 15 40 52 0 18 6 Trao đổi, hướng dẫn HS về PP học

tập, cách khai thác nội dung kiến thức trong SGK và tài liệu học tập.

25 20 45 32 30 44 0 4

7 Quan tâm, tìm hiểu những khó khăn học sinh hay gặp phải trong quá trình học tập, đặc biệt đối với học sinh tiếp thu chậm.

25 20 40 30 35 43 0 7

8 Yêu cầu đối với HS về tính tự giác,

chủ động, sáng tạo trong học tập. 35 30 45 30 20 40 0 0 9 Có hình thức kiểm tra, đánh giá kết

quả học tập của học sinh ngay sau bài học.

15 11 47 31 35 41 3 17

10 Thu thập thông tin phản hồi từ phía

Kết quả khảo sát cũng cho thấy rằng đa số giáo viên chưa quan tâm thỏa đáng đến việc hướng dẫn học sinh về PPHT bộ môn, cách khai thác nội dung kiến thức trong SGK và tài liệu học tập một cách hiệu quả nhất; chỉ 52% ý kiến HS đánh giá thầy cô khá thường xuyên và thường xuyên thực hiện tốt điều này (trong khi ý kiến GV là 70%). 18% ý kiến HS cho rằng GV chưa bao giờ thay đổi PPDH khi hoạt động học tập của các em khơng có hứng thú, chỉ 30% ý kiến đánh giá thầy cô khá thường xuyên và thường xuyên thực hiện tốt điều này, trong khi ý kiến của giáo viên là 60%.

Quan tâm tìm hiểu những khó khăn học sinh hay gặp phải trong quá trình học tập, đặc biệt đối với học sinh tiếp thu chậm đã được các giáo viên thực hiện nhưng còn ở mức độ hạn chế. 65% ý kiến GV đánh giá đã thường xuyên chú ý quan tâm, song chỉ 50% ý kiến HS tán đồng, thậm chí 7% ý kiến HS cho rằng GV chưa bao giờ thực hiện.

Yêu cầu học sinh tự giác, chủ động và sáng tạo trong hoạt động học tập là việc mà giáo viên phải thường xuyên thực hiện trong hoạt động giảng dạy của mình. Tuy nhiên, 80% ý kiến giáo viên đánh giá thường xuyên và khá thường xuyên thực hiện tốt yêu cầu này, trong khi ý kiến học sinh chỉ là 60%.

Trong quy trình đổi mới PPDH hiện nay, việc chuẩn bị tốt kế hoạch dạy học và có những hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ngay sau bài học, tiết học có một ý nghĩa sư phạm hết sức quan trọng. Tuy nhiên chỉ có 62% ý kiến GV cho rằng đã thường xuyên thực hiện, còn 41% ý kiến học sinh cho rằng đôi khi GV mới thực hiện và có tới 17% học sinh đánh giá GV chưa bao giờ thực hiện điều này.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy, trong khi 68% ý kiến giáo viên đánh giá là đã thường xuyên hoặc khá thường xuyên chú ý thu thập thơng tin phản hồi từ phía học sinh và các đối tượng khác về hoạt động dạy học, thì chỉ 38% học sinh đồng ý. Có tới 17% HS cho rằng giáo viên chưa bao giờ thực hiện. Đây là một thực tế đáng báo động, bởi vì học sinh là đối tượng trung tâm của quá trình dạy học, vậy mà các em thực sự vẫn chưa được quan tâm đúng mực.

2.2.1.3. Về sử dụng các phương pháp dạy học (PPDH) và phương tiện dạy học (PTDH) Ngữ Văn trong hoạt động giảng dạy.

Định hướng quan trọng trong đổi mới PPDH là phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc của người học. Việc đổi mới PPDH cũng địi hỏi những điều kiện thích hợp về phương tiện, cơ sở vật chất và điều kiện về tổ chức, quản lí dạy học.

Bảng 2.5: Kết quả khảo sát thực trạng về sử dụng các PPDH và PTDH Ngữ Văn trong hoạt động giảng dạy của giáo viên

TT Nội dung Mức độ thực hiện ( %) Thƣờng xuyên Khá thƣờng xuyên Đôi khi Chƣa bao giờ GV HS GV HS GV HS GV HS I Các PPDH 1 Thuyết trình, vấn đáp. 20 25 42 41 38 34 0 0

2 Thuyết trình kết quả với nêu vấn

đề, thảo luận. 30 20 50 28 20 52 0

0

3 Học sinh đóng vai theo tình

huống, đàm thoại. 13 12 16 12 60 56 11 20 4 Dạy học theo nhóm, quan tâm

tới từng đối tượng học sinh. 20 18 35 22 45 55 0 5 5 Tổ chức cho học sinh thực hiện

các kế hoạch học tập. 20 7 25 23 50 50 5 20

II Các PTDH Ngữ Văn

1 Bảng phấn, dụng cụ dạy học

thông thường. 99 69 1 14 0 15 0 2 2 Đồ dùng trực quan, tranh ảnh, sơ

đồ, đồ thị… 21 10 22 16 45 56 12 18 3 TV, Video, Radio cassette… 10 5 14 11 49 53 27 31

4 Tài liệu dạy và học Văn, phiếu

học tập… 20 11 54 26 16 42 10 21

5

Ứng dụng CNTT và truyền thông: Máy vi tính, máy trình chiếu đa năng, phần mềm ứng dụng dạy và học Ngữ văn.

