5 9,43 6,4 Lợi nhuận ròng/Tổng tài sản có
2.4.1 Hon ch nhv mt pháp lý ặ
Các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về CPH các DNNN bao gồm: 1. Nghị định 64/2002/NĐ-CP ngày 19/6/2002 về việc chuyển
DNNN thành công ty cổ phần .
2. Thông tư số 76/2002/TT-BTC ngày 9/9/2002 của Bộ tài chính về hướng dẫn những vấn đề tài chính khi chuyển DNNN thành cơng ty cổ phần.
3. Thơng tư số 79/2002/TT-BTC ngày 12/9/2002 của Bộ tài chính về hướng dẫn xác định giá trị doanh nghiệpkhi chuyển DNNN thành công ty cổ phần
4. Thông tư số 80/2002/TT-BTC ngày 12/09/2002 của Bộ tài chính hướng dẫn bảo lãnh phát hành và đấu giá cổ phần ra bên ngoài của các DNNN thực hiện CPH.
5. Chỉ thị số 11/2004/CT-TTg ngày 30/03/2004 của Thủ tướng chính phủ về việc đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới DNNN theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3, Nghị quyết trung ương 9 (khoá
IX) và tổ chức triển khai việc thực hiện Luật Doanh Nghiệp.
6. Thông tư số 40/2004/TT-BTC ngày 13/05/2004 của Bộ Tài Chính hướng dẫn kế toan khi chuyển DNNN thành công ty cổ phần 7. Thông tư số 43/2004/TT-BTC ngày 20/05/2002 của Bộ Tài chính
hướng dẫn xử lý lỗ phát sinh từ thời điểm xác định giá trị donah nghiệp đến thời điểm DNNN chính thức chuyển thành cơng ty cổ phần.
Các văn bản nêu trên đã tạo thành cơ sở pháp lý tương đối hoàn chỉnh cho việc chuyển DNNN thành công ty cổ phần. Tuy nhiên NHTMNN là một tổ chức DNNN đặc biệt, do vậy khi áp dụng các văn bản trên cho việc thực hiện CPH các NHTMNN, thì gặp rất nhiều vướng mắc về mặt pháp lý:
Thứ nhất: Thiếu các quy định phù hợp với việc CPH các NHTMNN. Hầu hết
các văn bản nêu trên chỉ phù hợp với CPH các DNNN thông thường, mà chưa tính đến việc CPH các NHTMNN. Hệ thống văn bản pháp luật hiện hành về CPH các NHTMNN như:
- Chưa có quy định cụ thể về xác định giá trị doanh nghiệp của các NHTMNN, nhất là xác định giá trị thương hiệu. Do vậy việc xác định chính xác giá trị của các NHTMNN đang là khó khăn rất lớn khi thực hiện CPH các NHTMNN .
- Các quy định về xử lý các vấn đề tài chính của DNNN khi CPH chưa phù hợp với các NHTMNN, như xử lý nợ tồn đọng của các NHTMNN, xử lý các khoản phải thu, phải trả.
Do vậy để thực hiện thành cơng việc CPH các NHTMNN, Chính phủ và các bộ, ngành liên quan cầ sửa đổi, bổ sung các văn bản hiện hành theo hướng có tính đến các đặc thù của việc CPH các NHTMNN.
Thứ hai: Hình thức cổ phiếu bán ra công chúng của các NHTMNN. Trong thời
gian vùa qua, khi xây dựng đề án CPH của Ngân hàng ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng có dự định sẽ phát hành cổ phiếu ưu đãi trước khi phát hành cổ phiếu phổ thông, với các đặc điểm là chủ sở hữu khơng có quyền tham gia
quản trị, điều hành, khơng có quyền biểu quyết. Tuy nhiên phương án phát hành cổ phiếu ưu đãi của các NHTMNN nảy sinh một số vướng mắc sau:
-Theo các quy định hiện hành của luật doanh nghiệp, công ty cổ phần phải có cổ phiếu phổ thơng, do vậy khi các NHTMNN chưa có cổ phiếu phổ thơng thì sẽ chưa chuyển sang hình thức cơng ty cổ phần và như vậy mục tiêu chuyển đổi hình thức hoạt động của NHTMNN chưa thực hiện được thông qua việc phát hành cổ phiếu ưu đãi.
- Cũng theo quy định hiện hành của Luật doanh nghiệp, quyền phát hành cổ phiếu ưu đãi chỉ thuộc về công ty cổ phần. Do vậy khi chưa chuyển sang công ty cổ phần, các NHTMNN không thể phát hành cổ phiếu ưu đãi.
- Theo Luật doanh nghiệp, cơng ty cổ phần có thể phát hành các loại cổ phiếu ưu đãi như cổ phiếu ưu đãi về biểu quyết, hồn lại và cổ tức. Trong đó cổ phiếu ưu đãi về hồn lại và ưu đãi về cổ tức khơng có quyền biểu quyết, tham dự đại hội cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. Như vậy, cổ phiếu ưu đãi của ngân hàng ngoại thương dự định phát hành sẽ là cổ phiếu ưu đãi về cổ tức. Tuy nhiên cũng theo Luật Donah nghiệp, cổ phiếu ưu đãi về cổ tức sẽ nhận được mức cổ tức hàng năm cao hơn cổ phiếu phổ thông nhận dược mức cổ tức cố định hàng năm (gồm 2 phần là mức cổ tức cố định và mức cổ tức thưởng). Do vậy nếu lựa chọn hình thức phát hành cổ phiếu ưu đãi về cổ tức , thì khi xây dựng phương án phát hành cổ phiếu, các NHTMNN phải tính tốn mức cổ tức hợp lý, dù hấp dẫn nhà đầu tư nhưng không quá cao so với kết quả kinh doanh của ngân hàng. Do vậy mức cổ phiếu ưu đãi nên được xây dựng thành 2 phần: phần cố định theo mức lãi suất trái phiếu dài hạn và Phần ưu đãi tuỳ theo kết qủa hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Thứ ba: Để đạt được mục đích chuyển đổi hình thức kinh doanh sang mơ hình
cơng ty cổ phầnthực sự hiệu quả hơn so với mơ hình DNNN thì các văn bản hướng đãn thi hành Luật Doanh nghiệp. Luật các tổ chức tín dụng về quản lý các tổ chức và quản trị các ngân hàng thương mại cổ phần phải được chỉnh sửa
phù hợp với thông lệ quốc tế tốt nhất về quản trị ngân hàng , hạn chế sự can thiệp hành chính của các cơ quan quản lý nhà nước vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong quan hệ với các ngân hàng thương mại đã CPH, Ngân hàng nhà nước cần phải xác định rõ và tách biệt hai tư cách: Một là, cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động ngân hàng; Hai là, người đại diện chủ sỏ hữu phần vốn nhà nước tại các ngân hàng này. Với tu cách là cơ quan quản lý nhà nước, Ngân hàng nhà nước có quyền cấp, thu hồi giấy phếp hoạt động, mở chi nhánh, phê chuẩn điều lệ, thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Ban kiểm soát, thanh tra, kiểm tra hoạt động ngân hàng …Với tu cách là người đại diện chủ sở hữu phần vốn nha nước, Ngân hàng nhà nước có quyền cử đại diện phần vốn nhà nước tại ngân hàng. Thông qua người đại diện này, Ngân hàng nhà nước có thể quyết định phương hướng, kế hoạch kinh doanh của ngân hàng thông qua cơ chế hoạt động của Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị của ngân hàng.