11 3 16 10 48 44 25 43

trình kết hợp với nêu vấn đề, thảo luận. Điều này cũng được 48% ý kiến học sinh xác nhận. Tuy nhiên, cũng có 66% ý kiến HS cho rằng GV khá thường xuyên và thường xuyên chỉ thuyết trình và vấn đáp đơn giản trong hoạt động giảng dạy. PPDH cho học sinh đóng vai theo tình huống và đàm thoại ít được sử dụng, mặc dù phương pháp này rất có hiệu quả khi củng cố và vận dụng kiến thức Ngữ Văn vào thực tế cuộc sống.

Theo kết quả khảo sát, việc sử dụng đồ dùng trực quan, tranh ảnh … là những PTHD Văn tối thiểu nhất nhưng giáo viên cũng chỉ đôi khi thực hiện (45% ý kiến giáo viên và 56% ý kiến học sinh), thậm chí 18% ý kiến học sinh cho rằng thầy cô chưa bao giờ cho sử dụng trong hoạt động dạy học.

Việc sử dụng tài liệu dạy và học Văn, phiếu học tập … để tăng cường tính tích cực, tự giác và phối hợp trong hoạt động học tập của học sinh cũng rất hạn chế. 74% ý kiến GV là thường xuyên và khá thường xuyên thực hiện, nhưng chỉ 37% ý kiến học sinh đồng ý, cịn có tới 21% học sinh lại cho rằng thầy cô chưa bao giờ thực hiện. Việc sử dụng Ti vi, Video, các phương tiện nghe nhìn trong hoạt động giảng dạy chỉ có 24% ý kiến giáo viên (ý kiến học sinh là 16%) là thường xuyên và khá thường xuyên thực hiện, 27% ý kiến GV và tới 31% học sinh đều cho rằng chưa bao giờ thực hiện.

Ứng dụng CNTT và truyền thông vào hoạt động dạy học Ngữ Văn hiện nay được coi là PTDH hiện đại và đa năng chỉ có 27% ý kiến giáo viên (ý kiến học sinh là 13%) là thường xuyên và khá thường xuyên thực hiện, còn chưa bao giờ thực hiện được việc này là đánh giá của 25% ý kiến giáo viên và tới 43% ý kiến học sinh.

Những hạn chế ở trên, hiển nhiên đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng các bài giảng của giáo viên, đến hứng thú và kết quả học tập của học sinh. Tất cả 100% CBQL, tổ trưởng chuyên môn và GV Ngữ văn ở các trường THCS đều thống nhất ý kiến cùng tác giả là vô cùng cần thiết, phải tăng cường đảm bảo đầy đủ các PTDH Ngữ văn, đầu tư ứng dụng PTDH hiện đại và đa năng trong hoạt động dạy học thường xuyên. Tập huấn, bồi dưỡng các kỹ năng sử dụng hiệu quả, bảo quản tốt PTDH Ngữ văn và CSVC kỹ thuật.

2.2.1.4. Về tinh thần trách nhiệm, thái độ nghề nghiệp của giáo viên.

Kết quả khảo sát cho thấy, có 68% ý kiến học sinh đã rất hài lòng và hài lòng với tinh thần trách nhiệm, thái độ nghề nghiệp của các thầy cô giáo giảng dạy môn Ngữ văn, chỉ có 26% ý kiến học sinh khơng hài lịng lắm và cịn 6% ý kiến học sinh hồn tồn khơng hài lòng. Mặc dù những nhận xét, đánh giá của học sinh về thầy cơ

giáo có thể cịn mang nhiều tính chất cảm tính, do đặc điểm tâm lý nhận thức lứa tuổi học sinh THCS, nhưng cũng nhận thấy một điều: đa số các em rất có ý thức đối với nhiệm vụ học tập của bản thân, có những kỳ vọng, niềm tin và mong muốn rất lớn ở thầy cô. Đây là những vấn đề mà cơng tác quản lí hoạt động dạy học nói chung, quản lí hoạt động dạy học mơn Ngữ văn nói riêng ở các trường THCS phải đặc biệt lưu tâm và có các biện pháp quản lí hiệu quả để nâng cao chất lượng đội ngũ, nâng cao tinh thần trách nhiệm, thái độ nghề nghiệp của giáo viên, nâng cao chất lượng hoạt động giảng dạy hướng tới học sinh và vì học sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn ngữ văn ở trường THCS thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh luận văn ths khoa học giáo dục (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)